Câu kỷ tử hay câu khởi, khởi tử, địa cốt tử ( danh pháp khoa học Lycium chinense Mill.; đồng nghĩa: Lycium chinense var. chinense Mill. ) là một cây thuốc quý nằm trong chi ( Lycium ), thuộc họ Cà ( Solanaceae ). Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753. Một loài khác cũng được gọi với cái tên là kỷ tử, chính xác là cẩu kỷ Ninh Hạ ( Lycium barbarum L. ).
Đặc điểm thực vật
Cây khởi tử là một loại cây nhỏ; dạng cây bụi; cao 0,5 – 1,5 m cành nhỏ, thỉnh thoảng có xuất hiện gai ngắn mọc ở kẽ lá, dài 5 cm. Lá mọc so le một số mọc vòng tại một điểm. Cuống lá ngắn 2 – 6 mm. Phiến lá hình mũi mác, đầu lá và phía cuống của lá đều hẹp, hơi nhọn, dài khoảng 2 – 6 cm; rộng 0,62 – 5 cm, mép lá nguyên. Hoa nhỏ mọc đơn độc ở kẽ lá hoặc một số hoa mọc tụ lại. Cánh hoa màu tím đỏ. Đài hoa nhẵn, hình chuông, có từ 3 – 4 thùy hình trái xoan nhọn, xẻ đến tận giữa ống. Tràng màu tím đỏ, hình phễu, chia 5 thùy hình trái xoan tù, có lông ở mép. Nhị 5, phần chỉ nhị hình chỉ đính ở đỉnh của ống tràng, và dài hơn tràng. Bầu 2 ô, vòi nhụy nhẵn dài bằng nhụy, đầu nhụy chẻ đôi. Quả mọng hình trứng dài 0,5 – 2 cm; đường kính 4 – 8 mm. Khi quả chín có màu đỏ sẫm hoặc vàng đỏ. Hạt câu kỷ tử nhiều, hình thận, dẹt; dài 2 – 2,5 mm. Mùa hoa dài từ tháng 6 – 9, mùa quả tháng 7 – 10.
Ảnh chụp L. chinense
Ảnh chụp L. barbarum
Thông tin thêm
1. Câu kỳ tử trồng ở đâu ? Cách thu hái và chế biến
Trước đây kỷ tử chỉ là một vị thuốc nhập ngoại, gần đây ta đã bắt đầu trồng diện rộng để lấy quả làm thuốc.
Có thể trồng bằng hạt hay giâm cành trên đất ruộng đều được. Gieo hạt vào mùa hạ, tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm, sau 7 – 8 ngày hạt mọc. Khoảng cách cây từ 0,6 – 1 m. Có thể cắt cành thành từng mẩu nhỏ dài khoảng 20 – 25 cm. Sau 3 năm là có thể thu hoạch. Thời kỳ thu hoạch kéo dài 20 – 30 năm nhưng thu hoạch cao nhất là vào năm thứ 10. Quả hái trong 2 mùa hạ và thu vì thời kỳ quả chính kéo dài. Theo kinh nghiệm trồng của Trung Quốc 1 hecta câu kỷ tử tốt và sai cho khoảng 1.500 kg quả. Cây 3 năm cho khoảng 500 – 800 kg/ha. Hái quả cần thu hái vào sáng sớm hoặc chiều mát, nếu vào giữa trưa nóng quá có thể bị kém chất. Khi mới hái về phải tải mỏng phơi chỗ râm mát cho tới khi da quả bắt đầu nhăn rồi mới đem đi phơi chỗ nắng đến thật khô. Nếu sấy phải giữ ở nhiệt độ thấp 30 – 45°C.
Cho đến nay, kỷ tử vẫn phần lớn nhập của Trung Quốc. Tại Trung Quốc người ta trồng ở nhiều tỉnh, tại những tỉnh biên giới Việt Nam như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam đều có. Ngoài ra cây còn mọc và được trồng nhiều ở Nhật Bản, Triều Tiên. Quả thường dùng sống hoặc đem đi tẩm rượu sao, đem sắc ngay hoặc sấy nhẹ ( dưới 50oC ) đến khô giòn, tán bột hoặc phun rượu cho quả trở nên đỏ tươi, khi dùng giã nát.
2. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học có trong quả L. barbarum ( cẩu kỷ Ninh Hạ )
Các hợp chất chính trong quả ( 23% khối lượng khô ) là Polysaccharide và Proteoglycan. Ngoài ra cũng thấy có chứa vitamin, đặc biệt là riboflavin, thiamin và axit ascorbic ( vitamin C ). Một số các chất được phát hiện khác bao gồm flavonoid có nguồn gốc từ myricetin, Quercetin và Kaempferol; Axit Palmitic hay Axit hexadecanoic, Axit Linoleic (LA), β-Elemene, Axit Myristic và Ethyl hexadecanoate hay Ethyl palmitate C18H36O2; và một số Glycerogalactolipids.
Quả có chứa 1 – 2,7% amino axit tự do; chủ yếu là Proline; ngoài ra còn bao gồm gamma – Aminobutyric acid hoặc axit γ-aminobutyric (GABA) và betaine. Các hợp chất khác được phát hiện β-sitosterol, scopoletin, axit p-coumaric, lyciumide A và L-monomenthyl succinate. Atropine, được biết là một Ancaloit phổ biến trong thực vật thuộc họ ( Solanaceae ), nhưng lại không tìm thấy có trong L. barbarum.
Các hợp chất có trong rễ đã được nghiên cứu ít hơn, nhưng chúng bao gồm betaine, Choline, Axit Linoleic và β-sitosterol.
Các lá được biết có chứa flavonoid Quercetin 3-O-rutinoside-7-O-glucoside, kaempferol 3-O-rutinoside-7-O-glucoside, rutin, nicotiflorin, Isoquercetin, Quercetin, kaempferol damascenone, scopoletin, axit vanillic, axit salicylic, và axit nicotinic. một số chất được phân lập từ hoa gồm diosgenin, β-sitosterol và lanosterol.
Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”
Trong khởi tử có chừng 0,09 % chất betaine C5H12O2N
Theo Từ Quốc Vân và Triệu Thủ Huấn thì trong 100 gram quả có 3,96 mg caroten; 150mg canxi; 6,7 mg P; 3,4 mg sắt; 3 mg Vitamin C; 1,7 mg axit nicotinic; 0,23 mg amon sunfat.
Còn theo một tác giả khác ( Ibraghinmôv ) thì trong khởi tử có lysin, cholin, betain 2,2 % chất béo và 4,6 % chất protein, axit xyanhydric và có thể có atropin.
3. Tác dụng dược lý
+ Thuốc có tác dụng tăng cường miễn dịch không đặc hiệu: Trên súc vật thực nghiệm có tác dụng tăng cường khả năng thực bào của hệ lưới nội mô, kết quả nghiên cứu gần đây cho biết kỷ tử có tác dụng nâng cao khả năng thực bào của tế bào đại thực bào, tăng hoạt lực của enzym dung khuẩn của huyết thanh, tăng số lượng và hiệu giá kháng thể, chứng tỏ kỷ tử có tác dụng tăng cường tính miễn dịch của cơ thể, thành phần có tác dụng là Polysaccharide ( Trung Dược Học ).
+ Thuốc có tác dụng tăng cường chức năng tạo máu của chuột nhắt ( Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược ).
+ Chất Betaine là chất kích thích sinh vật, cho vào thức ăn cho gà ăn có tác dụng tăng trọng và đẻ trứng nhiều hơn, cũng làm cho chuột nhắt tăng trọng rõ ( Trung Dược Học ).
+ Thuốc có tác dụng hạ Cholesterol của chuột cống, chất Betaine của thuốc có tác dụng bảo vệ gan chống thoái hóa mỡ, hạ đường huyết ( Trung Dược Học ).
+ Chất chiết xuất nước của thuốc có tác dụng hạ huyết áp ức chế tim, hưng phấn ruột ( tác dụng như Cholin ). Chất Betaine không có tác dụng này ( Trung Dược Học ).
+ Nước sắc kỷ tử có tác dụng hưng phấn tử cung cô lập của thỏ ( Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược ).
+ Thuốc có tác dụng ức chế ung thư đối với chuột nhắt S180. Các học giả Nhật Bản có báo cáo năm 1979 là lá và quả kỷ tử có tác dụng ức chế tế bào ung thư trong ống nghiệm ( Trung Dược Học ).
+ Các tác giả Trung Quốc trên thực nghiệm cũng phát hiện thuốc ( lá, quả và cuống quả của kỷ tử [ vùng Ninh Hạ ] ) có tác dụng ức chế ở mức độ khác nhau hai loại tế bào ung thư ở người ( Trung Dược Học ).
Tham khảo thêm Câu kỷ tử tuyệt vời ra sao cho sức khỏe ?
Câu kỷ tử có tác dụng gì ?
1. Tác dụng
+ Bổ ích tinh huyết, cường thịnh âm đạo ( Bản Thảo Kinh Tập Chú ).
+ Bổ ích tinh bất túc, minh mục, an thần ( Dược Tính Bản Thảo ).
+ Trừ phong, bổ ích gân cốt, khử hư lao ( Thực Liệu Bản Thảo ).
+ Tư thận, nhuận phế ( Bản Thảo Cương Mục ).
+ Chuyên bổ thận, nhuận phế, sinh tân, ích khí, là thuốc chủ yếu bổ can thận chân âm bất túc, là thuốc tốt để ích tinh, minh mục, … ( Bản Thảo Kinh Sơ )
+ Kỷ tử có tác dụng tư bổ can thận, sinh tinh huyết, minh mục, nhuận phế ( Trung Dược Học ).
+ Tư dưỡng Can Thận ( Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách ).
2. Chủ trị
+ Trị xoay xẫm, chóng mặt do huyết hư, thắt lưng đau, di tinh, tiểu đường ( Trung Dược Học ).
+ Trị các chứng can thận âm hư, âm huyết hư tổn, chứng tiêu khát, hư lao, khái thấu ( Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược ).
Liều dùng: 8 – 20 gram.
Địa chỉ bán câu kỷ tử tại Hà Nội uy tín ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Nhà vườn Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cây câu kỳ tử phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 40k một lần ship.
Video về câu kỷ tử
Tài liệu tham khảo
- Kỷ tử – “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”
- Wkipedia Tiếng Việt
- Wkipedia Tiếng Anh
- Câu kỷ tử – thaythuoccuaban.com
Tìm kiếm liên quan
- Tác hại của câu kỷ tử
- Lưu ý khi dùng kỷ tử
- Ai không nên dùng kỷ tử
- Cách dùng kỷ tử
- Giá kỷ tử đỏ
- Kỷ tử có vị gì
- Câu kỷ tử có tác dụng gì
- Câu kỷ tử kỷ gì
Sản phẩm liên quan: Cây kim vàng