Đương quy hay còn gọi là tần quy, vân quy. Danh pháp khoa học Angeỉica sinensis (Oliv.) Diels, (Angellca polymorpha Maxim, var. sinensis OIìv). Thúộc họ Hoa tán apraceae Umbelliferae. Được bết “Quy” là về, vì vị thuốc này có tác dụng điều khí, nuôi huyết, làm cho huyết đang loạn xạ trở về chỗ cũ do đó có cái tên như vậy. Xem hình ảnh cây đương quy dưới đây để biết thêm chi tiết.
Đặc điểm của cây đương quy
Đương quy là một loại cây nhỏ, nhưng sống lâu năm. Cây cao chừng 40 – 80cm, thân cây màu tím có rãnh dọc. Lá mọc so le, 2 – 3 lần xẻ lông chim, cuống dài khoảng 12cm, 3 đôi lá chét. Với đôi lá chét phía dưới có cuống dài, đôi lá chét phía trên đỉnh thì không có cuống; lá chét lại xẻ 1 – 2 lần nữa, mép có răng cưa. Phía dưới cuống phát triển dài gần 1/2 cuống, ôm lấy thân. Hoa đương quy rất nhỏ màu xanh trắng họp thành cụm hoa hình tấn kép gồm 12 – 40 hoa. Quả bế có rìa màu tím nhạt. Ra hoa chủ yếu vào tháng 8.
Thông tin thêm
1. Phân bố, thu hái và chế biến
Tại Trung Quốc, cây đương quy được trồng nhiều nhất ở các tinh Cam Túc, Tớ Xuyên, Vân Nam, Thiểm Tây.
Ở nước ta hiện đã áp dụng nhiều lần trồng thí điểm nhưng mới thành công trong phạm vi nhỏ ở Sapa tỉnh Lào Cai. Vẫn chưa phổ biến rộng rãi nên vẫn phải nhập số lượng lớn từ Trung Quốc và Triều Tiên. Nhưng mới đây chúng ta đã trồng thành công cây đương quy ở vùng đồng bằng quanh Hà Nội do lợi dụng thời tiết lạnh vào mùa rét.
Hằng nãm vào mùa thu hái gieo hạt, cuối thu đầu đông tiến hành nhổ cây con cho vào hố ở dưới đất cho qua mùa đông. Qua mùa xuân lại trồng, đến mùa đông lại bảo vệ. Kéo dài đến mùa thu năm thứ 3 có thể thu hoạch. Đào rể vể thực hiện cắt bỏ rễ con, phơi trong nhà hoặc cho vào trong thùng. Sau đó sấy lửa nhẹ, cuối cùng đem ra phơi trong mát cho khô. Trên thị trường người ta còn phân biệt ra “quy đầu” là rễ chính và một bộ phận cổ rễ. “Quy thân” hay “quy thoái” là phần dưới của rễ chính hoặc là rễ phụ lớn. Hay “quy vị ” là rễ phụ nhỏ.
2. Thành phần hoá học
Trong cây đương quy có tinh dầu. Với tỷ lệ tinh dầu được xác định là 0,2%. Tinh dầu có tỷ trọng 0,955 ở 15oC, màu vàng sẫm, trong. Tỷ lệ axit tự do trong tinh dầu chiếm tới 40%. Thành phần chủ yếu của tình dầu giống tinh dầu của đương quy Nhật Bản ( Dược học thông báo, 1954, trang 432 và Thực vật dược phẩm hóa học của Lâm Khải Thọ, tr. 384).
Trong đương quy Nhật Bản Angclica acutiìoba (Sieb. et Zucc). Kitagavva Ligusticum acutilobum (Sieb. et Zucc), người ta thấy có tinh dầu. Trong tinh dầu thành phần chủ yếu là n- butylidenphtalit C12H12O2 và n-valerophenon O- cacboxy-axit C12H14O3. Ngoài ra còn có thêm n – butylphtalit C12H14O2, becgapten C12H8O4. Cùng sesquitecpen, saírola và một ít vitamin B12.
Nghỉ một lát, sao không chuyển qua tìm hiểu Lá đnh lăng khô chuẩn hàng của shop nhỉ
3. Tác dụng dược lý
Theo cuốn sách “NHỮNG CÂY THUỐC VÀ VỊ THUÔC VIỆT NAM” của giáo sư – tiến sĩ Đỗ Tất Lợi có ghi:
Đương quy đã được nghiên cứu về mặt dược lý từ lâu. Sau đây là một số tác dụng chủ yếu.
1. Tác dụng trên tử cung và các cơ trơn.
Trên tử cung. Đương quy có 2 loại tác dung: Một loại gây kích thích và một loại gây ức chế.
Theo Schmidt, Y Bác An và Trần Khắc Khôi (1924 Chinese Med.J. 38: 362) thì hoạt chất chiết từ toàn bộ vị đương quy (dùng nước đun sắc hoặc rượu nhẹ độ thấm kiệt), tiêm cho chó đă gây mê (tĩnh mạch) thì thấy đối với tử cung 10 con không có chửa có 37,5% hiện tượng co, đối với chó có chửa hoặc đẻ không lâu thì 100% hiện tượng co tử cung. Đối với các cơ quan có cơ trơn khác như ruột, bàng quang cũng có hiện tượng đó, đồng thời huyết áp hạ thấp và có tác dụng lợi tiểu (do tỷ lệ sacaroza cao trong thuốc).
♣♣ Nếu như dùng tinh thể (không có tính chắt bay hơi, không có đường và kiềm tính) chiết từ đương quy ra để tiêm vào tĩnh mạch thỏ thì cũng thấy sức co bóp của tử cung tăng mạnh, nhưng huyết áp không hạ thấp mà lại tăng cao; nếu dùng tinh thể nói trên pha với dung dịch Tyrốt thành 1/2.000.000, rồi thí nghiệm trên tử cung cô lập của thỏ thì cũng thấy hiện tượng co bóp kéo dài; dung dịch pha 10ãng 1/100.000 cũng làm cho mẩu ruột cô lập của thỏ co bópmạnh. Các tác giả cho rằng tính chất kích thích này do tác dụng trực tiếp trên cơ trơn.
Theo Lưu Thiệu Quang, Trương Phát Sơ và Trương Diệu Đức (Trung Hoa y học tạp chí 21: 611; 1935) thì đã dùng tinh dầu của đương quy tiến hành 88 lần thí nghiệm trên tử cung cô lập của động vật và phát hiện thấy đối với tử cung cô lập của thỏ, chó và chuột bạch (có chửa hay không có chửa) với nồng độ 1/50 có tác dụng giãn nghỉ, nhưng tác dụng nhanh và kéo dài, nếu rửa hết thuốc thì tính chất khẩn trương lại khôi phục lại, như vậy chứng tỏ tinh dầu đương quy không làm thương tổn nhiều đối với cơ của tử cung. Với nồng độ 1/25 thì sự co của tử cung lập tức đình chỉ; với nồng độ 1/100 thì hơi có tác dụng giãn nghỉ.
♣♣ Tác dụng trên của đương quy ngược lại với tác dụng cùa tuyến yên và của histamin, tức là sau khi tác dụng bằng atro- pin suníat thì có thể xuất hiện, do đó cho rằng tác dụng của đương quy không do tác dụng trên hệ thống thần kình mà do tác dụng trực tiếp ức chế trên cơ trơn của tử cung và do tác dụng trực tiếp trên cơ của tử cung này mà chữa bệnh thống kinh, so với atropin thì an toàn hơn. Nhưng nãm 1949 (Trung Hoa y học tạp chí, 35; 353) Trương Xương Thiệu cho rằng xem tính chất trực tiếp ức chế cơ trơn của tử cung là đại diện cho cách tác dụng của đương quy chưa được đúng đắn.
Kinh nghiệm dùng đương quy trên lâm sàng cho biết đương quy có tác dụng làm dịu tử cung co quắp. Theo báo cáo của Dương Đại Vọng, Triệu Túc Quân (1948 Trung Hoa y học tạp chí, 34: 457) đã dùng đương quy chữa cho 129 bệnh nhân thống kinh (kinh nguyệt đau đớn) tất cả đã dùng 257 lần thì thấy kết qùa tốt, không có triệu chứng nào không tốt, lại làm tăng sự phát dục của tử cung. Các tác giả đề xuất ra 3 loại tác dụng cùa đương quy.
Ức chế sự co cùa tử cung, làm giãn nghỉ sự căng của tủ cung. Trực tiếp làm cho hành kinh không đau.
Do cơ tử cung giãn nghỉ, huyết lưu thông mạnh, do đó có tác dụng cải thiện sự dinh dưõng tại chỗ, làm cho tử cung chóng bình thường, gián tiếp chữa chứng thống kinh (thấy kinh đau đớn).
Đương quy có tác dụng làm cho ruột trơn và có thể chữa táo bón, làm giảm sung huyết vùng xương chậu do đỏ tham gia làm giảm đau trong lúc kinh nguyệt.
Năm 1954 Ngô Bảo Sam và những người cộng tác đã báo cấo dùng đương quy mua ở Thượng Hải chế thành nước sắc, cồn thuốc, chiết bằng ete dầu hỏa, ete sunfurìc, cloroíoc, cồn nguyên chất và cồn 70°. Với 8 loại chế phẩm đó thí nghiệm trên tử cung cô lập, tử cung tại chỗ và theo phương pháp trường diễn của Reynolds (1929) thì thấy cả 8 loại đều làm tăng tính tiết luật cùa tử cung cô lập thỏ, làm giảm trương lực (tonus); liều lớn thì hoàn toàn ức chế; nếu tiêm vào tĩnh mạch súc vật đã gây mê (mèo, chó, thỏ) thì thấy sự co của từ cung tại chỗ được tăng mạnh, đồng thời huyết áp hạ xuống; nếu tiêm tĩnh mạch những con thỏ theo dõi theo phương pháp Reynolds (mãn tính, trường diên) thì thấy có tác dụng hưng phấn.
Dùng nước sắc đương quy với liều 300, 150, 30, 15 mg trên 10g thể trọng tiêm vào màng bụng chuột nhắt và thuốc chiết bằng ête dầu hỏa với liều 200, 100, 50 mg trên mỗi con chuột tiêm dưới da chuột nhắt đều không thấy tác dụng của các nội tiết tố nữa.
Nàm 1954 ( Trung Hoa y học tạp chí, 9; 670- 682 ), Lã Phú Hoa, Ngô Hy Đoan và Hồng Sơn Hải báo cáo đã dùng một loại đương quy (có lẽ là Ligustỉcum acuti10bum ) chế thành thuốc sắc, cất kéo hơi nước và chiết bằng ête thí nghiệm trên tử cung cô lập, tử cung tại chỗ và trên tử cung trường diễn, cũng đi đến kết quả gần như kết quả của Ngô Bảo Sam kể trên và các tác giả đề xuất rằng đương quy có hai loại tác dụng hưng phấn và ức chế.
♣♣ Cụ thể chất có tác dụng ức chế có trong đương quy chủ yếu nằm trong phần bay hơi được, có độ sôi 189°-210°c ờ 5 mm thủy ngân, thành phần này trong quá trình sắc thuốc thông thường vẫn được áp dụng trong nhân dân thường không bị bay đi nhiều. Thành phần có tác dụng hưng phấn tan trong nước, trong rượu êtylic, không tan trong ète là chất không bay hơi.
Nám 1954, Chu Nhan ( Trung dược đích dược lý dữ ứng dụng ) đã đề xuất rằng đương quy có hai tác dụng: Thành phần tan trong nước, không bay hơi, có tinh thể, có tác dụng hưng phấn cơ tử cung làm cho sự co bóp tăng mạnh; thành phần bốc hơi có tác dụng ức chế cơ tử cung, làm cho tử cung giãn nghỉ, nếu muốn làm cho có tác dụng co bóp tử cung thì cần sắc thuốc có dương quy lâu để trừ bỏ bớt phần bay hơi; trái lại nếu muốn làm cho tử cung giãn nghỉ thì chỉ nên sắc rất chóng để bảo vệ phấn bay hơi.
2. Tác dụng trên hiện tượng thiếu vitamin E
Theo Nghê Chương Kỳ (1941. Chinese J. physiol. 16; 373) dùng thức ãn thiếu vitamin E nuôi chuột trong 2-5 tháng, 100% chuột bị bệnh thiếu vitamin E với những chứng bệnh ở tinh hoàn; nếu thêm vào thức ăn 5-6% đương quy thì 38% chuột không có những triệu chứng thiếu vitamin E nữa. Các vị thuốc dâm dương hoắc, đan sâm, tục đoạn và xuyên khung cũng có tác dụng tương tự, Nghệ Chương Kỳ suy luận rằng nhân dân sở dĩ dùng đương quy làm thuốc an thai phải chăng có quan hệ tới loại tác dụng này.
3. Tác dụng trên trung khu thần kinh
Theo sự nghiên cứu của một tác giả Nhật Bản (Tửu tinh hòa thái lang, 1933) tinh dầu của đương quy có tác dụng trấn tĩnh hoạt động của đại não lúc đầu thì hưng phấn trung khu tủy sống, sau tê liệt, đưa đến huyết áp hạ thấp, nhiệt độ cơ thể hạ thắp, mạch đập chậm lại và có hiện tượng co quắp; nhưng nếu tiêm dưới da thỏ thì các hiện tượng trên không rõ rệt, chỉ thấy liệt hô hấp trước, rồi đến liệt tim.
4. Tác dụng trên huyết áp và hô hấp
Theo Schmidt. Y Bác An và Trần Khắc Khôi (1924 Chinese Med. J. 38; 362) tinh dầu cùa đương qụy có tác dụng hạ huyết áp, nhưng thành phần không bay hơi cùa đương quy lại có tính chất làm co cơ trơn ở thành mạch máu làm cho huyết áp tăng cao. Lưu Thiệu Quang, Trương Phát Sơ, Trương Diệu Đức (1935 Trung hoa y học tạp chí 21: 611) đã theo dõi tác dụng của tình dầu đương quy trên thỏ, mèo, chó đối với huyết áp và hô hấp thì thấy tùy theo liều lượng lớn. Nhỏ tinh dầu tiêm vào mạch máu mà tác dụng có khác nhau.
– Liều nhỏ: Huyết áp hơi hạ thấp, hô hấp hơi bị kích thích hoặc bị ảnh hưởng rất ít.
– Liều trung bình: Huyết áp hạ thấp nhiểu hơn, hô hấp khó khãn.
– Liều lớn: Huyết áp hạ rất mạnh, hô hấp khó khãn rõ rệt, cuối cùng hô hấp ngừng lại,gây chết.
Tác dụng làm hô hấp khó khãn đối với thỏ ít hơn so sánh với mèo và chó. Cho nên có thể nói độ độc của đương quy đối với huyết áp hay hô hấp rất thấp.
5. Tác dụng trên cơ tim
Theo Ngụy Liên Cơ (1950 sinh lý học háo 20 (2); 105-110-Trung văn) thì tác dụng trên tim của đương quy giống tác dụng của quinidin. Thành phần chủ yếu có tác dụng này nằm trong phần tan trong ête êtylic.
6. Tác dụng kháng sinh
Năm 1950, Lưu Quốc Thanh đã báo cáo nước sắc đương quy có tác dụng kháng sinh đối với trực trùng ly và tụ cầu trùng.
Tham khảo thêm sản phẩm cây lá gai tại shop
Cây đương quy có tác dụng gì ?
Theo Đông y thì vị thuốc đương quy có vị ngọt, cay, tính ôn. Quy vào 3 kinh tâm, can, tỳ. Có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Chủ yếu dùng chữa bệnh kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng. Cách dùng: trước khi thấy kinh 7 ngày thì uống. Ngày uống 6 – 15g dưới dạng thuốc sắc ( chia đều làm 2 lẫn uống trong ngày). Hoặc dùng dưới dạng thuốc rượu mỗi lần 10 ml, ngày uống 3 lần. Uống luôn trong 7 – 14 ngày. Còn làm thuốc bổ huyết chữa thiếu máu, chân tay đau nhức và lạnh.
Đơn thuốc có sự tham gia của đương quy dùng trong đông y
– Bài tứ vật ( hay tứ vật thang ): đương quy, thục địa ( hay sinh địa ), mỗi vị lấy ra 12g, bạch thược 8g, xuyên khung 6g, nước 600ml, sắc chỉ còn 200 ml. Chia đều làm 3 lần uống trong ngày, thuốc này ứng dụng chữa thiếu máu, cơ thể suy nhược, kinh nguyệt không đều, đau ở rốn, đẻ xong máu hôi chảy mãi không ngừng.
– Đối với phụ nữ sau khi đẻ lắm bệnh có khi người ta dùng bài tứ vật nói trên thêm hắc can khương, hắc đậu ( đậu đen), trạch lan, ngưu tất, ích mẫu, bồ hoàng.
– Bài đương quy kiện trung thang của Trương Trọng Cảnh dùng trong chữa bệnh phụ nữ sau khi đẻ thiếu máu, thuốc bổ huyết: Nguyên liệu gồm đương quy 7g, quế chi, sinh khương, đại táo mỗi vị 6g, thược dược 10g, đường phèn 50g, nước 600 ml. Tiến hành sắc còn 200 ml, chia thành 3 lấn uống trong ngày.
– Chữa chảy máu cam không ngừng: Đương quy đem đi sao khô tán nhỏ. Mỗi ngày dùng 2 – 3 lần, mỗi lần dùng 4g. Dùng nước cháo mà chiêu thuốc.
– Dưỡng não hoàn tức vìên dưỡng não dùng để chữa mất ngủ, nhức đầu, ngủ hay mê: Lấy ra đương quy 100g, viễn chí 40g, xương bồ 40g, táo nhân 60g, ngũ vị 60g, khởi tử 80g, đởm tinh 40g, thiên trúc hoàng 40g, long cốt 40g, ích trí nhân 60g, hổ phách 40g, nhục thung dung 80g, bá tử nhân 60g, chu sa 40g, hồ đào nhục 80g. Tất cả đem đi tán thành bột thêm mật ong vào viên thành viên mỗi viên nạng chừng 4g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần lấy 1 viên. Uống liên tục trong 15 ngày ( bài thuốc kinh nghiệm Trung Quốc ).
Cây mắt quỷ có đáng sợ như tên gọi <<< Click tìm hiểu ngay
Kỹ thuật trồng dược liệu cây đương quy từ hạt giống
1. Điều kiện đất đai khí hậu
Cây đương quy thích ứng tốt với khí hậu mát ẩm, biên độ nhiệt độ dao động trong khoảng 15 – 25oC. Lượng mưa tối thiểu 1.600 – 2.000 mm/năm, đất giàu mùn.
Cây phù hợp với các loại đất pha cát hoặc đất thịt nhẹ, nhiều mùn, tơi xốp, tầng canh tác sâu, chế độ thoát nước tốt. Đất trồng cần đảm bảo sạch bệnh, không có cỏ dại, lá rụng và thuận tiện cho việc tưới tiêu, thu hoạch. Độ pH từ 6,5 – 7. Tầng canh tác trên 30cm.
2. Thời vụ trồng cây đương quy
Đương quy trồng ở đồng bằng: tiến hành gieo hạt tháng 10, thu hoạch tháng 6 – 7 năm sau. Thời gian sinh trưởng là 9 – 10 tháng.
Đương quy trồng ở vùng núi cao như: Sapa, Tam Đảo: Thực hiện gieo hạt tháng 10 – 11, thu hoạch vào tháng 11 – 12 năm sau. Thời gian sinh trưởng phát triển là khoảng 11 – 12 tháng.
Đương quy trồng tại khu vực Tây Nguyên: Gieo hạt tháng 6 – 7, thu hoạch vào tháng 10 – 11 năm sau. Thời gian cây sinh trưởng là 14 -18 tháng.
⇒ Đương quy ở vùng miền núi và Tây Nguyên củ sẽ to hơn, năng suất cao hơn, dược chất tốt hơn.
3. Giống và xử lý hạt trước khi gieo
Giống cho sản xuất dược liệu là hạt thu được từ cây 2 năm tuổi trở nên. Hạt chắc mẩy, tỷ lệ nẩy mầm đạt trên 70%. Hạt giống cây đương quy trong điều kiện bảo quản thông thường rất dễ mất sức. Do đó khi gieo tỷ lệ mọc mầm sẽ kém. Vì vậy tốt nhất là nên lấy hạt giống vừa thu hoạch năm đó đem đi gieo thì tỷ lệ nảy mầm tốt.
Lượng hạt giống gieo cần trung binh 9 – 10 kg/ha. Trước khi gieo có thể ngâm vào nước ấm 40 – 45°C ( với tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh ) trong thời gian 1 – 2 giờ. Sau đó vớt ra rửa sạch bằng nước chua, tiến hành để ráo nước đem gieo. Cũng có thể ủ hạt giống (theo kiểu ngâm giá đỗ) cho hạt nảy mầm sau đó đem gieo.
4.1. Phương pháp gieo hạt giống cây đương quy trên vườn ươm
Đất vườn ươm cần chọn nơi bằng phẳng, ít có sỏi đá, thuận tiện cho việc tưới tiêu nước. Đất được làm nhỏ, lên luống cao 20 – 25 cm, rộng 90 cm, rãnh 30cm. Bón lót cho 1ha với lượng trung bình 10 tấn phân chuồng hoai mục + 250 kg supe lân + 10 kg kali clorua. Rải đều các loại phân trên lên mặt luống, trộn đều phân vào đất. Cuối cùng san phẳng mặt luống, sau đó rắc đều hạt trên luống.
Gieo xong bắt đầu phủ rơm rạ kín mặt luống và thường xuyên tưới nước để đất đủ ẩm. Sau khi thấy hạt mọc mầm ( khoảng 15 ngày ) dỡ bỏ rơm rạ ra.
Cần tiến hành làm cỏ và tỉa bớt đi những cây xấu. Khi cây có 6 – 7 lá tỉa định cây để khoảng cách cây là 5 cm. Sau mỗi lần làm cỏ, tỉa cây có thể tưới thúc phân chuồng loãng. Khi cây được 8 – 9 lá thật, chọn những cây khoẻ mạnh, không sâu bệnh. Bắt đầu đánh trồng ra ruộng sản xuất.
4.2. Phương pháp gieo hạt giống cây đương quy trong bầu
Mỗi bầu gieo từ 4 – 5 hạt. Sau khi gieo xong phủ lớp rơm rạ (hoặc xếp vào giàn có mái che) để tránh mưa nắng gắt. Tưới ẩm hàng ngày, chú ý không để cho mặt bầu có hiện tượng bị váng. Sau khi gieo khoảng 15 ngày hạt bắt đầu nảy mầm, dỡ bỏ rơm rạ, vẫn tiếp tục tưới cho bầu đủ ẩm. Khi cây con được 2 lá tỉa bớt các cây xấu. Khi cây 3 lá tỉa định cây, mỗi bầu chỉ nên để lại 2 cây. Khi cây có 3 – 4 lá có thể mang cây ra ruộng trồng. Không để cây con quá lâu ở trong bầu nhỏ. Trong giai đoạn cây con ở trong bầu nếu thấy cây đương quy cằn cỗi cần tưới thúc bằng nước hòa phân đạm pha loãng 7 – 10% để cây con có thể sinh trưởng tốt.
5. Kỹ thuật trồng cây đương quy ra ruộng
Chọn cây có từ 4 – 5 lá, không sâu bệnh, không bị sâu cắn phá cụt ngọn đem trồng. Khi trồng đặt cây giống nhẹ nhàng vào giữa hốc ( hốc cách hốc 20cm ). Dùng tay vun đất xung quanh cây, lấp kín phần gốc rễ, sau đó ấn chặt đất. Trồng xong phải tưới nước ngay để có thể cố định cây và giữ ẩm cho cây nhanh hồi xanh.
6. Chăm sóc giống cây đương quy
Gieo hạt ở vườn ươm hay ở ruộng gieo thẳng hoặc trong bầu cần chú ý phải tưới nước đều mỗi ngày 2 lần cho đất luôn ẩm. Hạt sẽ nảy mầm sau 10 ngày và mọc đều sau 15 ngày. Sau khi hạt mọc giảm lượng nước tưới, độ 1 – 2 ngày tưới một lần.
- Trồng dặm: Sau khi trồng 3 – 5 ngày cần kiểm tra kỹ. Nếu gặp cây chết phải kịp thời trồng dặm cho mật độ được đồng đều để năng suất cao hơn.
- Làm cỏ: Khi cây còn nhỏ phải thường xuyên nhổ cỏ, không để cỏ lấn át hết gần cây con. Khi đã định cây hay cây trồng đã bén rễ, cần làm cỏ 20-30 ngày một lần cho đến khi lá cây phủ kín mặt luống thì thôi, kết hợp với bón thúc phân. Nếu mưa rào nhiều, đất bị đóng váng cần xới xáo cho đất thoáng.
Quy trình đặt hàng cây giống cây đương quy tại Hà Nội
Quý khách mua sỉ, mua buôn giống cây đương quy số lượng lớn vui lòng gọi vào số điện thoại hỗ trợ: 0966446329 – 01659642916
Hoặc gửi yêu cầu vào Email : vuonhaidang@gmail.com để nhận được giá tốt nhất.
Vườn ươm: Ngách 68/45 ngõ 68 nguyễn văn linh long biên hà nội
Đặc Điểm Giống Cây Đương quy: Cây giống trong bầu ươm chiều cao 10 – 15cm
– Quý khách ở tỉnh xa, chúng tôi hỗ trợ vận chuyển cây giống ra các bến xe. Gửi qua xe khách, xe tải.
– Cây giống được đóng gói cẩn thận vận chuyển đi xa mà không sợ bị vỡ bầu ươm.