Ảnh tham khảo
Vielblütiger Knöterich (Polygonum multiflorum). Tác giả: Fanghong. Ngày tạo: Ngày 13, tháng 9, năm 2005. Nguồn: Wikipedia Common.
Phía bên trái bức ảnh, cây leo thuận tay trái (S-twist) chính là loài Polygonum multiflorum var. hypoleucum 台灣何首烏. Và bên phải là 2 cây leo thuận tay phải (Z-twist); một là loài Dioscorea polystachya (Chinese yam 山藥), và hai là loài Mikania micrantha 小花蔓澤蘭. Tất cả các cây leo trên đang quấn quanh thân của loài Prunus campanulata 山櫻花. Tác giả: Jidanni. Ngày tạo: Ngày 26, tháng 7, năm 2020. Nguồn: Wikipedia Common.
Loài rệp vảy 介殼蟲 được mang đi bởi loài kiến Dolichoderus thoracicus 琉璃胸螞蟻 ngay trên thân cây Polygonum multiflorum var. hypoleucum (Ohwi) Liu, Ying & Lai 灣何首烏, vốn đang quấn quanh thân cây tre Dendrocalamus latiflorus ở khu vực đồi miền trung Đài Loan, độ cao 790 mét. Tác giả: Jidanni. Ngày tạo: Ngày 4, tháng 5, năm 2020. Nguồn: Wikipedia Common.
Rễ cây Fallopia multiflora (syn. Polygonum multiflorum) phơi khô. Ảnh chụp ở Kent, Ohio bằng máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix (model DMC-LS75). Tác giả: Badagnani. Ngày tạo: Ngày 6, tháng 2, năm 2008. Nguồn: Wikipedia Common.
Hà thủ ô đỏ hay giao đẳng, dạ hợp, … ( danh pháp khoa học là Reynoutria multiflora (Thunb.) Moldenke; đồng nghĩa: Polygonum multiflorum Thunb. ), là một loài thực vật có hoa thuộc họ Rau răm ( Polygonaceae ), bộ Cẩm chướng ( Caryophyllales ). Loài cây này được sử dụng chủ yếu để làm thuốc.
- Tên địa phương: Hà thủ ô;
- Tên gọi khác: Giao đằng, dạ hợp, địa tinh, khua lình ( Thái ), …
- Nguồn gốc sản phẩm: Nhà vườn Hải Đăng;
- Quy cách: Trồng trong bầu ươm kích thước 15 – 20 cm;
- Tỉ lệ đồng đều: ≥ 95%;
- Thuộc danh mục cây dược liệu;
Đặc điểm giống
Cây hà thủ ô đỏ còn có tên gọi khác là giao đằng vì dây leo xoắn vào nhau, hoặc dạ hợp vì đêm quấn vào nhau. Đây là một loại dây leo sống lâu năm. Mặt ngoài thân có màu xanh tía có những vân hoặc bì khổng , mặt thân khá nhẵn, không có lông như nhiều loại dây leo khác. Lá hà thủ ô đỏ mọc so le, cuống dài. Phiến hình tim hẹp, dài 4 – 8 cm, rộng 2 – 5 cm, đầu nhọn, phía cuống hình tim, hoặc hình mũi tên tùy theo cách nhìn. Mép nguyên và hơi lượn sóng, cả hai mặt đầu nhẵn và không có lông. Lá kèm mỏng, màu nâu nhạt ôm lấy thân. Hoa nhỏ, cuống ngắn 1 – 3 mm, mọc thành chùm nhiều nhánh. Cánh hoa màu trắng. Nhị 8 với 3 nhị dài hơn, bầu hình 3 cạnh. Mùa hoa tháng 10, mùa quả tháng 11. Quả 3 cạnh, khô, không tự mở.
Sản phẩm mới: Kim ngân hoa
Một số thông tin khác
- Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì ? Hà thủ ô đỏ tươi là một vị thuốc nam có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt củ Hà thủ ô đỏ khi kết hợp sử dụng và chế biến cùng với một số vị thuốc nam sẽ tạo nên một loại thuốc quý giúp da dẻ hồng hào, giúp tóc bạc chuyển tóc đen, trị được bệnh tóc bạc sớm, hỗ trợ điều trị yếu sinh lý nam giới, tốt cho xương khớp, mát gan, thải độc, giảm căng thẳng, mệt mỏi, …
- Nhân giống: Giâm cành hoặc gieo hạt. Nguyên liệu thu từ vườn cây đầu dòng. Sản xuất tuân thủ theo quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt, bảo đảm cây giống hoàn toàn sạch sâu bệnh.
- Cự ly trồng hữu hiệu: 0,5 x 1m.
- Đặc tính sinh thái: Hà thủ ô đỏ là loại cây ưa nắng, mọc tốt ở các vùng đất khác nhau kể cả nơi đất nghèo kiệt, vùng có độ tán che thấp 0,3 – 0,5 ( 30 – 50 % ). Thấy có ở khắp nơi thuộc Bắc bộ, phổ biến ở nơi có nhiệt độ mùa khô 8 – 25oC và mùa nóng từ 25 – 38oC. Lượng mưa hàng năm từ 1.100 – 2.000 mm, đất ẩm, thoát nước tốt,
- Lợi ích xã hội: Tạo nhiều công ăn việc làm, sử dụng được nhiều lao động tham gia khai trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ, … Góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho cư dân địa phương.
- Trong văn học: Theo Wikipedia ( phía dưới ).
Do dược tính, hà thủ ô đỏ trong văn học ( đặc biệt là trong thể loại tiểu thuyết kiếm hiệp ) được hình tượng hoá lên thành một vị thuốc trường sinh.
Từ ngàn xưa Cổ Nhân đã dạy: “Muốn cho xanh tóc đỏ da. Rủ nhau lên núi tìm Hà Thủ Ô”. Cứ như vậy cây Hà thủ ô đi vào tiềm thức cháu con, với nhiều thế hệ sau này cũng thế cái tên hà thủ ô khá gần và quen thuộc.
Hà thủ ô có hai loại là đỏ và trắng. Tuy nhiên người ta thường dùng hà thủ ô đỏ trong điều trị. Tên khoa học là P. multiflorum, nghĩa là có nhiều đốt, nhiều hoa. – Hà thủ ô là dạng dây leo mà đặc tính khá lạ, cứ về đêm là chúng dạ hợp với nhau. Thân dài, là mọc xen kẽ, hoa màu trằng mọc thành từng chùm, cuống dài. Mùa hoa thường vào tháng 10, cây thường chỉ mọc ở những miền núi rừng xa xôi như Hoàng Liên Sơn, Hòa Bình, Tây Bắc, …
Xem thêm: Ba kích tím
Thành phần hóa học
Theo GS.TS Đỗ Tất Lợi trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”:
Hà thủ ô đã được hai nhà nghiên cứu Nhật Bản nghiên cứu từ năm 1923 ( Nhật Bản dược học tạp chí, 42: 144, 1923 ). Theo các tác giả, hà thủ ô của Tứ Xuyên, Trung Quốc có các chất sau đây:
Các chất anthraglucozit với tỷ lệ 1,7 % trong đó chủ yếu là Chrysophanol, Emodin và Rhein.
Ngoài ra còn có chất đạm 1,1 %; tinh bột 45,2 %; chất béo 3,10 %; chất vô cơ 4,5 %; các chất tan trong nước 26,40 %; Lecithin.
Lecithin thường được dùng trong những trường hợp thiếu dinh dưỡng, thần kinh suy nhược.
Các anthraglucozit có tác dụng làm tăng sự bài tiết của dịch tràng, xúc tiến sự co bóp của ruột giúp cho sự tiêu hóa và cải thiện dinh dưỡng.
Tác dụng dược lý
Cũng theo GS.TS Đỗ Tất Lợi trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”:
Mẫn Bính Kỳ đã báo cáo trong Nhật dược chí (11-1-1950) về tác dụng dược lý của Hà thủ ô như sau:
1. Cho thỏ uống nước sắc hà thủ ô rồi theo dõi ảnh hưởng đối với lượng đường trong máu thì thấy sau khi uống 30 phút đến 60 phút, lượng đường trong máu tăng tới mức cao nhất, sau đó giảm dần, 6 giờ sau khi uống thuốc, lượng đường trong máu so với mức bình thường thấp hơn 0,03 %.
2. Lecithin là thành phần chủ yếu của thần kinh hệ cho nên hà thủ ô có thể dùng trong những trường hợp suy nhược thần kinh và bệnh về thần kinh. Lecithin còn giúp sự sinh ra huyết dịch và bổ tim.
Dung dịch Lecithin pha loãng 1/10.000 đến 1/200.000 có tác dụng làm mạnh tim cô lập, nếu tim đã yếu mệt thì tác dụng lại càng rõ rệt hơn.
Lecithin là một nguồn photpho dễ hấp thụ và giúp chi hiện tượng chuyển hóa chung được cải thiện.
3. Do thành phần anthraglucozit, hà thủ ô có tác dụng làm xúc tiến sự co bóp của ruột, xúc tiến sự tiêu hóa, cải thiện dinh dưỡng.
Quy trình trồng hà thủ ô đỏ
1. Thời vụ trồng
Có thể trồng vào vụ xuân hoặc vụ thu, chọn những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ.
2. Phương thức trồng và mật độ trồng
– Trồng hà thủ ô đỏ dưới tán rừng tự nhiên: Cần tiến hành căn cứ vào hiện trạng thực bì của đối tượng rừng trồng mà quyết định trồng theo băng, theo ô hay theo đám.
+ Nếu trồng theo băng thì chừa rộng 1,5 – 2,5 m; còn băng thì chặt rộng 1 – 1,5 m. Lưu ý là băng được phát dọn sạch thực bì rồi mới cuốc hố trồng cây trên đó. Trên các băng, khoảng cách giữa các cây tối thiểu là 60 – 80 cm.
+ Trồng theo đám thì cần chọn những khoảng rừng có độ tán che thích hợp rồi trồng rải rác cây giống vào đó. Trồng sao cho khoảng cách tối thiểu giữa các cây cũng từ 60 – 80 cm.
– Trồng hà thủ ô đỏ dưới tán rừng trồng: Có thể trồng dưới những tán Keo, tán Quế, Sưa, Sấu, Hòe, … Sau khi trồng các cây trồng chính từ 1 – 2 năm thì tiến hành trồng cây xen vào giữa các hàng cây lấy gỗ, ăn quả, cây bóng mát. Đảm bảo khoảng cách giữa các cây tối thiểu là 60 – 80 cm.
– Trồng trong vườn hộ gia đình: có thể trồng dưới tán các loại cây ăn quả thường thấy nhất như: Mít, Vải, Nhãn, Bưởi, Na, … Đảm bảo khoảng cách giữa các cây cũng tối thiểu là 60 – 80 cm.
– Trồng nơi đất trống: Có thể tận dụng nơi đất trống như đất nương rẫy, đất đồi còn tốt. Trồng với khoảng cách là 50 – 80 cm và có giàn cho dây leo. Trường hợp này ta có thể xen canh với những cây công trình làm cây bóng mát mau lớn như: Bàng Đài Loan, Chiêu Liêu, Sấu, Ban Tím, Muồng Hoàng Yến hay Gáo Vàng.
3. Làm đất, bón lót và trồng cây
– Làm đất: Nếu đất phẳng thì cần tiến hành lên luống để tránh ngập úng làm thối rễ. Đất dốc thì tiến hành đào hố sâu 30 x 30 cm.
– Bón lót: Tiến hành bón lót 5 kg phân chuồng hoai + 0,2 kg supe lân hoặc 0,3 kg phân NPK cho mỗi hố, đảo đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố.
– Trồng cây: Trước tiên dùng dao, kéo sắc rạch bỏ túi bầu ( tránh để vỡ bầu ), sau đó đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén nhẹ. Trồng xong thì cần tưới nước đẫm nước ngay để tránh mất nước và giúp rễ tiếp xúc với đất được tốt. Sau trồng khoảng 15 tháng cần phải cắm cọc cho hà thủ ô đỏ leo lên vì cây vươn ngọn rất nhanh.
4. Kỹ thuật chăm sóc
Sau khi trồng xong cần tưới ẩm cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây bén rễ có ngọn vươn lên.
Trong 2 năm đầu, mỗi năm nên định kỳ chăm sóc 2 – 3 lần và từ năm thứ 3 mỗi năm thì 1 – 2 lần. Nội dung chăm sóc là cuốc xới đất xung quanh khóm cây, nhặt cỏ dại và diệt bỏ những cây bị chèn ép. Năm thứ 2 bón bổ sung khoảng 3 kg phân chuồng hoai hoặc 0,3 kg NPK cho mỗi gốc.
Địa chỉ bán hà thủ ô đỏ tại Hà Nội uy tín ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cây hà thủ ô đỏ phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 40,000 VNĐ một lần ship.
Video về cây hà thủ ô đỏ
Tài liệu tham khảo
+ Hà thủ ô đỏ – Wikipedia Tiếng Việt
+ Fallopia multiflora (Thunb.) Hara – tracuuduoclieu.vn
+ Những Cây thuốc và Vị thuốc Việt Nam – GS.TS Đỗ Tất Lợi
+ Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ – tiepthinongnghiep.com
Tìm kiếm liên quan
- Viên uống hà thủ ô có tác dụng gì
- Cách dùng hà thủ ô
- Cây hà thủ ô
- Bột hà thủ ô đỏ
- Hình ảnh củ hà thủ ô đỏ
- Tác dụng của hà thủ ô đỏ viên mật ong
- Ngâm rượu hà thủ ô đỏ
- Cách nhận biết cây hà thủ ô đỏ
Sản phẩm liên quan: Cây vọng cách