Bộ sưu tập






Sửa chính tả và điều chỉnh lại nội dung: 26/3/2025;
Trầu không (phù lâu, Hán tự: 芙蔞), tên tiếng Anh là betel (danh pháp khoa học là Piper betle L.) là một loài cây gia vị hay cây thuốc, lá của nó có các tính chất dược học.
Mô tả cây trầu không
Trầu không là một dây leo bám. Cành hình trụ, nhẵn, có khía dọc, bén rễ ở các mấu. Lá mọc so le, hình tim tròn, gốc đôi khi hơi lệch, đầu nhọn, hai mặt nhẵn. Mặt trên của lá màu sẫm bóng, gân nổi rõ ở mặt dưới, cuống lá có bẹ kéo dài.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành bông ngắn, lá bắc tròn hoặc hình trái xoan. Quả mọng, tròn và có lông ở đỉnh. Toàn cây có tinh dầu thơm, cay. Mùa hoa quả vào tháng 5 – 8. Đây là loài cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm. Do có đặc điểm của loại cây leo bám nên trồng trầu không phải có giá thể (thân cây gỗ, cay cau hay tường nhà) hoặc có giàn đỡ.
Thông tin thêm
1. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu. Nó còn được trồng tại nhiều nước khác ở châu Á, vùng nhiệt đới như Malaysia, Indonesia, Philippines.
Làm thuốc người ta cũng dùng lá trầu không hái như đối với lá dùng ăn trầu.
2. Thành phần hóa học
Trầu không – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi:
Trong lá trầu không có 0,8-1,8%, có khi đến 2,4% tinh dầu tỷ trọng 0,958 – 1,057 thơm mùi creozot (củi đốt), vị nóng. Trong tinh dầu người ta đã xác định có hai chất phenol là betel-phenol (đồng phân với chất chavibetol C10H12O2 và chavicol C9H10O), kèm theo một số hợp chất phenolic khác.
Hoạt chất khác chưa rõ.
Hóa thực vật của lá trầu không thay đổi tùy theo từng vùng địa lý và chiếm ưu thế chủ yếu là chavibetol [Agnes M. Rimando et al.; Archives of Pharmacal Research. 9(2): 93–97; 1986]. Ngoại lệ, safrole C10H10O2 lại là thành phần chính của cây trầu không ở Sri Lanka [L S R Arambewela et al.; Pharmacognosy Reviews. 5(10): 159–163; 2011]. Ngoài ra lá cũng chứa eugenol, chavicol và caryophyllene.
Thân cây chứa phytosterol (β-sitosterol, β-daucosterol, stigmasterol, …) [Yan Yin et al.; Zhong Yao Cai. 2009; 32(6):887-90], alkaloid (piperine, pellitorine, piperdardine, guineensine, …) [Xiangzhong Huang et al.; Zhongguo Zhong Yao Za Zhi. 2010; 35(17):2285-8], lignan (pinoresinol) và các thành phần khác. Một số trong số chúng là axit oleanolic, dehydropipernonaline, piperolein-B, bornyl cis-4-hydroxycinnamate [Tzu-Yen Yang et al.; International Journal of Molecular Sciences. 19(5):1370] và (+)-bornyl p-coumarate [Yu-Jen Wu et al.; Int J Mol Sci. 2020;21(10):3737].
Rễ chứa aristololactam A-II và một phenylpropene mới, đặc trưng là 4-allyl resorcinol và một diketosteroid là stigmast-4-en-3,6-dione [K Ghosh; Molecules (Basel, Switzerland). 10(7): 798–802; 2005].
3. Tác dụng dược lý
Ít có tài liệu nghiên cứu. Năm 1956, Bộ môn ký sinh Trường đại học y dược Hà Nội có nghiên cứu thấy trầu không có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi trùng: Staphylococcus sp.(tụ cầu), Bacillus subtilis và Escherichia coli (Y học tạp chí số 4, tháng 11/1956).
Năm 1961, Phòng đông y thực nghiệm thuộc Viện vi trùng học cũng thí nghiệm lại và cũng xác định tính chất kháng sinh bay hơi của lá trầu không.
Một số bệnh viện của ta đã dùng cao nước trầu không thí nghiệm điều trị bệnh viêm cận răng (paradentose) có kết quả.
Công dụng và liều dùng trầu không
Ngoài công dụng dùng để ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), nhân dân nhiều nơi còn dùng lá trầu không giã nhỏ, cho thêm nước sôi vào rồi dùng rửa những vết loét, mẩn ngứa, viêm mạch hạch huyết. Nước pha lá trầu không còn được dùng làm thuốc nhỏ mắt chữa viêm kết mạc, chữa bệnh chàm mặt của trẻ em. Ít dùng trong. Chỉ hay dùng ngoài, liều lượng tùy tiện. Có nơi còn giã lá trầu không đắp lên ngực để chữa họ và hen, hoặc đắp lên vú để cho sữa không ra nữa.
Đơn thuốc có trầu không:
Chúng ta giới thiệu sau đây đơn thuốc dùng lá trầu không để chữa các vết lở loét, mụn nhọt, vết chàm của trẻ em mới đẻ (Đỗ Tất Lợi). Lá trầu không tươi: 2 hoặc 3 lá, cắt thật nhỏ, cho vào một cốc con. Dội nước sôi vào cho vào cho ngập lá trầu không. Làm như khi ta pha chè. Đợi chừng 10 – 15 phút cho chất thuốc trong lá trầu thôi ra nước. Dùng nước này rửa các vết loét, vết chàm, mụn nhọt.
Ngày làm như vậy 2 hoặc 3 lần, nếu vết loét rửa bằng lá trầu không, còn có nước vàng rỉ ra thì có thể dùng giấy bản đốt lấy tro mà đắp vào. Rất chóng khỏi.
Nếu vết loét quá to, thì có thể dùng số lượng lá trầu không nhiều hơn.
Đáng lẽ pha thuốc như trên, ta có thể đem lá trầu không đun với nước cho sôi kỹ để ấm mà dùng.
Địa chỉ bán cây trầu không tại Hà Nội uy tín ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm bầu giống trầu không phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 30,000 VNĐ một lần ship.
Tìm kiếm liên quan
- Hình ảnh lá trầu không
- Uống nước la trầu không có hại không
- La trầu không tươi
- Tác dụng la trầu không
- Cao trầu không
- Lá trầu không và muối có tác dụng gì
- La trầu không ăn được không