Sửa chính tả và điều chỉnh lại nội dung: 21/3/2025;
Cây 7 lá 1 hoa chuẩn hàng sẵn sàng trao tay khách. Nhanh tay Zalo số 0966.446.329 số lượng có hạn để được tư vấn miễn phí cách đặt hàng.



Cây 7 lá 1 hoa hay còn được gọi là thất diệp nhất chi hoa, độc cước liên, thiết đăng đài, chi hoa đầu, tảo hưu, thảo hà xa (danh pháp khoa học là Paris poluphylla Sm.; đồng nghĩa Daiswa polyphylla (Sm.) Raf.; Paris biondii Pamp.; Paris debeauxii H.Lév.) là loài thực vật có hoa thuộc họ Hắc dược hoa Melanthiaceae ở châu Á có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan, Tiểu lục địa Ấn Độ và bán đảo Đông Dương.
Từ nguyên học
Tên chi Paris không hề có liên quan gì đến thành phố Paris nổi tiếng cũng như Paris (Πάρις hay Alexander [ Ἀλέξανδρος, Aléxandros ] – con trai của vua Priam và hoàng hậu Hecuba thành Troy) trong thần thoại Hy Lạp, mà có nguồn gốc từ pars, hoặc equal ( ngang bằng ), dùng để chỉ sự đối xứng của cây và bội số của bốn nơi mà tán lá, hoa và quả của nó phát triển. Tính ngữ chỉ loài polyphylla, mang nghĩa là ‘with many leaves – mang nhiều lá’. Được biết ở Trung Quốc loài được gọi với cái tên là Ch’i Yeh hay Chih Hua, có nghĩa là “bảy lá một hoa”. Ngoài ra thì tên trong tiếng Nepal của loài là Satuwa, và trong Tiếng anh thì là “Love Apple – Táo tình yêu”.
Phân loại
Chi Trọng lâu Paris trước đây được xếp vào trong một số họ khác nhau, trong đó có họ Hành Liliaceae và họ Trilliaceae. Còn theo hệ thống phân loại APG III, thì chi Paris được đặt trong họ Melanthiaceae, nơi nó có quan hệ họ hàng gần với chi Trillium .
Kể từ tháng 5 năm 2012 , Danh sách kiểm có chọn lọc các họ thực vật trên thế giới (WCSP) đã công nhận một số giống như sau:
- Paris polyphylla var. alba – Quý Châu, Hồ Bắc, Vân Nam.
- Paris polyphylla var. chinensis – An Huy, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô, Giang Tây, Tứ Xuyên, Đài Loan, Vân Nam, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam.
- Paris polyphylla var. latifolia – An Huy, Hà Nam, Hồ Bắc, Giang Tây, Thiểm Tây, Sơn Tây.
- Paris polyphylla var. nana – Tứ Xuyên.
- Paris polyphylla var. panxiensis – Tứ Xuyên.
- Paris polyphylla var. polyphylla – Trung Quốc, Hy Mã Lạp Sơn, phía bắc Đông Dương.
- Paris polyphylla var. stenophyla – Trung Quốc, Bhutan, Assam, Myanmar, Nepal, Sikkim.
- Paris polyphylla var. yunnanensis – Quý Châu, Tứ Xuyên, Tây Tạng, Vân Nam, Assam, Myanmar.

Đặc điểm thực vật
Cây bảy lá một hoa là một loại cỏ nhỏ, có dạng rất khác biệt, sống lâu năm, cùng thân rễ ngắn, dài chừng 5 – 10 cm, đường kính 2,5 – 3,5 cm rất nhiều đốt, khó bẻ, vết bẻ trông như có bột, màu vàng trắng hay xám vàng. Từ thân rễ nổi lên mặt đất một thân mọc thẳng đứng có thể cao tới 1m, phía gốc có một số lá thoái hoá thành vẩy, bao lấy thân cây. Giữa thân có một tầng lá mọc vòng gồm từ 3 – 10 lá, nhưng thường là 7 lá, cuống lá dài 2;5 – 3cm, phiến lá dạng hình mác rộng, dài 15 – 21 cm, rộng 4 – 8 cm, đầu phiến lá nhọn, mép nguyên, hai mặt lá nhẵn, mặt dưới màu xanh nhạt, đôi khi có màu tím nhạt. Hoa mọc đơn độc ở đỉnh cành, với cuống hoa dài 15 – 30 cm. Lá đài gồm từ 5 – 10, thường là 7, màu xanh lá cây, dài từ 3 – 7 cm, rời từng cái một trông như lá, không rụng. Số cánh tràng bằng với số là đài. Nhuỵ màu tím đỏ, bầu thường 3 ngăn. Quả mọng màu tím đen. Mùa hoa thường sẽ vào các tháng 10 – 11.
Thông tin thêm
1. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây bảy lá một hoa được phát hiện gần đây tại các vùng núi Cúc Phương thuộc Hà Nam, Ninh Bình, Sa Pa (Lào Cai), Đà Bắc (Hoà Bình), Sơn Động (Hà Giang). Trước đây không thấy mô tả trong Bộ thực vật chí Đông Dương. Đầu năm 1934, Péctelot có phát hiện thấy quanh vùng Sa Pa nhiều loài khác nhau, nhưng chưa được khai thác sử dụng.
Người ta thường dùng thân rễ với tên tảo hưu, có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông, đào về rửa sạch, phơi khô.
2. Thành phần hóa học
Theo GS.TS Đỗ Tất Lợi – Sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”:
Trong tảo hưu người ta đã nghiên cứu thấy có chất glucoside, tính chất saponin gọi là paridin C16H28O7 và paristaphin C38H64O18 cũng là một glucoside (theo Lý Thừa Cố, 1960, Trung Quốc dược dụng thực vật đồ giám, Bắc Kinh).
Trong thân rễ và quả Paris quadrifolia L. người ta chiết được một glucoside gọi là paristaphin, khi thuỷ phân paristaphin sẽ cho glucose và một glucoside mới gọi là paridin, thuỷ phân paridin, ta lai được glucose và một chất nhựa gọi là paridol.
Cây 7 lá 1 hoa có tác dụng gì ?
Cây 7 lá 1 hoa là một vị thuốc được dùng trong phạm vi dân gian. Theo đông y, vị tảo hưu ( tức thân rễ của cây Thất diệp nhất chi hoa) có vị ngọt, hơi cay, tính bình không độc. Tác dụng chủ yếu của nó là thanh nhiệt giải độc, nhất là đối với loài rắn độc. Tại vùng Quảng Tây ( Trung Quốc ) trong nhân dân có câu ngạn ngữ như sau:
“Ốc hữu nhất diệp nhất chi hoa,
Độc xà bất tiến gia”
nghĩa là trong nhà mà có cây bảy lá một hoa thì rắn độc không vào được. Do vậy ngoài công dụng chữa sốt và rắn độc, vị tảo hưu còn dùng chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, sốt rét, ho lao, ho lâu ngày, hen suyễn, dùng ngoài thì giã đắp lên những nơi sưng đau.
Ngày dùng từ 4 – 12g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.



Cách sử dụng cây 7 lá 1 hoa
– Trị ung nhọt sưng tấy: Thuốc đem đi giã nát trộn với giấm đắp ngoài.
– Trị rắn độc cắn: Chuẩn bị Tảo hưu 4 – 8g, Thanh mộc hương 4g, nhai sống uống với nước sôi nguội, ngoài dùng thuốc giã với giấm đắp lên vùng rắn cắn.
– Trị ung nhọt, áp xe vú, quai bị, loa lịch (lao hạch cổ): Tảo hưu 8g, Bồ công anh 40g, đem hết đi sắc uống, ngoài đắp thuốc.
– Trị viêm tĩnh mạch: Lý Quân đã dùng Tảo hưu giã nát với giấm đắp lên vùng viêm tĩnh mạch do tiêm thuốc chống ung thư, 30 ca kết qua tốt (theo Tạp chí Tân trung y 1987, 2:17).
– Trị các bệnh viêm não, hội chứng nhiễm trùng cấp (sốt cao, co giật, sốt rét): Thất diệp nhất chi hoa thang: Thất diệp nhất chi hoa 12g, Kim ngân hoa 12g, Bạch cúc 12g, Mạch môn 8g, Thanh mộc hương 4g (cho sau) đem đi sắc nước uống.
– Trị đàn ông tuyến vú có hòn cục: Trần Hiệu Liên dùng bột Tảo hưu hòa mật ong bôi ngày một lần uống thêm thuốc trong theo biện chứng, theo dõi 9 ca, thì khỏi 8 ca (Tạp chí Quảng châu Y dược 1984, 6:25).
– Trị xuất huyết tử cung cơ năng: Điền Khải và các cộng sự của mình đã dùng bột nghiền Tảo hưu chiết chế thành viên bọc (tương đương 2g thuốc sống) mỗi lần uống 2 viên, ngày 3 – 4 lần, theo dõi 122 ca xuất huyết tử cung cơ năng, 103 ca kinh nguyệt nhiều. Đạt kết quả cao với tỉ lệ 95,3% (thuốc có tác dụng co tử cung mạnh hơn Ích mẫu thảo) (Tạp chí Trung y 1984, 3:37).
– Trị ung thư phổi: Dùng bài Nhất đậu hạ căn thang: Tảo hưu 40g, Hạ khô thảo 40g, Sơn đậu căn 40g, sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 3 lần.
Xem thêm: Cây cúc tần trị cảm hạ sốt
Cách trồng cây 7 lá 1 hoa
1. Chọn giống
Cây thất diệp chi hoa được nhân giống chủ yếu bằng hạt hoặc bằng thân rễ. Mỗi cây chỉ có một hoa, và mỗi hoa chỉ có một ít hạt, nên hệ số nhân giống bằng hạt không được cao. Mà thân rễ bảy lá một hoa có nhiều đốt chứa mắt ngủ, do vậy có thể tách ra từng đoạn để trồng.
Cây giống thu gom hoang dại có thể trồng quanh năm. Khi đánh cây con, cần chú ý không được làm đứt rễ, tốt nhất là nên đánh cả bầu.
2. Thời vụ trồng
Gieo trồng chủ yếu vào mùa xuân (tức từ tháng 2 – 3), hoặc đầu mùa thu.
3. Đất trồng
Nên chọn đất nhiều màu, đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên thành luống để thoát nước khi cần. Bảy lá một hoa là loại cây đặc biệt ưa bóng, do vậy cần lựa chọn chỗ trồng dưới tán cây khác hoặc ở vườn có mái che. Nơi trồng tốt nhất sẽ là ở vùng núi.
Sau khi làm đất, nên bón lót phân chuồng với lượng 10 – 15 tấn/ha. Trộn phân với đất rồi hót đất rãnh luống phủ lên trên.
4. Cách trồng
Mỗi cây chỉ có một thân nhỏ cao không quá 1m, vì vậy cần đặc biệt trồng dày, khoảng cách 30 x 30 cm, hoặc 30 x 35 cm để tiết kiệm diện tích. Có thể áp dụng trồng xen với các cây ăn quả để bù cho công chăm bón.
5. Chăm sóc
Hàng năm cần tiến hành làm cỏ, xới xáo, vun gốc và bón thêm phân chuồng hoai mục, vi sinh, NPK hoặc tro bếp.
Cây rất rễ bị thối rễ nếu không được thoát nước tốt khi trời mưa do vậy cần đặc biệt chú ý khi trời mưa nắng thất thường.
6. Thu hoạch
Mùa thu hoạch thường vào tháng 6 – 7. khi thu, đào thân rễ rửa sạch, để nguyên đem phơi hoặc thái mỏng rồi phơi khô đều được.
Thân rễ bảy lá một hoa, sấy khô tán bột, uống mỗi lần 0,5 – 1g; ngày 4 – 5 lần.
Địa chỉ bán 7 lá 1 hoa tại Hà Nội uy tín ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cây 7 lá 1 hoa phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 30,000 VNĐ một lần ship.
Tài liệu tham khảo
- Wikipedia Tiếng Anh
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS Đỗ Tất Lợi
- Chi Trọng lâu – Wikipedia Tiếng Việt