Ảnh tham khảo
Jasminum subtriplinerve. Tác giả: Lưu Ly. Ngày tạo: Ngày 18, tháng 9, năm 2008. Nguồn: Wikipedia Common.
Cây chè vằng. Tác giả: Hungda. Ngày tạo: Ngày 16, tháng 2, năm 2013. Nguồn: Wikipedia Common.
Chè vằng cắt khúc phơi khô, là nguyên liệu để nấu nước uống. Tác giả: Viethavvh. Ngày tạo: Ngày 18, tháng 9, năm 2008. Nguồn: Wikipedia Common.
Vằng cuộn thành bó sau khi khai thác và đem phơi. Tác giả: Lưu Ly. Ngày tạo: 14:56, ngày 18, tháng 9, năm 2008. Nguồn: Wikipedia Common.
Một cốc nước chè vằng và bã nguyên liệu sau khi nấu nước uống. Tác giả: Viethavvh. Ngày tạo: Ngày 15, tháng 9, năm 2008. Nguồn: Wikipedia Common.
Cây chè vằng hay còn gọi là cây chè cước man, dây cẩm vân, cây dâm trắng, cây lá ngón, dây vắng, mổ sẻ, lài ba gân. Cây có tên khoa học là Jasminum subtriplinerve Blume, thuộc họ Nhài Oleaceae được Blume mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1851. Chè vằng nhìn qua rất dễ bị lầm tưởng là cây lá ngón nhưng có một số điểm khác giữa hai cây do vậy cần lưu ý để tránh bị nhầm lẫn. Được biết chè vằng là một loại cây bụi nhỏ mọc hoang, được người dân Việt Nam tại nhiều vùng miền sử dụng dưới dạng sắc thuốc hay pha nước uống, đặc biệt tốt khi dành cho các sản phụ.
Mô tả cây
Cây chè vằng là một cây nhỏ, mọc thành bụi ở bờ rào hay bụi tre hoặc bám vào các cây lớn. Thân cây cứng, chai thành từng đốt, đường kính 5 – 6mm, chia thành nhiều cành, có thể vươn cao 1 – 1,5m và vươn dài tới 15 – 20cm, thân và cành đều nhẵn, vỏ thân nhẵn màu xanh lục. Lá mọc đối, hình mũi mác, phía cuống tù hay hơi tròn, đầu lá nhọn, dài 4 – 7,5cm; rộng 2 – 4,5cm; những lá phía trên nhỏ hơn lá phía dưới, mép nguyên, trên có 3 gân rõ rệt. Cuống lá nhẵn, dài 3 – 12mm. Hoa mọc thành xim nhiều hoa với cánh hoa màu trắng. Quả hình cầu, đường kính 7 – 8mm ( kích thước bằng hột ngô ). Khi chín có màu vàng, trong quả có một số hạt rắn chắc. Màu quả chín từ tháng 7 – 10.
Cây chè vằng có mấy loại ? Theo nhân dân, có ba loại chè vằng, vằng lá nhỏ ( vằng sẻ ) dùng tốt hơn cả, vằng lá to ( vằng trâu ) cũng được dùng, còn vằng núi không dùng làm thuốc.
Thông tin thêm
1. Bộ phận dùng
Lá – Folium Jasmini.
2. Cây chè vằng mọc ở đâu ?
Cây chè vằng hiện nay mọc hoang chủ yếu ở khắp trên đất nước Việt Nam, từ Nam chí Bắc. Tại miền bắc thì tập trung chủ yếu ở Hòa Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại miền Nam đồng bào thường dùng dây vằng để đan rế và đánh dây thừng vì dây vằng vừa dẻo lại vừa dai.
3. Tác dụng dược lý
Trích lời trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS Đỗ Tất Lợi
Bệnh viện Thái Bình có làm kháng sinh đồ so sánh với penixilin 1 đơn vị quốc tế trong 1ml và streptomyxin 20γ trong 1ml, cloroxit 50γ trong 1ml và sunfamit thì thấy dây vằng có tác dụng kháng sinh mạnh hơn các thuốc trên đối với tụ cầu khuẩn ( Staphyllococcus ) và liên cầu khuẩn tan huyết ( Streptococcus hemolytique ).
Bệnh viện Thái Bình còn dùng dây vằng chữa áp xe vú có kết quả ( Nguyễn Văn Lờ, Y học thực hành 11 – 1963: 14 – 15).
4. Tác dụng hóa học
Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu
Không thể không nhắc đến thảo dược trinh nữ hoàng cung, click ngay nào.
Phân biệt chè vằng và lá ngón
Cây chè vằng rất dễ nhầm lẫn với lá ngón (danh pháp khoa học Gelsemium elegans Benth.), một loại cây rất độc, không chỉ vì ngay từ tên gọi có lúc đồng nhất là cây lá ngón, mà còn vì hình dạng bên ngoài, thân, cành của chè vằng tương đối giống với thân cành lá ngón, nhất là khi đã chặt khỏi gốc và bỏ đi hết lá.
Tuy nhiên không phải là không biết cách phân biệt, cây chè vằng có thể phân biệt với cây lá ngón nhờ vào đặc điểm lá, hoa và quả. Lá chè vằng có 3 gân dọc trong đó 2 gân bên thì uốn cong theo mép lá, hiện rõ rệt. Hoa chè vằng màu trắng với mười cánh hoa trong khi hoa của cây lá ngón mọc thành chùm, phân nhánh nhiều lần ( từ 2 đến 3 lần ) màu vàng. Quả chè vằng hình cầu cỡ hạt ngô, chín màu vàng, có một hạt rắn chắc trong khi quả cây lá ngón có hình trụ (khoảng 0,5 x 1cm), khi chín tự mở, hạt nhiều (tới 40 hạt), nhỏ, hình thận, có diềm mỏng, phát tán theo gió.
Cây chè vằng có tác dụng gì ?
Chè vằng có tác dụng đặc biệt đối với phụ nữ sau sinh. Là thuốc bổ đắng dùng rất tốt cho phụ nữ sinh đẻ, chè vằng cũng có thể trị nhiễm khuẩn sau đẻ, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung, viêm tuyến sữa, bế kinh, khí hư, thấp khớp, nhức xương.
Kinh nghiệm dân gian Việt Nam thường sử dụng lá chè vằng đem đi đun lấy nước tắm rửa chữa ghẻ, ngứa hay lở chốc. Tại miền Nam Việt Nam:
- Thân cây vằng được sử dụng phổ biến để đan rế hay đánh dây thừng vì cây rất dai.
- Lá được dùng dưới dạng thuốc sắc hay pha như pha trà để chữa sưng vú, mụn nhọt; ngoài ra còn dùng chữa rắn rết hay côn trùng cắn;
- Rễ cây vằng mài với dấm thanh dùng để làm hết mủ những ung nhọt đã nung mủ. Liều uống hàng ngày vào khoảng 20 – 30g lá khô sắc uống, nếu dùng ngoài không kể liều lượng.
- Ngoài ra còn có sản phẩm cao chè vằng với tinh chất 100% từ cây chè vằng, qua một quá trình chiết suất và cô đặc kéo dài từ 4 – 5 năm ngày được đun nấu liên tục với lượng nhiệt vừa đủ.
Ngoài tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, thảo dược chè vằng được sử dụng dưới dạng đồ uống có tác dụng giải nhiệt, giải khát bổ gan, lợi mật, kích thích tiêu hoá, tăng cường tuần hoàn máu, giảm béo, lợi sữa.
Kinh nghiệm sử dụng lá chè vằng của bệnh viện Thái Bình: Dùng lá chè vằng giã nát đắp vào nơi áp xe vú hoặc giã lá với cồn 50 rồi đắp vào nơi áp xe. Ngày 3 lần, đêm 2 lần. Thời gian điều trị thường là 1 ngày đến 1 tuần tùy theo bệnh nặng nhẹ và được bắt đầu chữa bằng lá chè vằng sớm hay muộn. Trung bình 1,5 – 2 ngày. Bệnh nhân điều trị bằng chè vằng thường hết sốt sau 2 giờ dùng thuốc, sau khi khỏi công thức và số lượng bạch cầu trở lại bình thường, sữa cũng trở lại bình thường.
Kỹ thuật trồng cây chè vằng
1. Cách nhân giống cây chè vằng
Được biết cây chè vằng được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp gieo hạt, hoặc có thể trồng bằng cách sử dụng hom bánh tẻ để giâm, ngoài ra còn có thể sử dụng cây con được tách ra từ cây mẹ để trồng. Nhưng đối với phương pháp trồng bằng hạt, cần chọn những hạt to, chắc khỏe, có khả năng nảy mầm cao, thời điểm gieo hạt nên gieo vào mùa xuân, hoặc vào những khi điều kiện thời tiết mát mẻ. Nếu nhân giống bằng phương pháp giâm hom cần chọn những cây mẹ đang phát triển tốt, khỏe mạnh, cắt hom bánh tẻ với đường kính từ 0,5 – 1cm, dài khoảng độ 30cm. Giâm hom giống xuống cát ẩm trong 20 ngày, khi cây đã ra rễ thì tiến hành bứng cây giống vào bầu đất đã chuẩn bị trước, chú ý cung cấp độ ẩm đầy đủ cho cây giống hàng ngày. Sau khoảng 3 tháng, cây giống đã phát triển mạnh về rễ cũng như thân, thì có thể tiến hành đem ra đất trồng. Sau đây là hướng dẫn cách trồng cây chè vằng.
2. Chọn đất
Chè vằng không kén đất trồng. Tuy vậy, để cây phát triển khỏe mạnh, và cho chất lượng tốt, nên chọn những loại đất có độ dinh dưỡng nhất định, có độ ẩm và khả năng chống ngập úng tốt. Lưu ý không nên trồng chè vằng ở những chỗ đất chua, ẩm ướt sẽ khiến nhiều cây rất dễ bị chết úng hoặc sâu bệnh dễ dàng phát triển và tấn công. Trước khi trồng cần sử dụng thêm hỗn hợp phân chuồng hoai mục, phân lân, và 1 ít lượng vôi bột để cân bằng lại các khoáng chất trong đất.
3. Cách trồng
Chè vằng được trồng theo các hố, mỗi hố nên trồng cách nhau từ 0,7 – 1,2m. Tách nhẹ bao đất ra khỏi bầu đất, nên tiến hành cẩn thận để tránh làm bể bầu đất gây ảnh hưởng xấu tới cây. Đặt cây giống nhẹ nhàng vào các hốc trồng, lấp đất nhẹ nhàng, nén chặt phần rễ để cố định cho cây. Phủ 1 lớp cỏ mục để nước không bị bốc hơi nhanh, không quên tưới nước ngay sau đó để giúp cây giống hồi phục và thích nghi với môi trường sống mới.
4. Cách chăm sóc cây chè vằng
– Tưới nước: Chè vằng trên thực tế không cần quá nhiều nước, chỉ cần chú trọng trong giai đoạn hoặc mùa khô định kỳ 2 ngày/lần là đủ, chú ý không nên tưới quá nhiều nước cây sẽ bị ngập và thoát nước không kịp. Vào mùa mưa, có thể ngưng việc cung cấp nước cho chè vằng, thay vào đó nên chú ý đến việc thoát nước thật kịp thời cho cây.
– Bón phân: Cây chè vằng có thể tự mọc và phát triển bình thường mà không tốn quá nhiều phân, tuy nhiên bạn cũng có thể bón thêm phân chuồng ủ mục cho cây theo định kỳ 2 tháng/lần, để cây phát triển tốt hơn.
– Làm cọc cho cây leo: Thân chè vằng có chiều dài lên đến hàng chục mét, vì vậy cần phải làm giàn cho cây leo, sau đó dùng dây cột nhẹ thân với cọc thành khuôn cho chè vằng phát triển.
– Thường xuyên làm cỏ, vệ sinh vườn cây.
– Để tạo sự thông thoáng cho quá trình sinh trưởng và phát triển, cân thường xuyên làm sạch cỏ quanh gốc và vệ sinh vườn sạch sẽ để các mầm bệnh không có điều kiện để sinh trưởng gây hại cho chè vằng.
Vậy mua cây chè vằng ở đâu uy tín?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cây chè vằng phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 30k một lần ship.
Tham khảo thêm: Xuyên tâm liên giá rẻ
Video về cây chè vằng
Tài liệu tham khảo
+ Vằng – Wikipedia Tiếng việt
+ Chè vằng – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS Đỗ Tất Lợi
+ Subminlinerve Jasminum – Wikipedia Tiếng anh
+ Cây chè vằng – Cách trồng và chăm sóc cây chè vằng – hoadepviet.com