Xuyên tâm liên bầu giống dược liệu.
Bản chỉnh sửa gần nhất: 21/7/2021.
A. Xem cây xuyên tâm liên
B. Phân loại và gọi tên
Tên thường gọi | Xuyên tâm liên |
Tên gọi khác trong Tiếng Việt | Công cộng, hùng bút, nguyễn cộng, lam khái liên, cây lá đắng, khổ đảm thảo, nhất kiến kỷ, v.v … |
Tên Tiếng Anh | Creat, green chiretta |
Tên gọi khác tại một số quốc gia, lãnh thổ, khu vực, dân tộc, bộ lạc, … | |
Azərbaycan dili ( tiếng Azerbaijan ): Süpürgəvari androqrafis Bhāṣa Bali / Basa Bali ( tiếng Bali ): Samiroto বাংলা ( tiếng Bengal ): কালমেঘ čeština ( tiếng Séc ): Právenka latnatá Deutsch ( tiếng Đức ): Kalmegh español ( tiếng Tây Ban Nha ): Andrographis suomi ( tiếng Phần Lan ): Rohtokirata ગુજરાતી ( tiếng Gujarat ): કરિયાતું हिन्दी ( tiếng Hindi ): कालमेघ Bahasa Indonesia ( tiếng Indonesia ): Sambiloto 日本語 ( tiếng Nhật ): センシンレン Basa Jawa ( tiếng Java ): Sambiloto ಕನ್ನಡ ( tiếng Kannada ): ನೆಲಬೇವು Bhâsa Madhurâ ( tiếng Madura ): Kaḍḍâs Baso Minangkabau ( tiếng Minangkabau ): Ampadu tanah മലയാളം ( tiếng Malayalam ): കിരിയാത്ത မြန်မာဘာသာ ( tiếng Miến Điện ): ဆေးခါးကြီး ଓଡ଼ିଆ ( tiếng Oriya ): ଭୂଇଁନିମ polski ( tiếng Ba Lan ): Brodziuszka wiechowata português ( tiếng Bồ Đào Nha ): Andrographis русский ( tiếng Nga ): Андрографис метельчатый संस्कृतम् ( tiếng Phạn ): कालमेघः සිංහල ( tiếng Sinhala ): හීං බිංකොහොඹ Basa Sunda ( tiếng Sunda ): Sambiloto தமிழ் ( tiếng Tamil ): நிலவேம்பு తెలుగు ( tiếng Telugu ): నేలవేము ภาษาไทย ( tiếng Thái ): ฟ้าทะลายโจร 中文 ( Trung văn ): 穿心蓮 中文(简体): 穿心莲 中文(繁體): 穿心蓮 中文(香港): 穿心蓮 中文(台灣): 穿心蓮 | |
Danh pháp khoa học ( hiện tại ) | Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees |
Danh pháp đồng nghĩa | Andrographis paniculata var. glandulosa Trimen |
Justicia latebrosa Russell ex Wall. ( Unresolved ) | |
Justicia paniculata Burm.f. | |
Bộ thực vật | Hoa môi ( Lamiales ) |
Họ thực vật | Ô rô ( Acanthaceae ) |
Chi thực vật | Andrographis |
Nguồn gốc | Ấn Độ và Sri Lanka; cây cũng được trồng rộng rãi ở miền Nam và Đông Nam Á |
C. Đặc điểm thực vật
Theo GS.TS Đỗ Tất Lợi trong sách “NHỮNG CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC VIỆT NAM”
Cây nhỏ, thân thảo, mọc thẳng đứng, cao từ 0,3 – 0,8 m; nhiều đốt, rất nhiều cành. Lá mọc đối, có cuống ngắn, phiến là hình trứng thuôn dài hay hơi hình mác, hai đầu nhọn, mặt nhẵn, dài 3 – 12 cm, rộng 1 – 3 cm, nguyên và mềm. Hoa màu trắng, điểm hồng, mọc thành chùm ở nách lá hay đầu cành, thành chùy. Quả dài, 15 mm; rộng 3,5 mm, hơi nhẵn. Hạt hình trụ, thuôn dài. Màu hoa 9 – 10.
Mẫu thu hái tại thành phố Hồ Chí Minh ( ngày 04 tháng 04 năm 2009 ), số hiệu mẫu XTL 0409 – Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh:
Thân cỏ đứng; cao 0,4 – 1 m; phân nhánh nhiều. Thân vuông, nhẵn; ở thân già mấu lá thường phình to. Lá đơn, nguyên, mọc đối chéo chữ thập. Phiến lá thuôn dài hình mũi mác có đáy hẹp hoặc hình xoan thon hẹp do men dần xuống cuống, đỉnh nhọn, dài 4 – 8 cm; rộng 1,5 – 2,5 cm; nhẵn. Gân lá hình lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, có 4 – 5 cặp gân phụ. Thân và mặt trên lá thường có màu xanh lục đen, mặt dưới lá nhạt màu hơn. Cuống lá rất ngắn, khoảng 1 – 2 mm không có lá kèm. Khi cây sắp ra hoa, lá nhỏ dần và rụng sớm. Cụm hoa là chùm kép ở nách lá hoặc ở ngọn cành. Nhánh mang hoa còn non cong lên ở đỉnh. Hoa nhỏ, dài khoảng 1,2 – 1,3 cm; màu trắng, điểm những đốm hồng tím, không đều, lưỡng tính, mẫu 5, cuống hoa dài khoảng 4 – 6 mm. Lá bắc dài khoảng 2 mm, dạng dải hẹp, lá bắc con dạng sợi màu xanh nhỏ hơn lá bắc. Lá đài 5, rời, đều, dài khoảng 3 mm, dạng tam giác hẹp màu xanh, có lông thưa trắng. Tràng hợp thành ống hình trụ dài 6 mm, có lông, phần trên loe ra và chia thành 2 môi 2/3 rõ, môi trên có thùy cạn, màu trắng không có sọc tím; môi dưới xẻ 3 thùy rộng có sọc hồng tím, đầu nhọn; tiền khai lợp. Nhị 2, đính ở họng tràng; chỉ nhị rời, dạng sợi màu trắng, mang rìa lông như bàn chải trên lưng, càng gần ngọn lông càng nhiều. Bao phấn hình hạt đậu, màu tím, nứt dọc, hướng trong, đáy bao phấn nhọn, mang chùm lông dài màu trắng ( tài liệu gọi là bao phấn có râu ), 2 bao phấn dính nhau ở đáy, thò ra ngoài. Hạt phấn rời, màu vàng nhạt, hình bầu dục có các rãnh dọc, kích thước 65 – 70 × 30 – 35 µm. Vòi nhụy dạng sợi màu tím, không lông, 2 đầu nhụy hình sợi. Bầu dẹp dài khoảng 1,5 cm; 2 lá noãn vị trí trước sau tạo bầu trên, 2 ô, mỗi ô có trên 4 noãn, đính noãn trung trụ, đĩa mật to bao quanh đáy bầu. Quả nang dẹp, 2 buồng, hình bầu dục hai đầu nhọn, dài 15 – 16 mm; rộng 3 – 3,5 mm; có ít lông mịn, quả già tự mở thành 2 mảnh cho hạt bắn đi xa. Hạt hình tròn, màu nâu nhạt.
🌱 Tham khảo thêm: Bọ mắm
D. Thông tin thêm
1. Xuyên tâm liên mọc ở đâu ? Cách thu hái và chế biến
A. paniculata phân bố nhiều ở các nước châu Á nhiệt đới. Cây có thể được tìm thấy trong nhiều môi trường sống khác nhau, chẳng hạn như đồng bằng, sườn đồi, bờ biển và các khu vực đất bị xáo trộn hay canh tác như ven đường và trang trại. Các quần thể bản địa của A. paniculata lan rộng khắp miền nam Ấn Độ và Sri Lanka, có lẽ là trung tâm nguồn gốc và sự đa dạng của loài. A. paniculata cũng được giới thiệu đến các vùng phía bắc của Ấn Độ, Java, Malaysia, Indonesia, Tây Ấn và một số nơi khác ở châu Mỹ. Cũng thấy cây xuất hiện ở Philippines, Hồng Kông, Thái Lan, Brunei, Singapore và các khu vực khác của châu Á, những nơi có thể là bản địa hoặc không.
Không giống như các loài khác trong chi, A. paniculata xuất hiện phổ biến ở hầu hết các nơi tại Ấn Độ, bao gồm cả đồng bằng và các khu vực đồi núi lên đến 500 m. Tại đây, nguồn dược liệu từ xuyên tâm liên chủ yếu được thu mua từ môi trường sống hoang dã của loài. Cây được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế ( International Union for Conservation of Nature hay IUCN ) phân loại là loài Rủi ro thấp ( Low Risk ) hoặc Ít quan tâm ( Least Concern ). Dưới tên thương mại là Kalmegh, trung bình 2.200 – 5.500 tấn dược liệu xuyên tâm liên được giao dịch ở Ấn Độ.
Người ta dùng rễ hay toàn cây phơi hoặc sấy khô. Có nơi chỉ dùng lá và cành mang lá. Thu hái gần như quanh năm. Nhưng thường mùa hè dùng lá và phần trên mặt đất của cây, mùa thu đông dùng rễ và toàn cây.
2. Thành phần hóa học
Theo GS.TS Đỗ Tất Lợi trong sách “NHỮNG CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC VIỆT NAM”
Cây này được nghiên cứu ở Ấn Độ từ lâu. Năm 1887, E. Pozzi đã cho biết trong cây có một tỷ lệ tanin khá cao tập trung ở vỏ thân, cành và vỏ rễ.
Năm 1949, Sen Gupta s. B., Banariée s. và D. Chakravarti đã chiết được từ cây công cộng 2,68 % một chất glucozit đắng đặt tên là Androgaphiolide ( Ind. J. Phanrm., 11, 1949, 77- 78 ).
Năm 1951, Kleipool và Koostermans ở Indonexia đã nghiên cứu cấu trúc chất này ( Rec. Trav. Chim., 70, 1951, 1085 – 88 ).
Năm 1952, Kleipool còn phát hiện trong công cộng một chất không có vị đắng thuộc nhóm các chất lacton và đặt tên là Neoandrographiolide ( Nature Gr. Br., 1952, 169, 33 – 34 ).
Năm 1952, Chakravarti Mrs D. và R. N. Chakravarti đã xác minh rằng Androgaphiolide là một trihydroxylacton với một nhón hydroxyl bậc ba. Các tác giả này đã nghiên cứu cấu trúc và quang phổ hấp thụ và đã bác bỏ giả thuyết của Guhasircar và Hoktader ( J. Ind. Chem. Soc., 16, 1939, 333 ) cho rằng trong Androgaphiolide có một nhóm methylendioxyl.
E. Y học thay thế ( Alternative medicine )
Trong y học cổ truyền của Ấn Độ, A. paniculata được sử dụng để điều trị bệnh vàng da ( Jaundice ). ( Xem tên tài liệu )
Một đánh giá năm 2012 cho thấy chất chiết xuất từ A. paniculata có thể ức chế biểu hiện của một số enzym cytochrom C và do đó can thiệp vào sự chuyển hóa của các dược phẩm khác. ( Xem tên tài liệu )
Một đánh giá năm 2019 cho thấy rằng các hợp chất của A. paniculata có độ hòa tan kém và hiệu lực tương đối thấp, và rằng một dẫn xuất tiêm bán tổng hợp ( semi-synthetic injectable derivative ) có thể gây ra các phản ứng dị ứng đôi khi đe dọa đến tính mạng. ( Xem tên tài liệu )
Một phân tích tổng hợp năm 2017 đánh giá A. paniculata dưới tác dụng điều trị nhiễm trùng đường hô hấp ( Respiratory tract infections hay RTIs ) đã không thể kết luận được vì các thử nghiệm được xem xét có chất lượng kém. ( Xem tên tài liệu )
Trong bối cảnh bùng phát đại dịch COVID-19 vào tháng 12 năm 2020 ở Thái Lan, bộ y tế của quốc gia này đã phê duyệt việc sử dụng chiết xuất thực vật từ A. Paniculata như một phương pháp điều trị thử nghiệm và thay thế để giảm mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát và cắt giảm chi phí điều trị. Tuy nhiên lại không có bằng chứng khoa học đáng tin cậy cho thấy nó có bất kỳ lợi ích nào cho mục đích này ( “Thailand Clears Use of Herbal Medicine for Covid-19 Treatment“. Bloomberg. Ngày 30 tháng 12 năm 2020 ).
🌱 Xem thêm sản phẩm: Dây thìa canh lá nhỏ
F. Cây xuyên tâm liên có tác dụng gì ?
Ở Campuchia, rễ khô ngâm rượu của xuyên tâm liên được dùng làm rượu khai vị, trong khi hạt làm món thạch đen với tên gọi là chahuoy khmau.
Cây này được dùng từ lâu trong nhân dân Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia.
Theo tính vị ghi trong tài liệu y học dân gian Quảng Châu ( Trung Quốc ) thì cây này có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chỉ thống ( giảm đau ). Dùng trong những trường hợp lỵ cấp tính, viêm ruột và dạ dày, cảm mạo, phát sốt, viêm họng, amidan, viêm phổi, dùng ngoài chữa rắn độc cắn, xương khớp đau nhức.
Tại Ấn Độ cây này được dùng với tên Kariyat làm thuốc bổ đắng ( cho nên tên Pháp của cây này trong thời kỳ Pondicherry còn là thuộc địa của Pháp là vua của thuốc đắng – roi des amers ) dùng trong trường hợp yếu toàn thân, yếu sau khi khỏi sốt, ỉa chảy và lỵ.
Ở Việt Nam, tại một số tỉnh miền Trung, nhân dân dùng cây này làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi đẻ xong bị ứ huyết, đau nhức tê thấp, kinh nguyệt bế tắc, nhọt bàm bàm ở hai bên cổ.
Ngày dùng từ 10 – 20 gram toàn cây dưới dạng thuốc sắc. Nếu tán bột thì mỗi lần uống 2 đến 4 gram bột. Ngày uống 2 – 3 lần. Dùng ngoài không kể liều lượng, đắp lên những vết rắn cắn, nơi sưng tấy.
G. Đơn thuốc có vị xuyên tâm liên
– Rượu bổ Kariyat: Rễ cây công cộng phơi khô tán nhỏ 180 gram, lô hội 30 gram, rượu 40o vừa đủ 1 lít. Ngày dùng 4 đến 16 gram rượu này trong những trường hợp yếu mệt, kém ăn.
– Thuốc hãm bổ: Toàn cây công cộng thái nhỏ 45 gram, vỏ cam và hạt mùi tán nhỏ 4 gram, nước sôi 30 ml. Mỗi lần uống 45 đến 60 gram nước hãm này. Ngày uống hai hay ba lần.
H. Xuyên tâm liên bán ở đâu tại Hà Nội uy tín chất lượng ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm bầu giống cây thuốc nam xuyên tâm liên phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 40k một lần ship.
Tài liệu tham khảo
- Andrographis paniculata – Wikipedia Tiếng Việt;
- Andrographis paniculata – Wikipedia Tiếng Anh;
- Xuyên tâm liên – thaythuoccuaban.com;
- Xuyên tâm liên – “NHỮNG CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC VIỆT NAM” của GS.TS Đỗ Tất Lợi;
- “Ethnopharmacological Approaches for Therapy of Jaundice: Part I“. Theo Devesh Tewari, Andrei Mocan, Emil D Parvanov, Archana N Sah, Seyed M Nabavi, Lukasz Huminiecki, Zheng Feei Ma, Yeong Yeh Lee, Jarosław O Horbańczuk, Atanas G Atanasov ( 8/2017 ). Front Pharmacol. 8: 518;
- “A bitter plant with a sweet future ? A comprehensive review of an oriental medicinal plant: Andrographis paniculata“. Theo Rammohan Subramanian, Mohd. Zaini Asmawi, Amirin Sadikun ( 2012 ). Phytochemistry Reviews. Springer. 11 (1): Phytochemistry Reviews;
- “Overview of pharmacological activities of Andrographis paniculata and its major compound andrographolide“. Theo Yan Dai, Shao-Ru Chen, Ling Chai, Jing Zhao, Yitao Wang và Ying Wang ( 2019 ). Critical Reviews in Food Science and Nutrition. 59 (sup1): S17–S29;
- “Andrographis paniculata (Chuān Xīn Lián) for symptomatic relief of acute respiratory tract infections in adults and children: A systematic review and meta-analysis: A systematic review and meta-analysis“. Theo Xiao-Yang Hu, Ruo-Han Wu, Martin Logue, Clara Blondel, Lily Yuen Wan Lai, Beth Stuart, Andrew Flower, Yu-Tong Fei, Michael Moore, Jonathan Shepherd, Jian-Ping Liu, George Lewith ( 2017 ). PLOS ONE. 12 (8): e0181780.