Sachi ( danh pháp khoa học là Plukenetia volubilis L. ), là một loài thực vật có hoa thuộc họ Đại kích ( Euphorbiaceae ), tiếng Quechua nơi cây mọc tự nhiên là sacha inchi. “Sacha” có nghĩa “cây, rừng, dại”, còn “inchi” là “lạc, tức đậu phộng”. Các ngôn ngữ cũng dựa theo đó gọi là lạc sacha, lạc núi, lạc Inca. Báo chí tiếng Việt thì dùng tên gọi là sachi. Loài này được Carl Linnaeus miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753. Dưới đây là hình ảnh cây sachi cho bạn đọc tham khảo.
Đặc điểm thực vật
Sachi có xuất phát từ vùng nhiệt đới châu Nam Mỹ, có mặt ở các nước Suriname, Venezuela, Bolivia, Colombia, Ecuador, Peru và tây bắc Brazil. Cũng thấy cây xuất hiện trên chuỗi hải đảo Hứng Gió ( tiếng Anh: Windward Islands ) thuộc biển Caribe. Ngày nay, P. volubilis được canh tác quy mô ở nhiều nơi như Đông Nam Á, nhất là Thái Lan. Tại Việt Nam, sachi đã được trồng trên Tây Nguyên ( 2015 ), và Hòa Bình ( 2017 ), đến năm 2018 thì đạt 1500 hecta kể cả Bình Thuận, Điện Biên.
Trong vùng bản địa nhiệt đới rừng mưa Amazon đất trũng, dân địa phương đã canh tác cây này mấy thế kỷ qua. Ở trên cao độ 1,700 m ( 5.500 ft ) thì cây vẫn mọc được miễn là vũ lượng đủ và đất dễ thoát nước. Cây quen với thổ nhưỡng đất chua và đất bồi ven sông và giỏi chịu hạn.
Cây leo, đa niên, có thể mọc vươn cao tới 2 mét, lá hình tim, rìa có răng cưa, mọc so le. Lá dài 10 – 12 cm, rộng 8 – 10 cm, cuống khoảng 2 – 6 cm. Khi mới nảy mầm, hai lá mầm mọc hở, tương tự như cây hạnh. Bao bọc lá mầm lớp màng màu trắng nhạt. Cây mọc nhanh, nếu không muốn bò thì đóng giàn để dây leo, chỉ năm tháng tuổi thì trổ hoa, tám tháng thì thành hột. Hoa đực nhỏ li ti màu trắng mọc thành chùm dài. Hoa cái mọc ở cuống chùm. Vùng nhiệt đới cây ra hoa quanh năm.
Quả là dạng quả nang đường kính 3 – 5 cm phân thành 4 – 7 múi, gọi là thùy. Mỗi thùy có hạt hình bầu dục màu nâu sẫm, đường kính 1,5 – 2 cm, nặng 45 – 100 gram. Khi non màu xanh lục đến khi chín thì ngả màu nâu rồi đen khi già. Trái có thịt mềm và nhão màu đen trông không hấp dẫn mà cũng không ăn được. Muốn thu hoạch thay vì hái khi chín, người ta nguyên trái trên cây cho khô hẳn mới hái về. Khi hai năm tuổi thì năng suất lên đến hàng trăm trái, cung cấp 400 – 500 hột mỗi năm mấy kỳ. Hột tươi không ăn được, nhưng bóc vỏ rồi đem rang lên thì ăn ngon.
Thành phần hạt
Hạt sachi chứa nhiều protein ( 27 % ) và dầu ( 35 – 60 % ). Dầu chứa nhiều các axit béo thiết yếu ( essential fatty acid ) như axit omega-3 linolenic ( ≈ 45 – 53 % tổng hàm lượng chất béo ) và axit omega-6 linoleic ( ≈ 34 – 39 % tổng hàm lượng chất béo ), cũng như axit omega-9 không thiết yếu ( ≈ 6-10% tổng hàm lượng chất béo ). Ngoài ra hạt cũng chứa nhiều vitamin E, A, các khoáng chất như K, Mg, Ca, chất xơ cùng nhiều chất chống Oxy hoá khác. Hạt còn cung cấp 1 lương calo tương đối đáp ứng nhu cầu hoạt động, tập luyện. 28 gram hạt này sẽ bổ sung khoảng 170 calo cho cơ thể.
Sử dụng ngày nay
Dầu sachi có hương vị phảng phất với vị hạt dẻ và có thể thích hợp với một loạt các món ăn. Sản phẩm có chứa nhiều axit alpha-linolenic và được đánh giá trong một nghiên cứu về tiêu hóa kéo dài 4 tháng ( 10 – 15 ml/ngày ) đối với người lớn, qua đó được chứng minh là an toàn và có xu hướng gia tăng nồng độ cholesterol HDL trong máu.
Tại Peru trong năm 2009, nhóm nhân đạo Oxfam đã hỗ trợ kỹ thuật trồng sacha inchi như một loại cây hoa màu làm lợi cho các nhóm sắc tộc bản xứ, như người Ashaninka.
Sachi có hàm lượng cao tryptophan ( một loại hormone và chất dẫn truyền thần kinh ) giúp não giải phóng căng thẳng và cảm thấy dễ chịu, làm giảm cholesterol xấu ( LDL ) và tăng cholesterol tốt ( HDL ), tăng cường Omega-3 giúp cơ thể hấp thụ Canxi, cải thiện mật độ và sức khỏe của xương.
Kỹ thuật trồng cây sachi
1. Chuẩn bị cây giống
Cây giống được tạo ra theo quy trình nhân giống vô trùng in vitro, Sau đó ra bầu cây con được chăm sóc trong nhà lưới. Khi cây đã được 30 – 40 ngày tuổi, đạt tiêu chuẩn thì bắt đầu đem đi trồng.
Ngoài ra, cây giống còn có thể gieo bằng hạt nhưng cần chú ý chọn hạt tốt, chú ý các hạt có dầu thường sớm mất khả năng nảy mầm.
2. Đất trồng
Sachi có thể trồng trên nhiều loại đất như đất đỏ bazan, đất xám, đất thịt pha cát, đất phù sa cổ, … song thích hợp nhất vẫn nên trồng trên đất đồi có hàm lượng mùn cao, đất phù sa ven sông, pH đạt từ 4,5 – 6,5, chủ động được nguồn tưới tiêu, công tác thoát nước tốt.
Đất trước khi trồng phải được làm sạch cỏ dại, xử lý đất trước khi trồng bằng vôi bột, chế phẩm vi sinh. Làm đất tơi xốp, lên luống cao khoảng 30 cm cho dễ thoát nước
3. Đóng cọc và làm giàn
Sử dụng cọc hình chữ T có thể làm bằng tre, bê tông, thép, gỗ ( đường kính 12 – 15cm ), dài 2 mét, chôn sâu 40cm, thanh ngang dài 1,2 mét.
Làm giàn: Dùng dây thép mạ kẽm, dễ uốn, dây đầu tiên buộc trên đỉnh các cọc, dây thứ 2 mở xuống dưới cách dây đầu 60 cm, dây thứ 3, thứ 4 buộc 2 đầu thanh ngang ( giống hình chữ T ).
4. Phân bón
Tiến hành bón lót theo công thức như sau: Phân hữu cơ vi sinh 0,5 – 1 kg + Vôi bột 50 gram + Phân lân 0,1 – 0,2 kg.
Bón thúc: Sau khi trồng tùy vào tình hình sinh trưởng của cây mà ta bổ sung phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng ủ hoai mục cho cây 1 – 2 lần/tháng với lượng 0,2 – 0,5 kg ( tùy loại phân ).
5. Trồng cây
Tùy điều kiện canh tác, có thể bố trí mật độ khác nhau ví dụ như 1800 cây/ha đến 5400 cây/ha. Thông thường trồng mật độ 3300 cây/ha là đủ. Bố trí hàng cách hàng 3 mét ( cọc giữa luống ), cây cách cây 2 mét, trên luống trồng 2 hàng cây cách cọc bê tông sang hai bên 40 cm ( hoặc bố trí so le ).
Cách trồng: Đào hố kích thước 30 x 30 x 30 cm tại vị trí đã xác định, dùng lớp đất mặt trộn đều lượng phân bón lót, dùng dao sắc rạch bỏ bầu nilon đặt cây giữa hố lấp đất kín mặt bầu tạo vồng cao hơn mặt đất 3 – 5 cm nén nhẹ rồi tưới nước cho cây.
6. Chăm sóc
Trồng dặm: Thường xuyên thăm vườn nếu thấy cây chết thì tiến hành trồng bổ sung để đảm bảo mật độ.
Đưa cây lên giàn: Những ngọn cây không leo lên cọc và giàn thì dùng dây mềm cố định ngay phần ngọn vào cọc và giàn. Thao tác cần nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương đến cây.
Làm cỏ: Kiểm soát cỏ bằng cách cắt bằng lưỡi hái, hoặc nhổ bằng tay hoặc máy cắt cỏ; có thể để lại gốc cỏ để tránh xói mòn rửa trôi trên đất dốc, nếu có điều kiện ta nên trồng cỏ lá lạc bên dưới.
Tưới nước: Tùy vào điều kiện thời tiết để tưới nước đủ ẩm cho cây. Sau trồng nên tưới 3 – 4 lần/tuần. Khi cây trưởng thành tưới 1 – 2 lần/tuần trong suốt mùa khô.
Bón phân: Bổ sung phân hữu cơ vi sinh 1 – 2 lần/ tháng, lượng bón từ 0,2 – 2,5 kg/cây.
Phòng trừ sâu bệnh hại: Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp để kiểm soát sâu bệnh hại cây trồng.
Cắt tỉa, tạo tán: Cây cao 130 – 150 cm chưa phân cành, tiến hành bấm ngọn, cắt những ngọn dài và nhỏ, cắt những nhánh vô hiệu, cành tăm không cho quả. Hủy bỏ những cành cây bị bệnh. Từ năm thứ hai trở đi tiến hành cắt tỉa vào tháng 5, tháng 11.
7. Thu hoạch và bảo quản
Khi quả chuyển sang màu nâu và tách vỏ ngoài thì tiến hành thu hoạch những quả vẫn còn trên cây. Không hái quả xanh, mốc, quả đã rụng. Có thể phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô tới độ ẩm 10 – 15 %. Không trộn lẫn những quả thu hoạch từ trước với những quả mới thu hoạch.
Bảo quản hạt trong bao dứa, để trong kho thoáng khí, tránh ẩm mốc.
Địa chỉ bán cây sachi tại Hà Nội uy tín ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm bầu giống sachi phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 40,000 VNĐ một lần ship.
Tìm kiếm liên quan
- Lá cây sachi có ăn được không
- Giống cây sachi
- Giá hạt Sachi
- Ngộ độc hạt Sachi
- Hình ảnh cây sachi
- Tác dụng của cây sachi
- Bột Sachi
- Cách trồng cây Sachi
Sản phẩm liên quan: Ớt Huế