Ảnh tham khảo

Hemerocallis citrina được chụp tại Jardin des Plantes, Paris. Tác giả: Hectonichus. Ngày tạo: Ngày 16, tháng 5, năm 2014. Nguồn: Wikipedia Common.

Hemerocallis citrina. Tác giả: Pryma. Ngày tạo: Ngày 4, tháng 10, năm 2009. Nguồn: Wikipedia Common.

Hemerocallis citrina. Tác giả: Pryma. Ngày tạo: Ngày 4, tháng 10, năm 2009. Nguồn: Wikipedia Common.
Bộ sưu tập


Sửa chính tả và điều chỉnh lại nội dung: 17/4/2025;
Hoa kim châm chắc không còn là xa lạ gì đối với mọi người rồi đúng không. Ngoài việc được dùng trong ẩm thực để chế biến nhiều các món ăn giúp bồi bổ sức khỏe, tiêu hóa tốt thì Đông y còn sử dụng em để giúp tăng lượng tiểu cầu trong máu.
Kim châm hay còn gọi là hoa hiên, hoàng hoa, kim trâm Thái, huyền thảo, lộc thống, … tên tiếng Anh là orange day-lily, tawny daylily, corn lily, tiger daylily, fulvous daylily, ditch lily, Fourth of July lily, railroad daylily, roadside daylily, outhouse lily, track lily, wash-house lily (danh pháp khoa học là Hemerocallis fulva (L.) L.) là một loài thực vật có hoa thuộc Lan nhật quang Asphodelaceae. Loài cây này nguồn gốc từ Trung Quốc, Siberia, Nhật Bản và Đông Nam Á, du nhập vào Đài Loan từ vùng Hoa Nam vào năm 1661.
Cây hoa hiên có thể cho ta các vị thuốc sau dây:
- Rễ hoa hiên – hoàng hoa thái căn (Radix Hemerocallitis) là rễ và thân rễ phơi khô của cây hoa hiên.
- Lá hoa hiên (Folium Hemerocallitis) là lá cây hoa hiên hái tươi mà dùng.
Tên chi Hemerocallis bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, mang nghĩa là “vẻ đẹp của một ngày”, mô tả việc hoa nở chỉ một ngày, từ bình minh đến hoàng hôn, một ngày khác sẽ được thay thế bằng một đợt nở hoa khác. Các loài trong chi này chủ yếu được trồng vào chậu để làm cảnh.
Mô tả cây hoa hiên
Hoa hiên là một loại cỏ sống lâu năm, thân rễ rất ngắn, có rễ mẫm nhưng nhỏ. Lá hình sợi, dài 30 – 50cm, rộng 2,5cm hay hơn, trên mặt có nhiều mạch. Trục mang hoa cao bằng lá, phía trên phân nhánh, có 6 – 10 đến 12 hoa. Hoa to, màu vàng đỏ, có mùi thơm, tràng hoa hình phễu, phía trên xẻ thành 6 phiến. Nhị 6. Bầu có 3 ngăn. Quả hình 3 cạnh. Hạt bóng, màu đen. Ra hoa vào mùa hạ và mùa thu.
Thông tin thêm
1. Phân bố, thu hái và chế biển
Hoa hiên mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta để lấy hoa nấu canh. Một số nơi dùng lá hay hoa làm thuốc chữa đổ máu cam. Còn mọc ở Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu, lá hái quanh năm; rễ đào vào thu đông, có khi vào các mùa khác, dùng tươi hay phơi khô, thường dùng tươi.
2. Thành phần hóa học (sưu tầm)
Từ phân đoạn n-butanol của chiết xuất EtOH từ rễ cây Hemerocallis fulva, 9 glycoside đã được phân lập và xác định là sweroside, laganin, picraquassioside C, puerarin, 3′-methoxypuerarin (5), 7-hydro xylnaphthalide-O-beta-D-glucopyranoside, orcinol-3-O-beta-glucopyranoside, HN saponin F, hederagenin-3-0-beta D-glucopyranosyl-(1-3)-alpha-L-arabinopyranoside-28-O-beta-D-glucopyranosyl ester (Zhong-Duo L Yang et al; Zhongguo Zhong Yao Za Zhi. 2008;33(3):269-72.).
Từ loài hoa hiên Hemerocallis citrina, báo cáo khoa học “Chemical constituents and mechanisms from Hemerocallis citrina Baroni with anti-neuroinflammatory activity” của Tiancheng Ma cùng cộng sự; Journal of Functional Foods; Vol. 102, 2023, 105427 đã chỉ ra:
21 hợp chất bao gồm 2 anthraquinones (1, 2), 3 hợp chất C6–C2-C6 (3 – 5), 3 lignin (6–8), 1 phenylpropanoid (9), 1 sesquiterpene (10), 9 axit béo (13 – 21) và 2 hợp chất khác (11, 12) được phân lập từ Hemerocallis citrina bằng các kỹ thuật sắc ký khác nhau. HRESIMS và phân tích quang phổ NMR 1D và 2D đã cung cấp cho nhóm nghiên cứu thông tin về cấu trúc của các hợp chất. Trong số đó, các hợp chất 1, 2 và 3 là ba hợp chất mới, các hợp chất 4, 6, 7, 9, 10, 13–19 lần đầu tiên được phân lập từ chi Hemerocallis. Các hợp chất 1, 2, 3, 4, 5, 7 và 13 thể hiện tác dụng ức chế NO đáng kể trong các tế bào BV2 do Lipopolysaccharide (LPS) gây ra, với các giá trị IC50 ần lượt là 19.19, 24.43, 21.33, 44.37, 40.81, 25.15 và 32.10 μM. Cấu trúc và tên gọi được hiển thị ở dưới:

- Hợp chất 1: hemeroquinones A
- Hợp chất 2: hemeroquinones B
- Hợp chất 3: hemerophenan A
- Hợp chất 4: 2,4-dihydroxy-6-(4-hydroxyphenethyl)-methyl benzoate
- Hợp chất 5: 3-methyl-2,4-dihydroxy-6-(4-hydroxyphenethyl)-methyl benzoate
- Hợp chất 6: (+)-pinoresinol
- Hợp chất 7: (+)-epipinoresinol
- Hợp chất 8: pinoresinol-4-O-β–d-glucoside
- Hợp chất 9: axit cinnamic
- Hợp chất 10: dihydrophaseic acid-3′-O-β–d-glucopyranoside
- Hợp chất 11: (6S,9R)-roseoside
- Hợp chất 12: citroside A
- Hợp chất 13: 4-hydroxy-2,3-dimethyl-2-nonen-4-olide
- Hợp chất 14: axit 8-(5′-oxo-2′,5′-dihydrofuran-2′-yl)-octanoic
- Hợp chất 15: axit trans-4-hydroxy-2-nonenoic
- Hợp chất 16: axit trans-2-decenedioic
- Hợp chất 17: axit 13-oxo-9(E),11(E)-octadecadienoic
- Hợp chất 18: axit 9-oxo-10(E),12(E)-octadecadienoic
- Hợp chất 19: axit 9-oxo-10(E),12(Z)-octadecadienoic
- Hợp chất 20: axit α-linolenic
- Hợp chất 21: axit linoleic
3. Tác dụng dược lý
Năm 1964, Ngô Thế Phương (Bộ môn sinh lý) và Dương Hữu Lợi (Bộ môn dược lý) Trường đại học y khoa Hà Nội đã dựa vào kinh nghiệm nhân dân, nghiên cứu cơ chế tác dụng của hoa hiên trên súc vật thì thấy (Tạp chí đông y số 76 (1966), trang 18-22):
– Dùng nước sắc hoa hiện thời gian Quick giảm rõ rệt, nghĩa là làm tăng tỷ lệ prothrombin toàn phần.
– Cũng như vitamin K, nước sắc hoa hiện có tác dụng chống lại tác dụng của dicumarin. Tiểu cầu tăng, hồng cầu tăng, nhưng số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu không thay đổi.
– Tăng trương lực của tử cung và thành ruột cô lập.
– Tác dụng ngoại vi rõ rệt hơn là tác dụng trung ương.
Tìm hiểu về tam thất nam – anh em với tam thất bắc ngay


Hoa kim châm có tác dụng gì ?
Hoa hiên mới thấy được dùng trong phạm vi nhân dân.
Theo đông y, hoa hiên có vị ngọt, tính mát, có tác dụng chữa vàng da do rượu, tiểu tiện ra sỏi, sạn, vú sưng đau, máu cam.
Thường dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm đau, chữa sốt, thủy thũng, thân thể bị vàng, tiểu tiện khó khăn, vú sưng đau, lỵ, chảy máu cam, sưng đau khớp xương, nôn ra máu.
Liều dùng hàng ngày là 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc hay ép tươi lấy nước uống. Dùng ngoài, lấy củ tươi giã nát đắp lên nơi sưng đau.
Gần đây, tại Trung Quốc có nơi dùng rễ hoa hiện điều trị có kết quả rõ rệt bệnh huyết hấp trùng (săn máu, sán máng – schistosomiase), nhưng với liều cao có thể gây mờ mắt.
Đơn thuốc có hoa hiện dùng trong nhân dân:
Chữa chảy máu cam: Lá hoa hiện 15 – 20g,nấu với 300ml nước, cô còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày.
Sử dụng cây hoa hiên
1. Tăng lượng tiểu cầu trong máu (đông máu)
Khi thấy xuất hiện của vết bầm tím chân tay, chảy máu chân răng hoặc hiện tượng chảy máu cam, trong người cảm thấy vô cùng mệt mỏi thì đó chính là những triệu chứng của bệnh giảm tiểu cầu vô căn. Với những người mắc bệnh này có thể sử dụng qua hoa kim châm như một vị thuốc để điều trị bệnh. Bởi nước sắc từ hoa kim châm làm tăng lượng tiểu cầu, hồng cầu và không gây ảnh hưởng tới số lượng bạch cầu do vậy rất bổ máu.
→ Cách làm rất đơn giản: Chuẩn bị 15 – 20 bông kim châm rửa sạch, nấu nước uống trong ngày. Uống liên tục và đều mỗi ngày sẽ có hiệu quả và lượng tiểu cầu tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra cũng có thể kết hợp ăn nghệ tươi hấp với mật ong (dùng trước bữa ăn) để việc điều trị cũng có tác dụng tương tự.
Hơn nữa, hoa kim châm cũng có tác dụng trị chảy máu cam cho trẻ nhỏ. Người mẹ chỉ cần dùng hoa kim châm sắc uống cho bé (có thể giã nát hoa và dùng bã cho vào lỗ mũi cho bé).
2. Thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm đau
Trong hoa kim châm chứa rất nhiều vitamin như vitamin A, C, protein, chất béo, tinh bột, … nên được nhiều mẹ bầu truyền tai nhau sử dụng để an thai trong những tháng đầu của thai kỳ, thanh nhiệt nhanh và làm mát cơ thể. Làm thuốc lợi tiểu, giảm đau, chữa sốt, trị viêm tuyến sữa, mất ngủ cũng rất hiệu quả.
Những người bị chứng cao huyết áp, hoặc làm việc quá sức gây căng thẳng thần kinh cũng nên dùng một chút hoa kim châm sắc uống hằng ngày để điều trị bệnh.
→ Cách làm như sau: Dùng hoa tươi hoặc hoa kim châm khô đun sôi với nước và uống hằng ngày. Dùng uống như nước trà.
3. Dùng để chế biến nhiều món ăn ngon
Hoa kim châm được rất nhiều bà nội trợ sử dụng để trang trí cho phòng khách thêm sang trọng giúp lan tỏa mùi thơm dịu nhẹ cho cuộc sống trở nên thư thái hơn. Ngoài ra, hoa còn là một trong những nguyên liệu phụ gia chế biến các món ăn trong thực đơn hằng ngày của gia đình. Cụ thể em nó được dùng làm như một loại rau trong các món lẩu vì chứa nhứa nhiều nguồn dinh dưỡng cơ thể cần
Các mẹ có thể làm món hoa kim châm nấu canh tôm, hoa kim châm xào, bò cuộn hoa kim châm nướng, … sẽ kích thích vị giác, hợp khẩu vị, giúp cả nhà ăn ngon và lạ miệng hơn với vị ngọt rất đặc trưng.
Lưu ý:Tuyệt đối không dùng hoa kim châm để ăn sống vì sẽ gây ngộ độc. Cũng không nên lạm dụng quá nhiều sẽ gây mờ mắt. Mỗi ngày chỉ nên dùng lượng nụ hoa vừa đủ khoảng 15 – 20 bông trong một ngày. Những người bị vấn đề về dạ dày và đường ruột nên hạn chế sử dụng thường xuyên vì sẽ dẫn đến đau bụng, thậm chí là bị tiêu chảy.
Hoài sơn – khi hệ tiêu hóa được lợi – click tìm hiểu
Địa chỉ bán cây hoa kim châm uy tín, chất lượng ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Nhà vườn Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm hoa kim châm phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 30k một lần ship.