Cây cò ke hay bung lai (danh pháp khoa học là Microcos tomentosa Sm.; đồng nghĩa: Grewia paniculata Roxb. ex DC.), là một loài thực vật có hoa thuộc họ Cảm quỳ Malvaceae.


Mô tả cây cò ke
Cò ke – Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam – Tập 1 – Đỗ Huy Bích và các tác giả khác:
Cây nhỡ hay cây to, cao 6 – 12 mét, có khi hơn. Cành mọc vặn vẹo, non có lông màu hung, sau nhẵn và có khía. Lá mọc so le, hình bầu dục – thuôn, có cuống ngắn, dài 15 cm, rộng 6cm, gốc tròn không đều, đầu bằng hoặc hơi lõm, giữa có mũi nhọn ngắn, có răng cưa ở phía đầu lá, mặt dưới phủ lông tơ mềm, màu xám nhạt, 3 gân chính xuất phát từ gốc, cuống to, dài 0,6 – 1 cm, có lông.
Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm chùy, dài 13 – 15 cm; hoa nhiều màu trắng ngà, đài 5 răng có lông ở hai mặt, tràng 5 cánh thuôn, hơi cụt ở đầu, có lông ở lưng, ngắn hơn lá đài, nhị nhiều, chỉ nhị có lông ở gốc, bầu 3 ô, có lông.
Quả hình cầu, màu đen, có lông, chứa một hạt. Mùa hoa quả: Tháng 4 – 8.
Phân bố và bộ phận dùng
Cò ke – Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam – Tập 1 – Đỗ Huy Bích và các tác giả khác:
Chi Grewia L. có khoảng vài chục loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam, có 24 loài phân bố rải rác khắp nơi.
Cò ke phân bố tương đối phổ biến ở một số nước nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á, bao gồm Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam. Cò ke có ở các tỉnh miền núi và trung du, đặc biệt từ Nghệ An, Thanh Hóa trở vào đến Tây Nguyên.
Cò ke là loài cây ưa sáng, mọc nhanh, thường mọc đôi khi gần như thuần loại trong các quần hệ cây bụi trên đất sau nương rẫy, ở đồi hoặc rừng thứ sinh. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, ra hoa quả nhiều, nhân giống tự nhiên từ hạt. Cây mọc từ hạt sau từ 2 – 3 năm có thể lên đến 2 mét và bắt đầu ra hoa. Với đặc điểm là cây ưa sáng, cò ke sẽ phát triển kém dần nếu bị các loại gỗ khác mọc vượt lên che bóng. Do đó người ta thường coi cò ke và một số loài cây bụi ưa sáng khác là những cây tiên phong, trong quá trình diễn thế thứ sinh, mà đỉnh cao là các quần xã rừng mưa.
Bộ phận dùng: Rễ, vỏ thân và lá.
Công dụng và liều dùng cây cò ke
Cò ke có vị chua, chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thực, trừ chướng.
Cò ke mới chỉ được dùng làm thuốc trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân. Rễ cây rửa sạch, thái mỏng sau đó phơi khô, 8 – 10g sắc với 200ml nước 50ml uống trong ngày chữa ho, đau bụng. Vỏ thân đem cạo sạch lớp vỏ ngoài, sau đó thái mỏng, phơi khô, 8g phối hợp với hậu phác nam (8g), vỏ cây cù đèn (8g), rễ cây găng trắng (6g). Sắc lấy nước uống để chữa sổ mũi, cảm lạnh. Ngoài ra, vỏ thân phơi khô, tán thành bột mịn, rắc vào vết thương để cầm máu. Ở một số vùng, người ta dùng lá cò ke nấu lấy nước uống làm chè giải khát và ăn quả để tẩy giun
Theo tài liệu nước ngoài, ở Malaysia, nước sắc từ rễ cò ke dược dùng để chữa sốt, nước hãm hoặc nước ép từ lá của cây để chữa chứng đau bụng. Lá giã đắp chữa ghẻ ngứa. Ở Indonesia, lá giã nát lấy nước bôi chữa tưa lưỡi ở trẻ em. Ở Ấn Độ, cò ke chữa tiêu hóa kém, mẩn ngứa, eczema, kiết lỵ. Ở Trung Quốc, lá chữa cảm mạo, bụng chướng đầy, hoàng đản, rết cắn. Liều dùng là 30 – 60g lá tươi, sắc nước uống trong ngày.
Địa chỉ bán cây giống cò ke uy tín chất lượng ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cây giống cò ke phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 30k một lần ship.