Xoan Ấn Độ hay sầu đâu, sầu đông, xoan sầu đâu, xoan ăn gỏi, xoan trắng, xoan chịu hạn, cây neem, tên tiếng Anh là neem, margosa, nimtree, Indian lilac (danh pháp khoa học là Azadirachta indica A.Juss.) là một cây thuộc họ Xoan Meliaceae. Đây là một trong hai loài thuộc chi Azadirachta, và sống ở các quốc gia như Bangladesh, Ấn Độ, Myanmar, và Pakistan, tại các khu vực nhiệt đới và bán nhiệt đới. Quả và hạt của cây này dùng để ép ra dầu neem. Nim là danh từ trong tiếng Hindustani bắt nguồn từ tiếng Phạn nimba (निंब). Hiện nay ở Việt Nam, xoan Ấn Độ được trồng rất nhiều ở các nơi như là Kiên Giang, Châu Đốc và Ninh Thuận.





Mô tả cây xoan Ấn Độ
Cây này lớn nhanh và có thể mọc cao tới 15 – 20 mét, hiếm khi cao tới 35 – 40 m. Đây là cây thường xanh nhưng gặp khi hạn hán thì cây có thể rụng hết lá. Nhánh cây tỏa rộng có tán rậm hơi tròn hoặc oval và có thể đạt đường kính 20 – 25 m. Lá kép lông chim dài 20 – 40 cm, có từ 20 đến 30 lá chét màu xanh lục đậm, dài khoảng 3 – 8 cm, cuống ngắn. Cụm hoa hình chùy phát sinh từ nách lá, phân nhánh bậc 3, mang từ 250 đến 300 hoa nhỏ màu trắng và thơm, dài 5 – 6 mm và rộng 8 – 11 mm. Quả hạch nhẵn giống quả ô liu, có hình dáng thay đổi từ hình bầu dục thuôn dài đến gần tròn, khi chín có kích thước từ 14 – 28 mm và rộng từ 10 – 15 mm. Vỏ quả ngoài mỏng, vỏ quả giữa (thịt) dày từ 3 – 5 mm có màu trắng ngả vàng, xơ, có vị vừa đắng vừa ngọt. Vỏ quả trong cứng, màu trắng, chứa một, hiếm khi là hai hoặc ba hạt thuôn dài, màu nâu.
Xoan Ấn Độ có vẻ ngoài tương tự như họ hàng của nó là cây xoan (Melia azedarach L.) nên rất dễ gây nhầm lẫn.
Khả năng sống của xoan Ấn Độ
Xoan Ấn Độ nổi tiếng với khả năng chịu hạn tốt. Thông thường, người ta thấy cây phát triển mạnh ở những vùng có điều kiện bán khô hạn đến bán ẩm, với lượng mưa hàng năm từ 400 – 1.200 mm. Thâm chí cây có thể phát triển ở những vùng có lượng mưa hàng năm dưới 400 mm, nhưng để sinh tồn được trong điều kiện như vậy thì cây vẫn phụ thuộc phần lớn vào mực nước ngầm.
Xoan Ấn Độ có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất vẫn là trên đất cát sâu và thoát nước tốt. Đây là một loại cây nhiệt đới đến cận nhiệt đới điển hình và tồn tại ở nhiệt độ trung bình hàng năm là 21 – 32oC. Cây có thể chịu được nhiệt độ cao đến rất cao nhưng lại chống chịu kém khi nhiệt độ xuống dưới 5oC. Chưa kể, xoan Ấn Độ còn là một trong số rất ít cây cho bóng râm phát triển mạnh ở những vùng dễ bị hạn hán như vùng ven biển khô cằn, các khu vực thuộc quận phía nam của Ấn Độ và Pakistan. Cây không hề nhạy cảm với chất lượng nước và phát triển mạnh chỉ với một giọt nước nhỏ, bất kể chất lượng có thế nào. Ở Ấn Độ và các nước nhiệt đới nơi người Ấn Độ di cư đến, cây xoan này được dùng rất nhiều với mục đích tạo bóng mát cho đường phố, hay xung quanh đền thờ, trường học và các tòa nhà công cộng khác.
Thành phần hóa học
Quả, hạt, lá, thân và vỏ cây xoan Ấn Độ chứa nhiều loại hóa thực vật, một trong số đó là azadirachtin, một limonoid được phân lập vào những năm 1960 từ hạt có tác dụng như một loại thuốc trừ sâu sinh học. Lượng azadirachtin thu được từ việc nghiền 2 kg hạt là khoảng 5 g. Ngoài azadirachtin và các limonoid liên quan, dầu hạt xoan Ấn Độ hay dầu neem còn chứa glyceride, nhiều loại polyphenol, nimbolide, triterpene và β-sitosterol. Dầu neem có màu vàng, đắng, có vị giống tỏi và chứa khoảng 2% hợp chất limonoid. Lá chứa quercetin, catechin, carotene và vitamin C.
Công dụng của lá sầu đâu
Lá sầu đâu có màu xanh, vị đắng, hậu ngọt, tính mát, hoa thì ít đắng hơn và thơm. Hàng năm, vào khoảng tháng 10 đến tháng giêng âm lịch, cây sầu đâu bắt đầu thay lá, ra hoa. Người dân thường hái lá sầu đâu để ăn và bán.
Lá sầu đâu đã được khoa học chứng minh sự hữu hiệu trong việc phòng ngừa và chữa trị bệnh. Từ xa xưa, người Ấn Độ đã dùng lá sầu đâu để làm thuốc hạ đường huyết, chống viêm, chống ung thư, kháng khuẩn, kháng nấm, chữa sốt rét. Ngoài ra nó còn có tác dụng chống oxy hóa tế bào và kháng các tác nhân gây đột biến gen hoặc ung thư và có thể trị được các bệnh như là: Tiểu đường, chứng ngứa âm hộ, bệnh ghẻ …
Lá sầu đâu là nguyên liệu chính để làm món gỏi sầu đâu. Lá trụng với nước sôi (hay ngon nhất là trụng với nước cơm sôi, được nấu bằng củi) cho bớt vị đắng. Thịt ba rọi luộc, xắt mỏng. Tôm sú luộc, bỏ vỏ. Khô sặc rằn nướng xé nhỏ. Dưa leo và xoài xanh bằm sợi. Trộn đều tất cả với nước mắm ớt pha chua, ngọt cho vừa khẩu vị. Rắc thêm một ít rau thơm, ngò rí, đậu phộng giã giập, thêm vài lát ớt vào dĩa gỏi cho có màu sắc hấp dẫn.
Mua cây xoan Ấn Độ ở đâu uy tín chất lượng ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cây giống xoan Ấn Độ phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 30k một lần ship.