Sửa chính tả và điều chỉnh lại nội dung: 26/3/2025;
Giần sàng hay còn gọi xà sàng, tên tiếng Anh là Monnier’s snowparsley (danh pháp khoa học là Cnidium monnieri Cusson) là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa tán (Apiaceae). Tên giần sàng vì cụm hoa trông từ trên xuống giống cái giần hay cái sàng gạo. Người xưa nói vì rắn hay nằm lên trên và ăn hạt cây này do đó gọi tên là xà = rắn, sàng = giường.
Người ta dùng xà sàng tử (Fructus Cnidii) là quả phơi hay sấy khô của cây xà sàng.


Mô tả cây xà sàng tử
Cây xà sàng là một loại cỏ cao từ 0,4 – 1m. Thân có vạch dọc. Lá hai lần xẻ lông chim, chiều rộng của thùy 1 – 1,5mm. Cuống lá dài 4 – 8cm. Có bẹ lá ngắn. Hoa mọc thành tán kép. Tổng bao có ít lá bắc hẹp. Cuống hoa dài 7 – 12cm, dài hơn lá. Quả dài 2 – 5mm, có dìa mỏng.
Thông tin thêm
1. Phân bố, thu hái, chế biến
Thời kỳ ra hoa từ tháng 4 đến tháng 7, thời kỳ đậu quả từ tháng 6 đến tháng 10.
Thường mọc ở cánh đồng, ven đường, đồng cỏ và vùng đất ngập nước ven sông.
Phân bố chủ yếu ở Đông Trung Quốc, Trung Nam, Tây Nam, Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc Trung Quốc. Nó cũng có ở Liên Xô, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Bắc Mỹ và các nước châu Âu khác.
2. Bộ phận sử dụng
Quả của cây Xà sàng được dùng làm thuốc, thường được gọi là Xà sàng tử. Thu hái khi quả chín vào mùa hè và mùa thu. Hái quả và phơi khô hoặc cắt bỏ những phần trên mặt đất đem phơi nắng, đập nhỏ quả và rây để bỏ tạp chất.
3. Thành phần hoá học
Tinh đầu: Với tỷ lệ 1,3% có mùi hắc đặc biệt. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là chất pinene, camphene và bornyl isovalerianate (bornyl isovalerate).
Chất Osthol (tên Việt: ostola) tinh thể không màu có công thức C15H16O3, độ chảy 82 – 83oC.
Chất dầu màu đen xanh có thành phần chủ yếu là 92,66% axit béo không no, 4,56% axit béo no và 0,38% chất không xà phòng hóa được, 3,27% glyxerin.
Công dụng theo y học cổ truyền
Xà sàng theo Y học cổ truyền có vị cay đắng, tính ấm và quy kinh Thận. Có tác dụng táo thấp sát trùng, khu phong tán hàn, ôn thận tráng dương. Dùng chữa liệt dương, tử cung lạnh, tiết dịch âm đạo ẩm lạnh, đau thắt lưng, chàm ghẻ ngứa.


Công dụng theo y học hiện đại
1. Tác dụng chống loãng xương
Từ các nghiên cứu, các thành phần hóa học như osthole, imperatorin, bergapten, isopimpinellin, xanthotoxin và xanthotoxol có thể làm tăng sự hình thành xương và giảm sự tiêu xương, chống lại tác động gây bệnh do prednisone gây ra.
Các thành phần hoạt chất này có thể cải thiện đáng kể mật độ xương, tăng mức IGF-1 và 25-OH vitamin D. Đối với nghiên cứu in vitro, osthole và imperatorin có tác dụng giống estrogen để tăng cường hoạt động của nguyên bào xương trong các thí nghiệm nuôi cấy tế bào trong ống nghiệm.
2. Tác dụng chống ngứa
Từ nghiên cứu, chiết xuất từ cây Xá sàng có thể gây tê cục bộ và tác dụng ức chế kênh canxi N Cav2 chi II phân bố chủ yếu trên thân tế bào của tế bào thần kinh cảm giác và các đầu dây thần kinh.
Xà sàng còn ngăn chặn sự tăng sinh và thoái hóa của các tế bào mast, chống lại histamine phosphate và 4-aminopyridine (4-AP) gây ngứa bằng cách ức chế tình trạng quá mẫn muộn do dinitrochlorobenzen (DNCB) gây ra. Do đó, có thể thấy được Xà sàng có tác dụng chống ngừa thông qua các phản ứng kháng histamin và chống dị ứng.
3. Tác dụng chống ung thư
Từ các nghiên cứu đã chứng minh được chiết xuất từ cây Xà sàng đã ức chế tế bào ung thư vú ở người phụ thuộc vào thời gian và liều lượng. Nó thể hiện tác dụng ức chế các yếu tố tạo mạch khối u bao gồm yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF) và MMP-9.
Nó có thể ngăn chặn dòng truyền tín hiệu MAPK thông qua việc ngăn chặn hoạt động của các tế bào ung thư vú HER-2/neu. Việc ức chế biểu hiện TGF-β1 có tác dụng chống lại sự di căn xương của ung thư vú.
4. Tác dụng kháng đông
Từ nghiên cứu in vivo, Xà sàng tử cho thấy tác dụng chống cục máu đông. Cơ chế này có thể là do nồng độ NO và 6-keto-prostaglandin 1α (6-Keto-PGF1α) làm tăng mức độ Thromboxane B2 (TXB2) và giảm tỷ lệ TXB2/6-Keto-PGF1α.
5. Tác dụng ức chế sự hình thành xơ vữa động mạch
Từ các nghiên cứu in vitro, Xà sàng tử đã ngăn chặn quá trình apoptosis của tế bào nội mô mạch máu với cơ chế kích hoạt đường dẫn tín hiệu Akt/Enos/NO và ức chế sự hình thành xơ vữa động mạch bằng cách điều chỉnh lipid và chống viêm.
6. Tác dụng tăng cường trí nhớ
Triệu chứng ban đầu chính của bệnh Alzheimer (AD) là suy giảm khả năng học tập và mất trí nhớ. Các thí nghiệm trên động vật đã chỉ ra rằng Xà sàng tử có thể tăng cường đáng kể chức năng truyền qua khớp thần kinh của hồi răng hồi hải mã ở chuột theo cách phụ thuộc liều lượng. Do đó Xà sàng có vẻ là một ứng cử viên đầy hứa hẹn để cải thiện trí nhớ, hoạt động chống cholinesterase và đặc tính chống oxy hóa trên những trường hợp mắc bệnh Alzheimer.
7. Tác dụng điều hòa miễn dịch
Nghiên cứu cho thấy rằng chiết xuất của cây xà sàng tác dụng ức chế các cytokine khác nhau như IL-1β, IL-10 và TNF-α. Ngoài ra, Xà sàng còn có chức năng điều hòa miễn dịch bằng cách ức chế quá trình phiên mã gen thụ thể α của thụ thể axit retinoic, điều này có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ và sản xuất tế bào miễn dịch.
8. Tác dụng điều hòa nội tiết tố
Chiết xuất coumarin của Xà sàng đã tăng cường chức năng trục tuyến yên -tuyến giáp của chuột, từ đó làm tăng tiết và tổng hợp hormon tuyến giáp T3 và T4. Đối với tác dụng giống estrogen, Xà sàng tử làm tăng biểu hiện của thụ thể estrogen β trong tử cung và làm tăng nồng độ estradiol 2 trong huyết thanh.
Liều dùng và cách dùng
Dùng đường uống: Thuốc sắc, 3 – 10g. Dùng ngoài: Lượng vừa đủ, bôi ngoài da.
Bài thuốc kinh nghiệm
Bài thuốc chữa chứng tử cung lạnh gây khó thụ thai ở phụ nữ
Chuẩn bị: 10g Xà sàng tử, 10g Ba kích, 8g Huyền cập, 6g Bổ cốt chi, 8g Nhục quế.
Thực hiện: Đem các dược liệu sắc với 600ml nước còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc chàm cấp và viêm da
Chuẩn bị: 10g Xà sàng tử, 10g Phòng phong, 10g Kinh giới, 10 Đảng sâm.
Thực hiện: Sắc lấy nước, tẩm bông gòn đắp lên vùng da chàm.
Bài thuốc chữa ngứa âm hộ
Chuẩn bị: 10g Xà sàng tử, 10g Đại hoàng, 10g Quy vĩ, 10g Uy linh tiên, 10g Khổ sâm.
Thực hiện: Các vị thuốc bỏ chung sắc nước, xông rửa.
Bài thuốc nam liệt dương, nữ vô sinh
Chuẩn bị: Tam tử hoàn, Xà sàng tử, Ngũ vị tử, Thỏ ty tử lượng bằng nhau.
Thực hiện: Giã nát làm hoàn, mỗi lần uống 5g ngày 2 lần.
Bài thuốc chữa rắn cắn
Chuẩn bị: 20g hạt Hồng bì, 20g lá Xà sàng và 50g lá Dây bông báo.
Thực hiện: Đem rẽ rửa sạch, để ráo và giã nát dược liệu, dùng nước cốt xoa lên vết cắn. Sau đó đem bã dược liệu đắp lên vết rắn cắn. Hoặc dùng dược liệu tán bột và rắc lên vết thương.
Lưu ý:
Xà sàng thường được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý. Xà sàng là vị thuốc có độc, nếu dùng nhiều có thể có một số tác dụng phụ không mong muốn. Cần có một số lưu ý khi sử dụng Xà sàng như:
- Tuân thủ theo chỉ định sử dụng của bác sĩ Y học cổ truyền trong việc sử dụng dược liệu để điều trị bệnh. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng Xà sàng tại nhà.
- Không dùng cho người âm hư hỏa vượng với các biểu hiện như gò má đỏ, tâm phiền bứt rứt, người khô khát, lòng bàn tay chân nóng.
- Không dùng cho người mẫn cảm, dị ứng với Xà sàng.
Địa chỉ mua cây xà sàng tử uy tín ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm bầu giống xà sàng tử phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 30k một lần ship.