Sửa chính tả và điều chỉnh lại nội dung: 21/3/2025;
Cây bướm bạc còn có tên gọi khác là cây bươm bướm, cây hoa buớm, bứa chừa, bướm bạc lông, hồ điệp, … danh pháp khoa học là Mussaenda pubescens W.T.Aiton, là một loài thực vật có hoa trong họ Thiến thảo (Rubiaceae).



Đặc điểm tự nhiên
Cây nhỡ mang rất nhiều cành, cành non có lông mịn. Lá nguyên mọc đối dài 4 – 9cm, rộng 1,5 – 4,5 cm, lá kèm hình sợi. Cụm hoa hình xim ngù mọc ở đầu cành. Hoa màu vàng. Trong số 5 lá đài có 1 lá đài phát triển mạnh, mềm, gân nổi rõ, có cuống dài, màu trắng. Quả mọng dài 6 – 9 mm, rộng 6 – 7 mm, màu đen, có gân dọc trên quả, nhẵn. Rất nhiều hạt nhỏ, màu đen mặt hình mạng.
Phân bố, thu hái, chế biến
Đây là loài cây của Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, theo tài liệu của Viện Dược liệu, loài này có gặp ở các tỉnh vùng Tây Bắc. Cây mọc hoang khắp nơi, thường gặp ở các đồi núi nơi quang, ven rừng. Người ta dùng hoa, thân và rễ thu hái gần như quanh năm. Thu hái về phơi hay sấy khô để dành. Không phải chế biến gì khác.
Ngoài cây bướm bạc Mussaenda pubescens nói trên, trong thực tế còn có nhiều loài Mussaenda khác cũng mang tên bướm bạc như Mussaenda cambodiana Pierre ex Pit., Mussaenda frondosa L.
Người ta thường dùng hoa, thân và rễ thu hái gần như quanh năm. Thu hái về phơi hay sấy khô để dành. Không phải chế biến gì khác.
Thành phần hoá học
Saponin (Mussaendosides D, E and H); Mussaendosides O, P, Q; Shanzhiside methyl ester, barlerin, mussaenoside, (6R,9R)-Roseoside, mussaendoside L và coniferin.



Công dụng của bướm bạc
Theo y học cổ truyền
Tính vị: Vị hơi ngọt, tính mát.
Quy kinh: Tâm và Thận.
Công năng: Thanh nhiệt, giải biểu, khai uất, hoà lý, lương huyết, tiêu viêm.
Theo y học cổ truyền, bướm bạc có tác dụng:
- Lợi tiểu.
- Chữa ho, hen.
- Chữa gãy xương, chữa tê thấp.
Theo y học hiện đại
Hiện chưa có thông tin.
Liều dùng & cách dùng
Hoa bướm bạc được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa ho, hen, sốt cách nhật, dùng ngoài giã nát đắp lên những nơi viêm tấy, gãy xương. Ngày dùng 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài thì không kể liều lượng.
Rễ bướm bạc dùng làm thuốc giảm đau, chữa tê thấp, khí hư bạch đới. Ngày dùng 10 – 20g dưới dạng thuốc sắc.
Cành và thân lá cũng dùng như trên. Ngày dùng 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc.
Bài thuốc kinh nghiệm
Chữa phong thấp, thấp khớp, đau nhức xương khớp
Chuẩn bị: 10 – 20gram rễ bướm bạc, đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn.
Thực hiện: Sắc cùng với 200 – 250 lít nước. Dùng thuốc khi thuốc còn nóng.
Chữa ho, sốt, viêm amidan
Chuẩn bị: Dùng 30gram cây bướm bạc, 20gram huyền sâm và 10gram rễ bọ mẩy.
Thực hiện: Sắc dược liệu với 200ml nước lấy 50ml. Gạn ra uống hết 1 lần. Đem các vị thuốc trên sắc cùng với một lượng nước phù hợp, sắc đến khi cô đặc. Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc.
Chữa khí hư bạch đới
Chuẩn bị: 0 – 20gram rễ cây bướm bạc, đem rửa sạch.
Thực hiện: sắc cùng mới một lượng nước phù hợp. Dùng thuốc mỗi ngày đến khi bệnh tình được cải thiện.
Chữa các chứng sốt gây hôn mê, khát nước, táo bón, đái buốt
Chuẩn bị: 60gram rễ bướm bạc cùng với 20gram hành tăm.
Thực hiện: Đem hai nguyên liệu trên đem sao vàng rồi sắc cùng với nước để dùng. Nên dùng thuốc khi còn nóng.
Địa chỉ bán cây bướm bạc tại Hà Nội uy tín ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm bầu giống bươm bạc phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 30,000 VNĐ một lần ship
Tìm kiếm liên quan
- Cây bướm trắng
- Cây bướm hồng
- Cây bướm bạc rừng
- Cây bướm rừng
- Cây bướm đỏ
- Cây bướm lông
- Tác dụng của cây bướm trắng
- Cây gai bướm rừng