Cây râu mèo chuẩn giống, khỏe mạnh tại nhà vườn Hải Đăng – 035.964.2916.
Lần cập nhật ( chỉnh sửa và cải tiến ) nội dung gần nhất: 2/9/2020;
A. Xem ảnh cây rau mèo
B. Phân loại và gọi tên
Tên thường gọi | Râu mèo |
Tên gọi khác trong Tiếng Việt | Cỏ râu mèo |
Tên Tiếng Anh | Java tea |
Tên gọi khác tại một số quốc gia, lãnh thổ, khu vực, dân tộc, bộ lạc, … | فارسی ( tiếng Ba Tư ): ارتسیفن اریستاتوس; Bahasa Indonesia ( tiếng Indonesia ): Kumis kucing; 日本語 ( tiếng Nhật ): ネコノヒゲ; Basa Jawa ( tiếng Java ): Remujung; മലയാളം ( tiếng Malayalam ): പൂച്ചമീശ; Basa Sunda ( tiếng Sunda ): Kumis ucing; ภาษาไทย ( tiếng Thái ): หญ้าหนวดแมว; lea faka-Tonga ( tiếng Tonga ): Kavaʻipusi; 中文 ( Trung văn ): 貓鬚草, 腎草, 化石草; |
Danh pháp khoa học ( hiện tại ) | Orthosiphon aristatus (Blume) Miq. |
Danh pháp đồng nghĩa | Clerodendranthus spicatus (Thunb.) C.Y.Wu |
Clerodendranthus stamineus (Benth.) Kudô | |
Ocimum aristatum Blume | |
Bộ thực vật | Hoa môi ( Lamiales ) |
Họ thực vật | Hoa môi ( Lamiaceae ) |
Chi thực vật | Orthosiphon |
C. Mô tả cây
Râu mèo là cây thân thảo, sống lâu năm, cao 0,3 hoặc 0,5 đến 1m. Thân cây có cạnh vuông, mang nhiều cành. Lá đơn mọc đối, cặp lá trước mọc thành chữ thập đối với cặp lá sau. Phiến lá gần hình thoi, dài 4-8 cm rộng 2-4 cm, mép lá có răng cưa ở 2/3 phía trên. Cuống lá rất ngắn, chừng 2 – 5 mm. Cụm hoa chùm xim co ở ngọn, thưa gồm từ 6 – 10 vòng, mỗi vòng có 6 hoa. Đài hình chuông có 5 răng. Tràng 2 môi màu trắng hay lơ nhạt. Nhị mọc thò ra ngoài và dài gấp 2 – 3 lần tràng trông hệt như râu mèo, màu hoa lúc non thì trắng, sau ngả màu xanh tím. Hoa nở suốt mùa hè. Quả bế, nhỏ, dẹt, có hạt.
Có Thầu dầu tía sợ gì bệnh trĩ – click tìm hiểu ngay
D. Thông tin thêm
1. Bộ phận dùng
Toàn cây – Herba Orthosiphonis.
2. Nơi sống và thu hái
Loài cây thuộc miền Malaixia – Châu Ðại Dương, thường được trồng nhiều ở các vùng đồng bằng và vùng núi, cây chịu ngập tốt. Trồng râu mèo chủ yếu bằng hạt. Khi dùng làm thuốc, cắt cả cây, thu hái khi cây chưa có hoa, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
Ở Việt Nam, râu mèo phân bố rải rác ở các vùng đồng bằng và tỉnh miền núi như: Cao Bằng, Thanh Hóa ( Vĩnh Lộc ), Hà Nội ( Ba Vì ), Lâm Đồng, Phú Yên ( Tuy Hòa ), Ninh Thuận ( Phan Rang ), Kiên Giang ( Phú Quốc ), … Tuy trồng nhiều nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Theo Viện Dược liệu, hằng năm nước ta nước phải nhập khẩu hàng chục tấn dược liệu cây râu mèo từ phía Trung Quốc và Campuchia.
3. Thành phần hoá học
Cây râu mèo có chứa một số thành phần sau:
– Hợp chất Steroid;
– Flavonoid;
– Alcaloid;
– Glicosid;
– Saponin;
– Tanin;
– Tinh dầu;
– Phytosterol;
– Carotenoid;
– Đường khử;
– Acid hữu cơ: Acid tartric, citric, glycolic;
– Hợp chất Uronic;
– Cholin;
– Betain;
Theo các tài liệu phân lập thành phần hóa học cũ của cây râu mèo, ta có thể khái quát như sau: Cây chứa một glycosid đắng là orthosiphonin ( ít tan trong rượu, tan nhiều trong nước ), tinh dầu, chất béo, tanin, đường và một tỷ lệ khá cao những muối vô cơ, trong đó chủ yếu là 2 muối kali.
Lá của cây chứa một lượng cao muối kali ( 0,738% trong lá sạch ), vết dầu, saponin ( Casparis và Ferrier năm 1993 ), β – sitosterol, α – amyrin, terpen ancol ( Orthosiphonin ).
Ngoài ra, cao chiết bằng butanol có chứa 4,5% saponosid. Bằng sắc ký lớp mỏng với hệ BuOH-AcOH-H2O ( 8:1:5 ), Efimora và cộng sự ( năm 1968 ) đã phát hiện 5 glicosid và đặt tên là Orthosiphonosid A, B, C, D, E. Các saponosid này đều hiện màu tím hồng với thuốc thử Acid phosphoronframic chứng tỏ các saponosid trên thuộc nhóm triterpenoid, tuy nhiên cấu trúc quá phức tạp nên chưa được xác định rõ.
Cũng theo các tài liệu trên, các nhà khoa học cũng đã cô lập được các flavonoid sau:
+ Scutelarein tetrametyl ete;
+ 3′-hydroxyl-4′,5,6,7-tetrametoxy flavon;
+ 3′,4′,5,6,7-pentametoxy flavon ( isosinensetin ), 5-hydroxy-6,7,3′,4′-tetrametoxy flavon;
+ 3′,5-dihydroxy-4′,6′,7′-trimetoxy flavon ( = eupatorin );
+ sinensitin;
4. Tác dụng dược lý
Các tác giả G.A. Schut và J.H.Zwaving ( đến từ Hà Lan) đã xác định tác dụng lợi tiểu của 2 flavon sinensetin và 3-hydroxy-3,6,7,4-tetrametoxy flavon bằng đường tiêm tính mạch với liều lượng 10g/kg, lượng nước tiểu thu được sau 140 phút là 410mg, còn Sinensetin dùng cùng liều trên, lượng nước tiểu thu sau 160 phút được xác định là 614mg, trong khi đó ở lô chuột đối chứng, sau 120 phút, không thu được một lượng nước tiểu nào. Hai flavon trên cùng lấy một liều 1mg/kg có so sánh với tác dụng của hydrochlorothiazid thấy tác dụng lợi tiểu yếu hơn và xuất hiện chậm. Đồng thời, các tác giả cũng khẳng định 2 flavon trên với liều 10mg/kg trên chuột cống trắng, không thể hiện tác dụng lợi mật.
++ Hơn nữa xuất phát từ tác dụng điều trị viêm thận của râu mèo, 2 tác giả trên đã tiến hành nghiên cứu tác dụng chống viêm và tác dụng kháng khuẩn của các flavon chiếc tách từ thảo dược này. Kết quả cho thấy trên thí nghiệm gây viêm bằng phương pháp cấy viên bông (cotton-pellet), sinensentin không thể hiện tác dụng chống viên. Về tác dụng kháng khuẩn, đã nghiên cứu với các chủng Escherichia coli, Proteus mirabilis, Pseudômnas aeruginosa, Staphylococcus aureus và Enterococcus là những chủng có thể gây nhiễm đường tiết niệu, kết quả cho thấy cả 3 flovon sinensetin, tetramethylsutellarein và 3’– hydroxy-3,6,7,4’-tetrametoxy flavon đều không có tác dụng kháng khuẩn với các chủng đã nêu ở trên.
5. Dược lý lâm sàng
Theo các tác giả Ấn Độ, râu mèo rất có ích theo đều trị bệnh thận và phù thũng. Trên bệnh nhân, râu mèo có tác dụng làm kềm hóa máu, sự có mặt của hoạt chất orthosiphonin và muối kali trong dược liệu râu mèo có tác dụng giữ cho acid uric và muối urat ở dạng hòa tan, do đó phòng ngừa khỏi sự lắng đọng của chúng để tạo thành sỏi thận. Do vậy nói râu mèo là khắc tinh của sỏi thận cũng không quá chút nào. Ở Thái Lan, thí nghiệm trên những người tình nguyện khỏe mạnh, dịch râu mèo có tác dụng làm tăng sự bài tiết citrat và oxalat. Được biết Oxalat với hàm lượng cao có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Ngoài ra, dịch chiết lá râu mèo có tác dụng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, nhưng tác dụng này không hề được khằng định, cơ chế tác dụng có thể là do kích thích sự hình thành glycogen ở gan. Các chất sinensetin và tetramethylscutellarein có tác dụng ức chế tế bào u báng Ehrlich.
Vọng cách bảo vệ gan- ngại gì không mua
E. Cây rau mèo có tác dụng gì ?
Râu mèo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Thực tế ứng dụng râu mèo làm tăng lượng nước tiểu và thúc đẩy nhanh sự bài tiết urê, các chlorua và acid uric. Ngoài ra cây còn có tác dụng tốt đối với các chứng rối loạn đường tiêu hóa, bệnh thấp khớp, đau lưng, đau nhức khớp xương. Hơn nữa thảo dược còn có tác dụng tốt đối với bệnh xung huyết gan và bệnh đường ruột.
Hiệu quả có được từ Râu mèo là do tác dụng kết hợp của glycosid với các muối kiềm, các chất giống như tanin của dầu thơm và của một saponin. Dịch chiết bằng nước giàu hoạt chất hơn ( đến 28,8%). Nhưng cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Xem thêm sản phẩm – sương sâm lông
F. Kỹ thuật trồng râu mèo
1. Chọn vùng trồng
Đất trồng cây râu mèo không cần đòi hỏi khắt khe. Đất thịt nhẹ chứa nhiều mùn, tầng canh tác dày vẫn là tốt nhất, độ pH tối thiểu từ 5,5 – 7,0. Nhiệt độ thích hợp có thể từ 20 – 30oC, độ ẩm 80 – 90 % , là cây ưa ẩm và ưa sáng. Đất kém cây vẫn có thể sinh trưởng nhưng năng suất thấp hơn.
2. Giống và kỹ thuật làm giống
Có 2 phương pháp nhân giống nhân giống râu mèo là vô tính và hữu tính. Với phương pháp nhân giống vô tính ( giâm cành) cho hiệu suất nhân giống cao, dễ áp dụng với nhiều người, do đó trong thực tế sử dụng phương pháp này là chủ yếu.
3. Thời vụ trồng
Có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất vẫn là vào mùa xuân từ tháng 2 – 4 hàng năm với các tỉnh phía bắc và vào đầu mùa mưa với các tỉnh thuộc miền nam.
4. Kỹ thuật làm đất
Đất phải được cày sâu 25 – 30 cm, tiến hành để ải, bừa kỹ, làm nhỏ đất, nhặt sạch cỏ dại, chia luống 1,0 – 1,2 m và bón toàn bộ phân lót, lên luống cao 20 – 25 cm, luống rộng tối thiểu 70 – 80 cm, rãnh rộng 30 – 40 cm, độ dài tùy thuộc theo ruộng trồng.
5. Mật độ và khoảng cách trồng
Khoảng cách trồng sẽ là 20 x 40 cm. Mật độ 125.000 cây/ha.
6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc.
Trồng cây giống đủ tiêu chuẩn theo mật độ xác định. Sau khi trồng, tưới và giữ ẩm để cây có thể nhanh bén rễ. Từ khi trồng đến khi cây ra rễ ( hoặc ra lá mới sau khi thu hoạch các lứa) 7 – 10 ngày, cần đảm bảo độ ẩm thường xuyên đạt 80% ( mỗi ngày tưới 1 lần), trong thời gian này loại bỏ những cây chết, dị dạng, bị sâu bệnh, và dặm cây mới.
Khi râu mèo bước vào giai đoạn phát triển mạnh ( thường sau trồng hoặc cắt dược liệu 45 – 60 ngày) phải luôn luôn tiến hành giữ ẩm 50 -60 % . Trước khi bón thúc kết hợp làm cỏ, xới xáo nếu không đủ ẩm phải tiến hành tưới bổ sung. Khi cây bắt đầu ra hoa có thể thu hoạch.
7. Thu hoạch và sơ chế
– Thu hoạch: Thu hoạch vào thời điểm trước khi cây nở hoa. Mỗi năm sẽ cho thu hoạch 2 – 3 lứa cắt ( lứa đầu tiên thu sau khi trồng 2,5 – 3 tháng ). Sau 2 – 3 năm nên trồng cây mới để năng suất cao hơn.
– Sơ chế: Cắt toàn bộ thân lá cách gốc ít nhất khoảng độ 20 – 25 cm, cắt ngắn từ 2 – 3 cm, phơi hoặc sấy khô đến khi bẻ cuộng thấy dòn là chon gay vào túi nilon.
Phong lộc hoa – món quà ý nghĩa cho người tuổi Sửu – sưu tầm ngay
G. Mua giống râu mèo ở đâu chất lượng ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm giống cây râu mèo phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 40k một lần ship.