Sửa chính tả và điều chỉnh lại nội dung: 21/3/2025;
Xuyên khung (danh pháp khoa học là Oreocome striata (DC.) Pimenov & Kljuykov; đồng nghĩa: Ligusticum striatum DC.; Ligusticum wallichii Franch.) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Hoa tán (Apiaceae) hay được dùng làm vị thuốc. Xuyên khung là từ chữ Hán 川芎 (chuānxiōng). Đây là loài cây có nguồn gốc từ vùng Hoa Bắc nhưng nơi cung cấp loại xuyên khung chất lượng dược tính cao nhất lại là Tứ Xuyên.
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây xuyên khung.
Trong con người, cái đầu được coi là bộ phận cao nhất, như vòm trời. Vị thuốc này chuyên trị các chứng về đầu, não, do đó có tên (khung: cao, cùng: chỗ cuối cùng). Tên xuyên khung vì vị thuốc nguồn gốc ở tỉnh Tứ Xuyên. Hiện đã di thực được vào nước ta.



Mô tả cây xuyên khung
Cây cao 30 – 120 cm, không lông. Rễ hình trụ. Thân đơn, ít tạo cành, phần gốc bao bọc trong màng bọc dạng sợi. Lá kép lông chim với 4 – 5 cặp lá chét. Hoa tán ở đầu cành kích thước 5 – 7 cm. Cánh hoa trắng, hình trứng ngược, gốc hình nêm. Quả bế hình trứng thuôn dài, kích thước 3 – 4 mm. Ra hoa và kết quả từ tháng 7 tới tháng 9. Mọc ở các sườn đồi có bóng râm trong rừng trên độ cao 1,500 – 3,700 m. Cây phân bố ở tây bắc Vân Nam (Trung Quốc), Ấn Độ, Nepal.
Thông tin thêm
1. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến
Xuyên khung chủ yếu được trồng tại tỉnh Tử Xuyên, còn mọc ở Vân Nam, Quý Châu (Trung Quốc).
Đã di thực được vào nước ta. Tuy nhiên tại Sapa (Lào Cai) có đồng bào nói cây đó có sẵn tại tỉnh này từ trước. Nhưng dù sao cũng chỉ mới được phát triển trong vòng những năm gần đây. Hiện nay được trồng trên quy mô lớn. Cây ưa những nơi cao, có khí hậu mát như Sapa, việc trồng thí nghiệm tại đồng bằng chưa thành công.
Xuyên khung ưa đất tốt, nhiều mùn, có pha cát. Trồng bằng mắt cắt ở thân ra, mỗi bên mắt để chừng 1cm. Có thể trồng bằng mẩu thân rễ, nhưng trồng bằng mắt thì củ có hình khối tròn và đẹp.
Mùa trồng tốt nhất là cuối xuân, nếu trồng muộn quá, cây chưa kịp tốt và khỏe trước mùa đông tới. Cay trống sau hai năm mới bắt đầu thu hoạch. Củ đào về, cắt bỏ cọng và rễ nhỏ, rũ sạch đất cát, phơi khô chỗ thoáng gió, nếu sấy, phải sấy ở nhiệt độ thấp cho khỏi bay mất nhiều tinh dâu.
Năng suất một hecta là 2 tấn củ khô.
2. Thành phần hoá học
Cây xuyên khung – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi (thông tin này hiện tại không còn chính xác hoặc thiếu thông tin):
Theo Kha Vinh Đường và Tăng Quảng Phương, 1957 (Hoá học học báo, 23 (4): 246- 249) thì trong xuyên khung Ligusticum wallichii có 4 chất chủ yếu sau đây:
Một alkaloid dễ bay hơi, công thức C27H37N3.
Một axit C10H10O4, với tỷ lệ chừng 0,02 gắn giống axit ferulic trong a ngùy (Ferula assa-foetida L.; thuộc họ Hoa tán Apiaceae).
Một chất có tính chất phenola với công thức C24H46O4, hoặc C23H44O4, độ chảy 108oC.
Một chất trung tính có công thức C26H28O4, độ chảy 98oC.
Trong tinh dầu xuyên khung, người ta đã xác định được một chất lacton rất giống chất cnidium lactone đã tìm thấy trong một loại xuyên khung khác Cnidium officinale Makino.
3. Tác dụng dược lý
Cây xuyên khung – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi (thông tin này hiện tại không còn chính xác hoặc thiếu thông tin):
Nhiều tác giả đã nghiên cứu tác dụng được lý của xuyên khung. Sau đây là một số kết quả chính:
1. Tác dụng đối với trung khu thần kinh. Theo Thụ Thượng Sư Thọ (1933), tinh dầu xuyên khung với liễu nhỏ có tác dụng ức chế đối với hoạt động của đại não, nhưng đối với trung khu hô hấp, trung khu vận mạch và trung khu phản xạ ở tủy sống thì lại có tác dụng hưng phấn, kết quả làm cho con vật một phần yên tĩnh, tự động vận động giảm xuống, nhưng mặt khác làm cho huyết áp tăng cao, hô hấp cũng tăng, cơ năng phản xạ cũng tăng, nhưng nếu dùng liều quá cao thì đại não bị tê liệt mạnh, các trung khu và phản xạ tuỷ sống có thể bị ức chế do đó huyết áp hạ xuống, nhiệt độ cơ thể giảm xuống, hồ hấp khó khăn, vận động có thể tê liệt và chết.
2. Tác dụng đối với tuần hoàn: Theo Thụ Thượng Sư Thọ (1933), tinh dầu của xuyên khung có tác dụng tê liệt đối với tim làm cho các mạch máu ngoại vi giãn ra, liều lớn có thể làm cho huyết áp hạ xuống (đã nói ở trên), phải chẳng có liên quan với tác dụng này.
Hai tác giả khác Kinh Lợi Bản và Thạch Nguyễn Cao đã dùng cồn 70o và nước chiết hoạt chất trong xuyên khung mua của hiệu thuốc Đồng Nhân Đường (Bắc Kinh) chế thành dung dịch 10%, rồi tiêm vào tĩnh mạch chó và thỏ gây mê, thì thấy huyết áp hạ xuống rõ rệt, hai tác giả này cho rằng tác dụng này có liên quan tới ảnh hưởng của trung khu thần kinh.
Lý Quảng Túy và Kim Âm Xương (1956) đã nghiên cứu 27 loại thuốc đông y đối với huyết áp (thí nghiệm trên chó và mèo đã gây mê) thì xuyên khung là một vị có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt và kéo dài dù tiêm mạch máu hay tiêm bắp thịt cũng có tác dụng như nhau (Trung Quốc sinh lý khoa học hội, 1996).
3. Tác dụng đối với cơ trơn: Kinh Lợi Ban và Thạch Nguyên Cao (1934) đã dùng dung dịch nước của xuyên khung thí nghiệm trên tử cung cô lập của thỏ đã có thai, thấy với liều nhỏ dung dịch nước xuyên khung có tác dụng kích thích co bóp của tử cung thỏ có thai, cuối cùng đi đến hiện tượng co quắp, ngược lại nếu dùng liều lớn, tử cung tê liệt và đi đến ngừng co bóp.
Các tác giả còn thí nghiệm tiêm dung dịch xuyên khung liên tục một thời gian cho thỏ và chuột trắng có chửa thì thấy cái thai chết trong bụng mà không đẩy ra được. Các tác giả cho rằng vì xuyên khung gây co bóp tử cung, ảnh hưởng tới dinh dưỡng của thai làm cho thai chết. Các tác giả còn cho rằng vì xuyên khung làm dãn mạch máu cho nên không làm cho cầm máu được. Cổ nhân cho rằng xuyên khung có tác dụng điều trị những phụ nữ sau khi sinh nở mà bị băng huyết là do xuyên khung có khả năng làm co tử cung, làm cho những mạch máu ở vách tử cung áp chặt vào vách tử cung mà gây cảm máu.
Kinh Lợi Bản và Thạch Nguyên Cao còn nghiên cứu tác dụng của dung dịch nước xuyên khung trên mẫu ruột cô lập (ruột thỏ và chuột bạch) thì thấy nếu dùng liều cao, sự co bóp bị hoàn toàn ngừng hẳn không khôi phục lại được; nếu dùng liều nhỏ thì làm cho mẫu ruột co bóp dẫn dẫn mà không có khả năng làm cho ngừng hẳn.
4. Tác dụng kháng sinh: Theo báo cáo của Lưu Quốc Thanh và Trương Duy Tây, 1950 (Trung Hoa y học tạp chí, 68: 307-312) thì xuyên khung có tác dụng kháng sinh đối với nhiều loại vi trùng như vị trùng thương hàn, phó thương hàn, vi trùng sinh mủ, thổ tả, vi trùng lỵ Shigella sonnei.
Công dụng và liều dùng cây xuyên khung
Y học cổ truyền Trung Quốc coi xuyên khung là một trong 50 vị thuốc cơ bản. Người ta thường sao xuyên khung hoặc cô đặc lại để làm thuốc trị huyết máu. Xuyên khung dùng chung với đương quy để bổ huyết, hành huyết. Ví dụ trong bài thuốc cổ phương Tứ Vật Thang là bài thuốc bổ âm huyết, bao gồm Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Địa hoàng. Xuyên khung có vị đắng và cay, tính ôn (ấm), lợi cho gan, mật, tim.
Địa chỉ bán xuyên khung tại Hà Nội uy tín ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cây xuyên khung phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 30,000 VNĐ một lần ship.