Bộ sưu tập
Hoài sơn hay còn gọi là cây củ mài, sơn dược, khoai mài, chính mài. Danh pháp khoa học là Dioscorea persimilis. Thuộc họ Củ nâu Dioscoreaceae.
Vậy hoài sơn là gì ?
Cây hoài sơn ( củ mài ) là một loại cây dây leo sống ở trên mặt đất, có thân củ, với chiều dài củ có thể lên tới 1m, đường kính 2 – 10 cm với nhiều rễ con mọc ra xung quanh. Thân cây nhẵn có hơi góc cạnh, riêng ở kẽ lá sẽ có những củ con gọi là “thiên hoài” hay “dái củ mài”. Lá đơn, mọc đối hoặc có khi mọc so le nhau, đầu lá nhọn, phía cuống có hình tim. Phiến lá dài khoảng 8 – 10cm, rộng 6 – 8cm, Cuống dài 1,5 – 3,5cm. Hoa đực hoa cái khác gốc. Quả khô 3 cạnh và có dìa. Màu hoa duy nhất vào tháng 7 – 8. Màu quả theo sau vào tháng 9 – 11.j
Thế hoài sơn có tác dụng gì ?
Ngoài việc dùng củ hoài sơn để nấu canh chống đói ra thì em nó còn là một vị thuốc trong Đông y hiệu quả
Trong đông Y hoài sơn ( hay củ mài ) được coi à một vị thuốc bổ và hơi có tính chất thu sáp, dùng trong những trường hợp ăn uống khó tiêu hóa, viêm ruột kinh niên, di tinh, đi đái nhiều về đem, mồ hôi trộm, đái đường. Và theo các tài liệu cổ hoài sơn có vị ngọt, tính bình, vào 4 kinh tỳ, vị, phế và thận Có tác dụng mạnh bổ tỳ vị, chỉ tả, bổ phế thận, sinh tân chỉ khát, bình suyễn, sáp tinh. Dùng nhiều tỏng nhân dân để chữa tả lỵ lâu ngày, tiêu khát, hư lao sinh ho, di tinh, đới hạ, tiểu tiện nhiều lần
Liều dùng mỗi ngày uống 10 – 20g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột
Cây hương thảo để bàn – xua muỗi và hợp phong thủy nơi làm việc – mua ngay
Cách trồng hoài sơn cho năng suất cao
1. Chọn vùng trồng thích hợp
Hoài sơn có thể đem trồng ở vùng núi, trung du hay đồng bằng đều không vấn đề. Vấn đề cần lưu tâm duy nhất là đất trồng phải màu mỡ, đất nhiều mùn, tầng canh tác dày khoảng 20 – 30cm trở lên. Nên chọn vùng trồng đất phù sa ven sông hay đất cát pha đất thịt nhẹ, pH thích hợp từ 6,6 – 7,5. Không nên đem cây ra trồng ở đất thịt nặng, úng nước. Nhiệt độ thích hợp vào khoảng 20 – 35oC, độ ẩm cao 80 – 95%.
2. Giống và kỹ thuật làm giống
Phương pháp nhân giống vô tính hoài sơn sẽ cho hệ số vô tính cao nhất do đó trong thực tế người nông dân nên sử dụng phương pháp này.
Kỹ thuật làm giống như sau: Chủ yếu sử dụng rễ củ để làm giống. Khi thu hoạch nên chọn củ có kích thước trung bình, vỏ nhẵn, màu sáng, thẳng, không bị mắc sâu bệnh hại. Tốt nhất là dùng những đoạn đầu rễ, nhưng cũng có thể sử dụng sang cả phần dưới ( toàn bộ rễ củ). Tiến hành cắt thành những đoạn dài 5 – 6 cm chấm vào vôi hoặc tro ngay, để khô sau đó đem trồng ngay hoặc có thể mang ủ vào cát ẩm đến khi lên mầm thì đem trồng.
Cách ủ mầm: dải cát dày 2 – 3 cm sau đó xếp một lớp củ giống rồi phủ lên một lớp cát. Có thể xếp 2 đến 3 lớp như vậy. Sau 7 – 10 các đoạn rễ này sẽ nảy mầm và có thể đem trồng. Các đoạn đầu rễ nảy mầm nhanh hơn, nên xếp riêng để tránh dè lên nhau gây gẫy mầm.
3. Thời vụ trồng
Thời vụ trồng hoài sơn tốt nhất là vào tháng 2 – 3 ( sau dịp tết âm lịch).
4. Làm đất
Đất phải được cày bừa kỹ, nhặt sạch hết cỏ dại, sau đó tiến hành khử trùng đất bằng vôi bột 130 kg/ha. Lên luống cao khoảng 30 – 35 cm, mặt luống nên để rộng 50 – 60 cm. Bổ hốc 2 hàng so le và bón lót phân theo hốc.
5. Mật độ và khoảng cách trồng
Khoảng cách trồng tối thiểu là 30 x 30 cm. Mật độ là 110.000 cây tính theo ha.
6. Kỹ thuật trồng
Cây giống đủ tiêu chuẩn đem trồng ra ruộng, tưới và giữ đủ ẩm cho đến khi cây hồi xanh. Sau khi trồng được 15 – 20 ngày thì làm giàn cho cây. Giàn leo có thể làm theo kiểu giàn thẳng hoặc kiểu mái nhà để tiết kiệm công sức.
Vun xới làm cỏ đợt 2 sau khi trồng cây được 1 tháng, ruộng phải luôn luôn đảm bảo sạch cỏ dại, khi mưa xuống tháo nước kịp thời không để ngập úng. Nên làm cỏ kết hợp bón phân.
Cây lựu lùn – lần này là giống ăn quả nhé – tham khảo ngay