Cây đại hoàng hay còn gọi là xuyên đại hoàng, tướng quân, chưởng diệp đại hoàng. Danh pháp khoa học là Rheum palmatum L., thuộc họ Rau răm Polygonaceae. Đây là cây thân thảo lớn, sống rất dai nhờ thân rễ to. Thân có thể cao tới 2m, giữa rỗng, mặt thân nhẵn. Lá đại hoàng mọc thành cụm từ thân rễ, có kích thước lớn, cuống dài, có bẹ chìa, phiến lá hình tim rộng khoảng 30 – 40cm, phân chia thành 5 – 7 thùy chính, các thùy này cũng có thể phân lần thứ hai hoặc đôi khi sẽ xuất hiện lần thứ ba.
Gân lá nổi rõ mặt dưới, thường sẽ có màu đỏ nhạt. Từ năm thứ 3 – 4 trở đi thì xuất hiện 1 thân mọc lên cao 1 – 2m mang một số lá nhỏ. Phần ngọn thân là chùm hoa hình chùy mang nhiều hoa. Bao hoa sẽ gồm 6 bộ phận màu trắng, xanh nhạt, hoặc đỏ nhạt, 9 nhị. Quả đóng 3 góc.
Ngoài ra còn có một loại đại hoàng nữa là dược dụng đại hoàng (Rheum officinale Baill.). Đây cũng là một cây sống lâu năm, nhưng thấp hơn, chỉ cao chừng 1,5m. Lá mọc so le có cuống dài. Phiến lá hình trứng phía cuống hình tim, đường kính 40 – 70cm, phiến lá không chia thùy mà chỉ cắt sâu chừng 1/4 (cũng có thể nói lá chia thùy nhưng về độ sâu sẽ không bằng Rheum palmatum). Hoa màu xanh nhạt hay vàng trắng nhạt.
Cũng không nên bỏ qua Đường cổ đặc đại hoàng (Rheum tanguticum Maxim. ex Balf.). Đây cũng là một cây sống lâu năm. Chiều cao có thể đạt tới 2m, lá có phiến cắt rất sâu thành thùy. Cây này mọc hoang rất nhiều ở tỉnh Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây đại hoàng có nguồn gốc ở Trung quốc vốn được dùng từ rất lâu đời và dần dần thâm nhập vào châu Âu. Ở Trung quốc cây chủ yếu mọc hoang hoặc được trồng ở Cam túc, Thanh hải, Tứ xuyên. Đại hoàng mọc ở tỉnh Tứ xuyên rất được ưa chuộng và được gọi với cái tên mĩ miều là xuyên đại hoàng. Hiện nay đại hoàng cũng đã được di nhập trồng ở nhiều nước: Hà lan, Pháp, Mỹ, Nhật. Đến Việt Nam ta còn phải nhập hạt giống của Trung quốc.
Cây ưa thích mọc ở vùng có khí hậu mát, ẩm, ở độ cao trên 1000m. Khi thu hoạch người ta sẽ lựa chọn thân rễ của những cây đã mọc trên 3 – 4 năm (ở những vùng có cây mọc hoang thì có thể lên tận 6 – 10 năm) vào mùa thu, khi cây bắt đầu lụi.
Thân rễ tươi to có thể có chiều dài vào khoảng 20 – 30cm, rộng 8 – 10cm, có nhiều nhánh rễ hình trụ đường kính sẽ là từ 2 – 3cm. Sau khi đào về thì cắt bỏ phần rễ, còn thân rễ đem gọt bỏ đi vỏ ngoài, bổ nhỏ (dọc hoặc ngang) rồi phơi hoặc sấy khô. Cất giữ sau một năm mới dùng được.
Mô tả dược liệu
Thân rễ (còn gọi là củ) lớn dài khoảng 5 – 17cm có khi còn lớn hơn nữa, rộng 4 – 10cm, dày 2 – 4cm hoặc khoanh tròn, trên mặt có thêm lớp bụi màu vàng đẹp, chắc cứng và thơm gắt, cắt ra trơn nhánh, cắn dính vào răng rất tốt. Tùy theo loại, có thứ mềm đầu có màu vàng đen có thứ thịt khô ít dầu. Loại dầu nhiều bóng là tốt (Dược Tài Học)
Cách bào chế:
Đem nguyên củ ngâm vào nước lạnh, vớt ra rồi ủ trong vải bố ướt, sau khoảng 2-3 ngày xem thấy ở giữa lõi mềm tới rồi thì lấy xắt hoặc bào lát mỏng ra đem đi phơi khô. Khi dùng có thể dùng sống sao với rượu, sao cháy đen, hoặc chưng, …
Phép chế Đại hoàng có nhiều cách:
– Đem Đại hoàng chưng với rượu cho nát, phơi nắng, rồi tán thành bột mịn, dùng mật trộn vào chế thành từng viên nhỏ, phơi khô (trích Trung Dược Đại Từ Điển).
– Dùng Đại hoàng phiến thêm rượu chưng mấy lần là được (trích Dược Tài Học).
– Ngâm thuốc sống vào nước cho mềm, lấy ra, thái thành từng phiến, phơi khô. Dùng sống hoặc sao với rượu, hoặc sao thành than hoặc hấp chế (trích Đông Dược Học Thiết Yếu).
Thành phần hóa học
Theo tìm hiểu trong đại hoàng có chứa hai loại hoạt chất có tác dụng trái ngược nhau
– Loại hoạt chất có tính chất thu liễm – là những hợp chất có chứa tanin (rheotannoglucozit).
– Loại hoạt chất có tác dụng tẩy Rheoanthraglucozit.
Thành phần chủ yếu trong các rheotannoglucozit là glucogalin. Khi tiến hành thủy phân, glucogalin sẽ cho ra axit galic và glucoza. Ngoài ra còn có các sản phẩm phụ khác như catechin và tetrarin. Đặc biệt khi tetrarin chịu tác dụng của axit loãng sẽ cho ra glucozareosmin (rheosmin), axit xinamic và axit galic.
Còn trong các Rheoanthraglucozit, chúng ta sẽ thấy chủ yếu các chất sau đây:
– Cryzophanol (chrysophanol) C15H10O4
– Aloe-emođin C15H10O5
– Rein ( rhein ) C15H8O6
– Emođin hay rheum emođin C15H10O5
– Emođin-monometyl-ête C16H12O5
Tỷ lệ các antraglucozit toàn bộ trong đại hoàng vào chừng 2 – 4,5%, trong đó một phần ở trạng thái tự do, một phần ở trạng thái kếp hợp. Theo Wasicky và Heinz thì trong đại hoàng tươi chủ yếu có antraglucozit ở dạng kết hợp mà không có ở dạng tự do. Tuy nhiên, theo l.Kroeber (1923), tác dụng tẩy của đại hoàng không phụ thuộc hoàn toàn vào tỉ lệ antraglucozit. Bởi dù có lấy bớt antraglucozit đi thì công hiệu tẩy vẫn còn tác dụng.
Tác dụng dược lý của cây đại hoàng
Chất gây ra tiêu chảy của đại hoàng là Anth raquinone. Tác dụng của thuốc chủ yếu tập trung ở đại tràng, thuốc làm cho trương lực của đoạn giữa và cuối đại tràng tăng, qua đó làm nhu động ruột tăng, nhưng lại không gây trở ngại cho việc hấp thu chất dinh dưỡng của tiểu tràng. Nhưng nên nhớ trong Đại hoàng có chất Tanin vì thế sau khi tiêu chảy thường hay có táo bón. Hoặc liều nhỏ (ít hơn 0, 3g/kg) thường gây táo bón (Chinese Hebral Medicine).
Tác dụng lợi mật: Nước sắc từ đại hoàng làm tăng co bóp túi mật, giãn cơ vòng Oddi khiến mật bài tiết được lưu thông tốt hơn
Tác dụng cầm máu: Thành phần cầm máu chủ yếu là chất Chrysophanol. Nhờ đó mà thờỉ gian đông máu được rút ngắn, làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch, cải thiện được độ bền của thành mạch, làm tăng Fibrinogene trong máu, làm mạch máu co thắt tăng, kích thích tủy xương tạo ra tiểu cầu, nhờ đó làm tăng nhanh thời gian đông máu.
Tác dụng kháng khuẩn: Đại hoàng có tác dụng kháng khuẩn diện rộng, chủ yếu là đối với tụ cầu, liên cầu, song cầu khuẩn lậu, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn, kiết lỵ. Thành phần ức chế vi khuẩn chủ yếu là dẫn xuất của Anthraquinone. Ngoài ra em nó còn có tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh và virút cúm.
Nước sắc Đại hoàng cho chó uống sẽ gây mê, hạ áp. Liều nhỏ của Đại hoàng kích thích tim ếch, liều lớn thì ngược lại, có tác dụng ức chế.
Thành phần emodin và rhein trực tiếp ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư của hắc lựu (hay còn gọi là melanoma), ung thư vú và ung thư gan có ascite (nước bụng) ở chuột.
Công dụng của cây đại hoàng và cách sử dụng
Đại hoàng được dùng rất nhiều trong cả Đông y và tây Y. Theo tài liệu cổ đại hoàng có vị đắng, tính hàn, vào 5 kinh tỳ, vị, can, tâm bào và đại trường. Có tác dụng hạ vị tràng tích trệ, tả huyết phận thực nhiệt hạ ứ huyết, phá trưng hà (kết báng ở bụng) hàn thủy. Dùng chữa hạ lỵ, ứ huyết, kinh bế thủy thũng, thấp nhiệt gây vàng da, ung thũng đinh độc. Hiện nay nếu dùng với liều nhẹ thì sẽ làm thuốc giúp cải thiện hệ tiêu hóa, chữa kém ăn, ăn không tiêu, da vàng, hay đau bụng. Ngày uống 0,1 – 0,5g dưới dạng thuốc sắc, bột hay thuốc viên.
Còn dùng với liều cao thì sẽ làm thuốc tẩy nhẹ. dùng cho những người đày bụng, đi lỵ, hoàng đản (da và mắt vàng). Ngày uống 3 – 10g. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác như chỉ thực, hậu phác, hoàng liên, mang tiêu…
Một số đơn thuốc có chứa đại hoàng:
– Vị tràng thực nhiệt dẫn đến đại tràng bí kết, táo bón nặng, thậm chí có khi dẫn đến sốt cao, nói mê sảng, phát cuồng: chuẩn bị đại hoàng (sao vàng), hậu phác mỗi vị lấy 9g, mang tiêu (natrium sulfuricum) 15g, chỉ thực 6g (sao vàng xém cạnh). Tất cả đem đi dắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần, uống trước bữa ăn khi thuốc còn ấm. Uống liền vài ngày tới khi hết táo bón.
– Nếu táo bón nhẹ hoặc táo bón ở những người sức khỏe yếu, người cao tuổi, phụ nữ sau sinh: nguyên liệu gồm đại hoàng (sao vàng), hậu phác, mỗi vị 9g, chỉ thực 6g. Hoặc đại hoàng 6g; hỏa ma nhân 15g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia đều thành 2 – 3 lần trước bữa ăn, khi thuốc còn ấm. Uống liền vài ngày tới khi hết táo bón.
– Người bị táo bón mạn tính, táo bón do nghề nghiệp: đại hoàng (sao vàng) 45g, đào nhân 20g, mộc hương, chỉ thực, sài hồ, cam thảo, mỗi vị lấy ra 15g. Đem tất cả các vị trên đi nghiền bột mịn, thêm mật ong làm hoàn, chia 2 lần uống sáng và tối, mỗi lần 6g. Hoặc uống ngày 1 lần 9g với nước hãm chỉ thực hoặc chỉ xác. Cần lưu ý rằng, để tăng nhu động ruột và làm cho đại tiện được thông suốt, bao giờ đại hoàng cũng được dùng kèm với chỉ thực, hoặc chỉ xác. Nên nhớ đại hoàng phi chỉ xác sẽ bất thông, có nghĩa là đại hoàng giúp làm phân nát ra, song để tống được ra ngoài cần phải có chỉ thực hoặc chỉ xác, là những vị thuốc có tác dụng làm tăng nhu động ruột.
⇒ Lưu ý: khi dùng đại hoàng trị táo bón không nên dùng trong thời gian dài, sẽ gây táo bón trở lại. Vì trong đại hoàng ngoài các chất gây tẩy còn có các chất tanin gây sáp trường, săn se niêm mạc ruột (như đã nhắc ở trên).
– Trị nôn ra máu, chảy máu cam, trĩ ra máu, màng kết hợp sung huyết, sung huyết não, lợi bị sưng phù: đại hoàng (sao cháy), hoàng cầm, hoàng liên, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia đều thành 2-3 lần trước bữa ăn. Uống liền nhiều ngày tới khi các triệu chứng có dấu hiệu thuyên giảm.
– Trị mụn nhọt ở miệng, lưỡi, lỗ mũi, nhọt vú … : đại hoàng (chích rượu) tán bột mịn, uống mỗi lần 9g, ngoài ra có thể dùng bột đại hoàng hòa vào nước làm thành dạng nhão, bôi vào nơi bị bệnh.
– Trị kinh nguyệt bế tích, hoặc sau đẻ máu xấu bị ứ tích, gây đau bụng, hay ngã, chấn thương ứ huyết sưng đau: đại hoàng 9g; ngưu tất, ích mẫu, mỗi vị 12g. Sắc đều uống.
– Trị bỏng lửa: đại hoàng (sao cháy) nghiền bột mịn, rắc vào vết thương, hoặc trộn đều vào dầu khuynh diệp, bôi vào nơi bị bỏng nhẹ.
Địa chỉ bán giống cây đại hoàng uy tín chất lượng ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cây giống đại hoàng phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 30k một lần ship.