Cốt khí chuẩn hàng, sẵn sàng trao tay khách.
Bản chỉnh sửa gần nhất: 21/7/2021.
A. Hình ảnh cốt khí
C. Phân loại và gọi tên
Tên thường gọi | Cốt khí |
Tên gọi khác trong Tiếng Việt | Hoạt huyết đa, tử kim long, ban trượng căn, hổ trượng căn, điền thất ( miền Nam ) |
Tên Tiếng Anh | Asian knotweed, Japanese knotweed |
Tên gọi khác tại một số quốc gia, lãnh thổ, khu vực, dân tộc, bộ lạc, … | |
български ( tiếng Bungaria ): Японска фалопия català ( tiếng Catalunya ): Fallopia japonica čeština ( tiếng Séc ): křídlatka japonská Cymraeg ( tiếng xứ Wales ): Canclwm Japan dansk ( tiếng Đan Mạch ): Japanpileurt, Japan-Pileurt Deutsch ( tiếng Đức ): Japanischer Staudenknöterich Esperanto ( Quốc tế ngữ ): Japana falopio español ( tiếng Tây Ban Nha ): Fallopia japonica eesti ( tiếng Estonia ): vooljas pargitatar Euskara ( tiếng Basque ): Japoniar piper-belar فارسی ( tiếng Ba Tư ): فالوپیا جاپنیکا suomi ( tiếng Phần Lan ): japanintatar français ( tiếng Pháp ): Renouée du Japon Gaeilge ( tiếng Ireland ): Glúineach bhiorach hrvatski ( tiếng Croatia ): Japanski dvornik magyar ( tiếng Hungary ): Ártéri japánkeserűfű 日本語 ( tiếng Nhật ): イタドリ 한국어 ( tiếng Hàn ): 호장근 lietuvių kalba ( tiếng Litva ): Japoninis pelėvirkštis latviešu valoda ( tiếng Latvia ): Japānas dižsūrene 文言 ( Văn ngôn ): 虎杖 norsk bokmål ( tiếng Na Uy – ngôn ngữ viết bokmål ): Parkslirekne Nederlands ( tiếng Hà Lan ): Japanse duizendknoop polski ( tiếng Ba Lan ): Rdestowiec ostrokończysty Rumauntsch ( tiếng Romansh ): Badalestg giapunais limba română ( tiếng România ): Iulișcoa русский ( tiếng Nga ): Рейнутрия японская slovenčina ( tiếng Slovak ): Pohánkovec japonský slovenščina ( tiếng Slovene ): Japonski dresnik svenska ( tiếng Thụy Điển ): Parkslide украї́нська мо́ва ( tiếng Ukraina ): Далекосхідна гречка японська 中文 ( Trung văn ): 虎杖 中文(中国大陆): 虎杖 中文(台灣): 虎杖, 黃藥子 | |
Danh pháp khoa học ( hiện tại ) | Reynoutria japonica Houtt. |
Danh pháp đồng nghĩa | Fallopia compacta (Hook.f.) G.H.Loos & P.Keil |
Fallopia japonica (Houtt.) Ronse Decr. | |
Pleuropterus zuccarinii (Small) Small | |
Bộ thực vật | Cẩm chướng ( Caryophyllales ) |
Họ thực vật | Rau răm ( Polygonaceae ) |
Chi thực vật | Reynoutria |
Nguồn gốc |
C. Mô tả cây
Cốt khí là một cây nhỏ sống lâu năm, thân mọc thẳng, thường cao 0,5 – 1 m nhưng đặc biệt có nơi cao tới 2 m. Thân không có lông, trên thân và cành thường có những đốm màu tím hồng. Lá mọc so le có cuống ngắn. Phiến lá hình trứng, rộng, đầu trên hơi thắt nhọn, phía cuống hoặc hơi phẳng hoặc hẹp lại, mép nguyên, dài 5 – 12 cm, rộng 3,5 – 8 cm, mặt trên màu xanh nâu đậm mặt dưới màu nhạt hơn. Cuống dài 1 – 3 cm. Bẹ chìa ngắn. Hoa mọc thành chùm ô kẽ lá, mang rất nhiều hoa nhỏ. Cánh hoa màu trắng. Hoa khác gốc. Hoa đực có 8 nhị: Hoa cái có bầu hình trứng với 3 cạnh, 3 núm. Quả khô, 3 cạnh, màu nâu đỏ.
D. Thông tin thêm
1. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây cốt khí mọc hoang ở nhiều nơi đặc biệt rất nhiều ở Sapa: Mọc hoang ở đổi núi hoặc ven đường. Miền đồng bằng có mọc và được trồng để lấy củ làm thuốc. Trồng bầng củ, rất dễ mọc. Còn thấy ở Trung Quốc ( Giang Tô, Triết Giang ).
Trồng thử ở đồng bằng, chúng tôi thấy cây ra hoa vào các tháng 8 – 9, ra quả vào các tháng 9 – 10. Thường người ta ít chú ý vì hoa quả rất nhỏ cho nên ít người trông thấy nên thường người ta nói cây này không có hoa. Mùa thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu ( tháng 8 – 9 ), có nơi thu hái vào các tháng 2 – 3. Đào về, cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất cát cắt thành từng mẩu ngắn dài không đều hoặc thái mỏng, phơi hay sấy khô.
Vị thuốc dài ngắn không đều, thường dài 1 – 8 cm, đường kính 0,6 – 2 cm, mặt ngoài màu nâu vàng, khi bẻ hay cắt ngang có màu vàng; mùi không rõ, vị hơi đắng.
2. Thành phẩn hoá học
Trong rễ cày này có antraglucozit chủ yếu là Emodin hay 6-Methyl-1,3,8-trihydroxyanthraquinone C15H10O5; Emodin monometyl ête C16H12O5 dưới dạng tự do và kết hợp. Ngoài ra còn có chất Polygonin C21H20O10 và Tanin.
E. Công dụng của cây cốt khí
Trong nhân dân Việt Nam củ cốt khí là một vị thuốc dùng chữa tê thấp, do bị ngã, bị thương mà tổn thương đau đớn; còn là một vị thuốc thu liễm cầm máu.
Vị thuốc được ghi trong bộ Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân ( Trung Quốc, thế kỷ 16 ). Theo tính chất ghi trong tài liệu cổ thì vị thuốc có tác dụng lợi tiểu, thông kinh, giảm đau giảm độc, dùng cho những người bị kinh nguyệt bế tắc, kinh nguyệt khó khăn đau đớn, do bị ngã bị thương mà đau đớn, đẻ xong huyết ứ, bụng trướng, tiểu tiện khó khăn.
Ngày dùng 6 – 10 gram dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu cùng nhiều vị thuốc khác mà uống.
Tài liệu tham khảo
- “NHỮNG CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC VIỆT NAM” của GS.TS Đỗ Tất Lợi;