Cây quýt gai là cây gì?
Cây quýt gai còn được gọi với các biệt danh tùy theo vùng miền như là cây cúc keo, cây gai tầm xoọng, cây quýt gai rừng, quít hôi, cam trời, cây độc lực, cây gai xanh, mền tên, tửu bính lặc. Danh pháp khoa học Severinia monophylla Tanaka. Thuộc họ Cam Rutaceae. Được biết đây là một cây thuốc nam tốt với nhiều tác dụng quý như điều trị: Ho hen, viêm nhiễm và đặc biệt em nó chính là nhân tố chính được sử dụng trong bài thuốc điều trị suy thận cùng với cây Muối, cây Mực và cây Nổ Sâm Đất.
Đây là loài cây sống chuyên môn sống hoang dại, bạn có thể dễ dàng tìm thấy cây quýt gai ở nhiều nơi. Trong đó cây mọc tập trung nhiều ở hầu hết các tỉnh ở đồng bằng trung du, hải đảo, ở bờ bụi,….Các bộ phận của cây quýt gai tính từ võ, rễ, thân, lá,…đều được dùng làm thảo dược.
Đặc điểm nhận biết cây quýt gai
Đây là dạng cây nhỡ, phân cành nhánh nhiều, cao từ 1 đến 2 m, nhẵn, có gai thẳng dài đến 4 cm, xuất hiện chủ yếu ở nách lá. Do là cây thuộc họ Cam nên thân cây sẽ có chứa tinh dầu và khi phơi khô sẽ có mùi thơm. Lá nguyên, rất dai, xoan, dài từ 1.5 – 5 cm, có thể tròn hay lõm ở đầu, thon hẹp hay tròn ở gốc, không có lông, dày, cứng, có điểm các tuyến tinh dầu, gân bên khít nhau, gân mép thì đi gần sát mép, mép lá uốn xuống, cuống ngắn từ 3 – 4 mm.
Hoa trắng, gần như không cuống, mọc thành nhóm nhỏ ở nách các lá. Quả nạc, hình cầu, đường kính từ 10 đến 12 mm, có 2 hạt và khi chín sẽ có màu đen. Cây ra hoa từ tháng 6 đến 8 và có quả từ tháng 9 đến 12. Dưới đây là hình ảnh cây quýt gai cho bạn đọc tham khảo.
Thành phần khóa học và tác dụng dược lý
Cây quýt gai chữa bệnh gì ?
Trong Đông y chủ yếu dùng rễ và lá cây để làm thuốc. Cây có thể thu hái quanh năm. Rễ mang về rửa sạch thái lát, sau đó phơi khô dùng dần. Lá thường sẽ dùng tươi. Thuốc này có vị cay, mùi thơm, tính hơi hơi ấm, tác dụng khư phong giải biểu, hóa đàm chỉ khái, hành khí chỉ thống. Được dùng để trị ho do cảm mạo, viêm nhánh khí quản, sốt rét, đau dạ dày, đau bụng hay viêm xương khớp do phong thấp, đau lưng rất công hiệu. Liều dùng như sau: rễ từ 30 đến 40 g, lá từ 12 đến 15 g. Tất cả đem đi sắc nước uống.
Một số bài thuốc có sử dụng thảo dược quýt gai
– Chữa cảm cúm, nhức đầu: Chuẩn bị lá quýt và những loại lá thơm khác như sả, cúc tần, đại bi, hương nhu, lá bưởi, lá chanh…. Đem tất cả đi đun nước uống và xông cho ra mồ hôi.
– Chữa phong thấp, đau lưng, đau mình: Nguyên liệu gồm rễ quýt 16g, thổ phục linh 12g, ngưu tất 12g, thiên niên kiện 8g. Tất cả thái nhỏ, sắc với nước hoặc ngâm rượu uống. Hoặc cũng có thể nấu thành cao rồi pha thành rượu dùng dần.
– Chữa ho do phong nhiệt: Chuẩn bị vỏ rễ quýt 20g, vỏ rễ dâu 10g, rễ hoặc lá cam thảo nam 10g (hoặc cam thảo bắc 5g). Đem ba thứ đi thái mỏng. Sau đó phơi khô, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, thêm đường. Chia thành 2-3 phần uống trong ngày.
– Chữa chứng ho nhiều đờm: Quýt xanh lấy 8 – 16 quả, trộn với 1 thìa nhỏ đường kính hoặc mật ong, thêm một chút muối ăn và 5g bồ hóng (đốt bằng củi). Tất cả đem đi hấp cơm trong 15 – 20 phút. Sau đó lấy ra nghiền nát, trộn đều. Chia thành 2-3 phần uống trong ngày.
– Chữa kiết lỵ: Lấy vỏ thân quýt 20g, vỏ quả lựu 20g, vỏ quả chuối hột 20g, rễ tầm xuân 20g, búp ổi 10g. Đem hết đi thái nhỏ, phơi khô, sắc uống.
– Chữa đau bụng, lưng, gối đau nhức: Chuẩn bị rễ quýt 15-30 g, sắc nước uống.
Ngoài ra còn
– Chữa sâu răng: Đào rễ quýt, đem đi rửa sạch đất, thêm chút muối vào nhai và ngậm. Một lát răng sẽ hết đau.
– Chữa sưng tấy, ứ huyết: Lá quýt 40g, chia làm 2 phần, một phần đem đi phơi khô, sao vàng, sắc uống. Còn một phần để tươi, giã nát, đắp lên chỗ bị thương. Làm liên tục như vậy trong 3 – 4 ngày.
– Chữa mụn rò có mủ lâu ngày: Chuẩn bị trước lá quýt 20g, lá chanh 20g, tinh tre 10g. Tất cả phơi khô, tán bột, rây mịn, rắc lên vết thương.
– Chữa đinh râu: Dùng rễ quýt và bã rượu, 2 thứ bằng nhau, giã nhỏ, hơ nóng. Sau đó đắp lên chỗ đinh râu.
– Chữa rắn cắn: Lá quýt một nắm, rửa sạch, giã nhỏ, thêm ít muối cùng một chén nước đun sôi để nguội. Sau đó chắt lấy nước uống và tiến hành dùng bã đắp vào vết thương.