Cây mặt quỷ hay còn gọi là đơn mặt quỷ, nhàu tán, dây đất, nhàu đỏ, cây ganh, khua mak mahpa ( Lào ); kê nhãn đằng, dương giác đằng, bách nhãn đằng ( Vân Nam Trung dược tư nguyên danh mục ); bạch diện ma, hồng đầu căn, sơn bát giác ( Quảng Tây dược thực danh lục ); xuyên cốt trùng, phóng cân đằng, ngưu đích đằng ( Phúc Kiến trung thảo dược ). Danh pháp khoa học là Morinda umbellata L. ( đồng nghĩa: Guttenbergia umbellata (L.) Zoll. & Moritzi; Morinda padavara Juss. ex Schult.; Morinda tetrandra Jack; … ), thuộc họ Cà phê ( Rubiaceae ). Dưới đây là hình ảnh cây mặt quỷ cho bạn đọc tham khảo.
Đặc điểm thực vật
Mặt quỷ thuộc dạng cây dây leo có thể dài tới 10 mét. Lá hình trứng rộng, phía cuống hẹp lại, đầu lá tù hay nhọn, chiều dài khoảng 2 – 12,5 cm; rộng 3 – 4 cm, nhẵn hay có lông ở mặt dưới, cuống dài từ 3 – 8 cm. Hoa mặt quỷ hợp thành hình đầu tận cùng, đường kính rơi vào khoảng 6 mm. Quả hạch dính với nhau thành hình đầu với nhiều mặt, màu đỏ, mỗi hoa sẽ để lại trên quả một vết tròn làm cho quả có hình thù quái dị, giống hệt như một con quỷ, mỗi hạch dài 4 mm, dày 2 mm, thành dai. Trong mỗi hạch chứa một hạt.
Thông tin thêm
1. Bộ phận dùng
Rễ, lá và toàn cây – Radix, Folium et Herba Morindae Umbellatae.
2. Phân bố, thu hái và chế biến
Dây mặt quỷ mọc phổ biến ở những vùng đồi có cây bụi hay rừng thưa tại nhiều tỉnh trong nước ta. Ngoài ra còn thấy mọc ở các nước nhiệt đới châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Mỹ. Người ta dùng lá và rễ tươi hay khô, có khi hái toàn bộ dây và lá. Rễ đào về thái mỏng, có thể phơi hay sấy khô. Thường dùng không chế biến gì khác. Nhưng có người sẽ sao cho hơi vàng hoặc tẩm thêm rượu sao.
3. Thành phần hoá học
Trong rễ chứa glucosid và các dẫn xuất anthraquinone.
4. Tác dụng dược lý
Chưa có tài liệu nghiên cứu cụ thể.
Cây mặt quỷ chữa bệnh gì
Theo kiến thức y học cổ truyền, cây mặt quỷ có vị cay, ngọt, tính hơi nóng. có tác dụng tả hỏa, ích thân, cường gân cốt. Đặc biệt trong rễ cây mặt quỷ có chứa chất glucosid và một số chất tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Lá và thân dùng ngoài trị mụn nhọt, lỵ, mẩn ngứa, ghẻ lở ngoài da.
Ở các nước trên thế giới như Ấn Độ, người ta sử dụng lá cây mặt quỷ kết hợp với một số loại thảo dược khác hoặc một số chất thơm sắc nước uống dùng để trị ỉa chảy và lỵ khá hiệu quả.
Ở Trung Quốc, theo sách Hải Nam thực vật chí, dùng cây mặt quỷ bỏ đi phần rễ chữa sốt, ho, cầm máu, trị đau dạ dày, viêm gan cấp, ngoại thương chảy máu. Ngoài ra đã có nghiên cứu chứng minh, cây mặt quỷ còn dùng trị đau lưng, tê thấp.
Ở Inđônêxia, người ta sử dụng cây mặt quỷ để điều trị các bệnh như: đau bụng, ỉa chảy, bệnh về cơ quan tiết niệu, bệnh đái đường bệnh tê phù, bệnh lao phổi, đau ngực, ho, đau gan. Hay chữa các vết cắn, vết đứt và các vết thương.
Một số cách sử dụng cây mặt quỷ
– Chữa thấp khớp: Chuẩn bị mặt quỷ, vỏ xà cừ, rễ Cỏ xước, rễ Chổi sể đồng mỗi loại 10g sắc nước uống.
– Trị thận hư eo lưng đau: Lấy ra vỏ rễ mặt quỷ 10 gram, thềm xương lợn. Tiến hành sắc nước uống. ( Phúc Kiến trung thảo dược ).
– Trị khớp đốt đau phong thấp: Rễ Dương giác đằng khô 20 gram, rượu nước sắc uống. ( Phúc Kiến trung thảo dược ).
Địa chỉ bán cây mặt quỷ tại Hà Nội uy tín ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Nhà vườn Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cây mặt quỷ phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 40,000 VNĐ một lần ship.
Tìm kiếm liên quan
- Cây mặt quỷ chữa bệnh gì
- Cây mặt người
- Xem cây mặt quỷ
- Cây màu quỷ là cây gì
- Cây quỷ xà
- Cây mặt trời
- Cây máu người
- Hình ảnh cây mặt quỷ
Sản phẩm liên quan: Cây đỏ ngọn