Rau sắng chuẩn hàng sẵn sàng trao tay khách. Nhanh tay ib 0966.446.329 để được tư vấn miễn phí cách đặt hàng. Chú ý số lượng có hạn.
Rau sắng là loại rau với lá non, đọt mầm hoặc chùm hoa thu hái trực tiếp từ cây sắng ( danh pháp khoa học là Melientha suavis Pierre ), loại cây thuộc họ Rau sắng ( Opiliaceae ) ( người Việt còn gọi là cây mì chính, rau ngót rừng, rau ngót quế, người Dao gọi là lai cam, người Mường gọi là tắc sắng, dân tộc Tày – Thái gọi là phyắc van và tất cả đều có nghĩa là rau ngọt ).
Khác với đa phần các loại rau trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam thì thường là những loại cây nhỏ, thân bụi, thân thảo, thì cây sắng là một dạng cây thân gỗ ( loại mộc ) mọc tự nhiên trên núi, chủ yếu là những vách đá của núi đá vôi có cao độ khoảng 100 – 200 m trở lên so với mặt nước biển ở miền Bắc Việt Nam chủ yếu ở tỉnh Lào Cai, Hà Tây, Lạng Sơn, Quảng Ninh, thậm chí vẫn thường gặp tại các khu rừng già Trường Sơn, nhưng có mật độ cao nhất là ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn và vùng đệm của vườn quốc gia này thuộc tỉnh Phú Thọ.
Mô tả cây
Thân cây sắng to, cao, có khi lên tới hàng chục mét chiều cao và đường kính thân tới 20 – 30 cm, vì vậy muốn hái lá non thường người ta phải trèo lên cây để hái. Các cành mảnh ở ngọn cây, vỏ màu lục, khi già có màu lốm đốm trắng và hoá bầu. Lá sắng mọc so le, hình ngọn giáo, thu hẹp tù lại cả hai đầu, rất nhẵn, dày, dài 7 – 12 cm, rộng 3 – 6 cm, gân phụ có từ 4 – 5 đôi, mảnh, cuống lá 4 – 5 mm. Cụm hoa ở bên, nằm ở nách của một lá đã rụng hình chuỳ phân nhánh và mảnh gồm có một cuống dài 13 cm, với các nhánh dài khoảng 4 cm. Hoa đơn tính, cao 2 mm, rất thơm. Quả gần như nạc, thuôn hay hình trứng, dài 25 mm, rộng 17 mm, khi chín màu vàng có hạch cứng chứa một hạt.
Thông tin thêm
1. Bộ phận dùng
Bộ phận dùng làm thuốc: Lá, rễ – Folium et Radix Melienthae Suavis.
2. Thành phần hóa học
Trong rau sắng có 82,4% nước; 5-5-6,5% Protid; 5,3-5,5% Glucid; 2,2% Cellulose; Axit amin ( 0,23g Lysin; 0,19 gram Methionine; 0,08 gram Tryptophan; 0,25 gram Phenylalanin; 0,45 gram Threonin; 0,22 gram Valin; 0,26 gram Leucine; 0,23 gram Isoleucine; 0,6 mg caroten ); 11,5 mg vitamin C cùng 6,5 – 8,2 % đạm.
3. Tác dụng dược lý
Chưa có công trình nghiên cứu
Rau sắng có tác dụng gì ?
1. Trong ẩm thực
Trước kia, bộ đội hành quân trên đường Trường Sơn thường phơi khô rau sắng để dành, khi nấu canh các loại rau rừng thì cho vào nồi canh mấy ngọn rau sắng thay mì chính. Vì giá trị dinh dưỡng rất cao ( hàm lượng axit amin gấp nhiều lần rau ngót ), ngon ngọt đậm đà, rau sắng ăn rất bổ cho những phụ nữ mới sinh và người mới ốm dậy, ngoài ra nó còn được coi là một vị thuốc chữa bệnh đường ruột rất tốt.
Rau sắng, bao gồm cả lá non và các đọt thân, thường được sử dụng chủ yếu để nấu canh. Bát canh rau sắng có thể nấu với một trong các nguyên liệu như xương lợn, tôm giã nhỏ, giò giống, thịt gà, cá rô, cá quả, … mỗi thứ một vị, đều rất thơm ngon và vô cùng bổ dưỡng. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của những người sành ăn, chỉ khi nấu canh suông thôi thì người ta mới cảm nhận hết những giá trị của thứ rau xanh mọc giữa trời, đất, gió, và núi này.
⇒ Đun nồi nước sôi, gia thêm chút muối ăn và nếm thấy vừa vặn thì cho nắm lá rau sắng cùng các đọt thân đã rửa sơ vào nước, chờ nước sôi lại rồi bắc ra ngay, không nên nấu nát quá tuy làm nước ngọt hơn nhưng rau lại ra bã, ăn sẽ mất ngon. Đặc biệt, không nên bỏ thậm chí cả những đọt thân hơi già và không cần phải đả động đến mì chính cho món canh này. Chậm rãi nhai từng chiếc lá, từng đọt ngọt để cảm nhận được vị bùi, vị ngọt, mùi hương thoang thoảng mát mát của chất đạm thực vật thật khó tả.
Quả sắng chín ăn ngọt như mật ong nhưng sẽ hơi rát lưỡi. Người ta thường tách vỏ để lấy hạt ninh với xương thành món canh vừa ngon ngọt, vừa bổ dưỡng.
Bonus: Rau sắng chùa Hương hiện nay trở thành thương hiệu rau sạch nổi tiếng, bán với giá khá đắt tại Lễ hội chùa Hương và hệ thống các siêu thị ở miền Bắc Việt Nam. Theo đánh giá có tính chất cảm tính của người sành ăn, rau sắng chùa Hương ăn ngon, thơm và đậm hơn các loại rau sắng nơi khác, người khác lại cho rằng rau sắng tại Kim Bảng, Hà Nam có vị ngọt đậm không đâu có thể sánh bằng. Tuy nhiên điều này chưa có đánh giá khoa học mà chủ yếu là những nhận xét được “lưu truyền trong dân gian”.
2. Trong chữa bệnh
Lá rau sắng có vị bùi ngọt, tính mát, rễ vị hơi ngăm đắng. Theo Đông y, lá và rễ rau sắng đều có tác dụng làm mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Khi bị nhiệt miệng do bia, rượu, chỉ cần giã khoảng 40 gram rau sắng chắt lấy nước uống trong khoảng hai ngày là sẽ đỡ nhiệt miệng. Lá rau sắng còn chữa sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, đái rắt, tiêu độc, … Rễ rau sắng rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống trong ngày có tác dụng lợi tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp. Ngoài ra nhân dân ta còn dùng rau sắng chữa sót nhau thai cho các sản phụ sau đẻ hoặc mắc sảy thai do rễ rau sắng cũng có tác dụng làm cho tử cung co bóp.
Một số cách dùng khác từ vị thuốc rau sắng
– Giảm cân. Do chứa rất nhiều chất xơ ngăn ngừa táo bón, tăng khả năng hấp thụ chất béo và thải ra ngoài giúp đào thải mỡ thừa, vì thế mà rau sắng giúp giảm cân hiệu quả mà lại an toàn, đặc biệt với phụ nữ cho con bú. Bạn có thể nấu những món canh ăn giảm cân hàng ngày.
– Chữa trẻ bị tưa lưỡi. Giã nát 10 gram lá rau sắng tươi sạch, vắt lấy nước rồi hòa với mật ong thấm vào bông hoặc miếng gạc sạch chà lên lưỡi, lợi và vòm họng trẻ, chỉ hai lần là trẻ nhỏ có thể bú lại được bình thường.
– Chữa sót rau thai. Lá rau sắng 40 gram rửa sạch giã nát, thêm một ít nước đã đun sôi để nguội vào. Vắt lấy chừng 100 ml nước, chia hai lần uống mỗi lần cách nhau khoảng 10 phút.
– Lợi tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp: Rễ rau sắng rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống trong ngày có tác dụng lợi tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp.
Cách trồng và thu hoạch cây rau sắng
Theo wikipedia có viết:
Cây sắng là một loại cây khá đặc biệt, cả cây cái và cây đực đều ra những chùm hoa trắng muốt lấm tấm như hoa ngâu, gọi là chùm rồng rồng, nhưng chỉ hoa những cây cái mới kết quả. Trước kia cây sắng chỉ mọc hoang dã và bị người dân khai thác kiểu tận thu mà không có bảo tồn, chăm sóc, phát triển nên là một trong những loại cây có nguy cơ tuyệt chủng cao, được đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Cây sắng ưa đất ẩm, sống bằng mùn đất do lá cây mục nát tạo ra, thường mọc dưới tán lá của những loại cây khác, không ưa các loại phân bón hóa học. Dù khá khó trồng do kén đất và nhạy cảm với các phương thức chăm sóc cơ học, cây vẫn có thể được nhân giống bằng hạt, hom rễ; trồng phân tán, trồng xen vào các khu rừng tái sinh hoặc trồng xen với cây ăn quả. Hiện nay đã có nhiều nơi trồng thành công, nhờ những dự án bảo tồn và phát triển cây sắng ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ và tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây.
Cuối mùa đông cây sắng rụng hết lá già, đến những ngày đầu của mùa xuân, khoảng tháng tháng 2, cây bắt đầu ra những ngọn lá non đầu tiên, và đến tháng 3 tháng 4 là đỉnh điểm mùa thu hoạch ngọn, lá và cả những chùm hoa. Thường cây sắng có độ tuổi từ 3-4 năm trở lên sẽ bắt đầu được thu hái, nhưng phải vài năm sau cây mới đạt hiệu suất cao nhất. Khi bị cắt những đọt ngọn, cây sẽ nhanh chóng mọc ra tua tủa những chồi non, nhưng cũng không nên khai thác quá mạnh tay vì cây sẽ còi cọc, thường trong khoảng trên dưới một tháng sau là có thể thu hoạch tiếp đợt mới.
Những chùm rồng rồng và quả non cũng được thu hái để chế biến các món ăn. Đến khoảng tháng 6, trên những cây sắng cái quả chín vàng thành chùm lúc lỉu, tròn dài và to như quả nhót, đây cũng là thời điểm đánh dấu mốc hết mùa rau sắng.
Địa chỉ bán cây rau sắng tại Hà Nội uy tín ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cây trai đỏ rủ phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 40,000 VNĐ một lần ship.