ảnh tham khảo

Cây gai. Người chụp: Sphl. Nguồn: Wikipedia Commons.

Gai; gai tuyết; gai làm bánh. Nguồn: Wikipedia Commons.

Ramie moth (Arcte coerula). Nguồn: Wikipedia Commons.
bộ sưu tập








Sửa chính tả và điều chỉnh lại nội dung: 26/3/2025;
Cây lá gai hay trữ ma (Trung Quốc), tầm ma, tầm gai, cây gai bánh (danh pháp khoa học là Boehmeria nivea (L.) Gaudich.) là loài thực vật có hoa thuộc họ Gai (Urticaceae), loài bản địa của Đông Á.
Được biết cây gai là một nguồn nguyên liệu lấy sợi quý để làm lưới đánh cá từ xa xưa tại nhiều vùng thuộc châu Á. Tại Việt Nam, nhất là người Kinh cây chủ yếu lấy lá dùng làm bánh gai, bánh ít.
Ngoài ra người ta còn dùng củ gai (Radix Boehmeriae) là rễ phơi hay sấy khô của cây gai để làm thuốc an thai (đang có thai ra huyết và đau bụng) hoặc làm thuốc chữa sa dạ con.
Mô tả cây
Cây gai là cây sống lâu năm, có thể cao tới 1,5 – 2m. Lá gai lớn, mọc so le, hình tim, dài từ 7 – 15cm, rộng 4 – 8cm. Mép lá có răng cưa, đáy lá hình tim hay hơi tròn, mặt dưới lá trắng vì có nhiều lông trắng, mặt trên có màu lục sẫm, dáp, có 3 gân từ cuống phát ra. Hoa cây là hoa đơn tính cùng gốc. Hoa đực với 4 lá dài và 4 nhị. Hoa cái có đài hợp chia làm 3 răng. Quả gai bé mang đài tồn tại.
Thông tin thêm
1. Cây lá gai mọc ở đâu ? Cách thu hái và chế biến
Loài bản địa của Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Malaysia, Châu Úc. Ở nước ta cây này được trồng ở khắp nơi để lấy sợi hay lấy lá. Rễ thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đông. Nếu có người ta đào rễ về rửa sạch đất, cắt thái miếng hoặc để nguyên rồi phơi khô hay sấy khô dùng dần.
2. Thành phần hóa học
Rễ cây chứa flavonoid rutin. Toàn cây có axit hydrocyanic (HCN). Trong hạt có dầu béo, cùng nhiều axit tự do.
Nghiên cứu trong 100g cây gai thấy có chứa: Nước; protein 85,3g; chất béo 0,5g; carbohydrate 5,4g; chất xơ 3,1g; tro 2g; vitamin A (nhưng là beta caroten) 1,15mg; B1 (thiamine) 0,2mg; 0,39mg vitamin B5; 0,3mg vitamin B6 (pyridoxine C8H11NO3); 0,1mg axit folic; 30mcg vitamin C; 333mg vitamin E. Cùng 0,8mg vitamin K; 498,6mcg biotin; 0,5mcg choline; 17,4mg kali; 334mg canxi; 481mg magiê; 57mg natri; 80mg photpho; 71mg chlorine; 150mg sắt; 1,64mg mangan; 779mg đồng; 76mcg selen; 0,3mg kẽm, …
3. Tác dụng dược lý
Chưa có tài liệu nghiên cứu cụ thể.
Xem thêm sản phẩm cây mắt quỷ tại shop
Cây lá gai chữa bệnh gì ?
Rễ cây gai được gọi là trữ ma căn, vị đắng, tính hơi hàn, quy kinh tâm, thận. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ, thông lâm, an thai. Dùng trong các trường hợp đơn độc, sang lở, đái buốt, hay đái rắt, phụ nữ có thai đau bụng, ra huyết, xích bạch đới, viêm cổ tử cung. Liều dùng tối thiểu 10 – 20g. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng rễ cây lá gai.
1. An thai
Rễ cây gai mới hái hoặc đã phơi khô 30g sắc với 600ml nước, cô còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Chỉ 1 – 2 ngày là đã có kết quả, không nên kéo dài.
2. Dưỡng huyết an thai
Nguyên liệu gồm trữ ma căn tươi 50g, hồng táo 10 quả, gạo nếp 100g. Tiến hành sắc trữ ma căn lấy nước nấu với gạo và hồng táo thành cháo, chế thêm gia vị, chia ra ăn vài lần trong ngày.
3. Trị động thai
Rễ gai mới lấy hoặc đã phơi khô 30g, sắc với 600ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống từ 1 – 2 ngày sẽ đỡ.
4. Trị phụ nữ có thai ra huyết dọa sảy, có thai bị đau bụng
Rễ gai tươi 4 phần, tía tô 1 phần, lá ngải cứu 1 phần (trong đó mỗi phần 12g). Đem đi sắc với nước uống trong ngày.
5. Trị có thai bị đau bụng, động thai
Rễ gai 2 phần, cành tía tô 2 phần (lần này mỗi phần là 4g), băm nhỏ, phơi khô sắc với 400ml nước. Sau đó cô còn 100ml uống hết 1 lần trong ngày. Nếu có rỉ máu thì cho thêm 10g lá huyết dụ.
6. Trị sa tử cung
Rễ gai khô 30g sắc với 600ml nước, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống liền 3 – 4 ngày.
7. Cầm máu vết thương
Lá gai tươi rửa sạch, tiến hành giã nát đắp vào vết thương, băng lại.
Được biết trong y lý của Đông y, máu màu đỏ thuộc hỏa, lá gai khi giã nát có màu đen quy vào hành thủy. Trong ngũ hành, thủy khắc hỏa cho nên lá gai có thể cầm được máu.
Song theo kiến thức dược lý hiện đại, lá gai có chlorogenic acid, flavonoid rhoifolin, apogenin. Chlorogenic acid thủy phân cho acid cefeitannic và quini. Do đó lá bánh gai có tính cầm máu.
8. Làm lợi tiểu
Rễ và lá trung bình lấy 10 – 30g sắc với nước uống.
9. Trị tiểu buốt, tiểu rắt, sỏi thận
Theo sách Nam dược thần hiệu (Tuệ Tĩnh) kết hợp rễ gai, hoa mã đề và hành. Sau đó sắc nước uống.
10. Trị đại, tiểu tiện ra máu
Lấy 15 – 20g lá gai sắc nước uống trong ngày.
11. Trị phong thấp đau nhức các khớp
Rễ cây tầm gai (trữ ma căn) lấy 50g, ngâm với 1 lít rượu trong 1 tuần. Sau đó, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần là 10ml.
12. Trị tay chân tê mỏi
Rễ cây gai 15 – 20g, sắc uống trong ngày.
Ngoài lề: Tìm hiểu thêm lan quân tử bày trí không gian
Kỹ thuật trồng cây lá gai
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng
– Dụng cụ trồng: Bạn có thể tận dụng hầu hết các bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây gai. Lưu ý: Dưới đáy khay phải đục lỗ để thoát nước.
– Đất trồng: phải giàu mùn, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước và giữ được ẩm tốt… Hay bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ, … Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ trước đó 15 – 20 ngày trước trồng để xử lý sạch các mầm bệnh có trong đất.
Đào hố sâu 10 – 15cm, rộng 20 x 20cm. Hố cách hố 25cm.
2. Chọn giống và trồng cây
Cây gai thường được nhân giống bằng đoạn thân. Phần thân cây lá gai dùng làm nhân giống không nên quá non cũng không cần quá già là được. Cắt hom lá gai dài tối thiểu từ 10 – 15cm, cắm vào bầu ươm và thường xuyên tưới nước giữ ẩm.
Khi cây con trong vườn ươm đã cao 15 – 20cm thì có thể tiến hành đem ra trồng trên đất đã chuẩn bị trước. Mỗi hố trồng 2 cây để phòng trường hợp có nhiều cây bị thối gốc phải loại bỏ bớt cây.
Khi đã trồng xong cần lấp một lớp đất mỏng ngay miệng bầu ươm. Nếu bầu ươm là nilon không phân hủy thông thường bán trên thị trường thì cần dùng dao nhỏ rạch bỏ phần vỏ bầu trước khi trồng. Nếu dùng vỏ bầu là nilon tự hủy thì có thể đưa cả bầu xuống hố. Sau vài ba tháng khi rễ bắt đầu phát triển mạnh, vỏ bầu có dấu hiệu phân hủy, cho rễ phát triển ra ngoài vỏ bầu.
3. Chăm sóc
Vào mùa khô, chú ý ngày tưới nước 1 lần cho cây. Tới mùa mưa chú ý công tác thoát nước để tránh việc cây bị thối, úng. Trong giai đoạn cây còn nhỏ, cần quan sát chú ý làm cỏ, vun xới kết hợp bón thúc cho cây lá gai phát triển thuận lợi.
Sau khi trồng cây gai được khoảng 20 ngày, bón thúc cho cây bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế, hay phân gà … Sau đó, cứ khoảng 1 tháng lại bón 1 lần cho cây gai.
Trong quá trình chăm sóc cây gai cần phát quang cỏ dại mọc xung quanh để đảm bảo cây gai có đủ không gian xòe tán, không bị thiếu ánh nắng để cây phát triển nhanh nhất có thể.
4. Thu hoạch
Sau khoảng 3 tháng trồng, nếu chăm sóc tốt thì cây gai sẽ cho thu hoạch đợt đầu tiên.
Mua cây lá gai ở đâu chất lượng uy tín ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cây lá gai phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 30k một lần ship.
Cây giao và những điều cần biết