Thật tế khi dạo qua một vòng không gian mạng, không khó để tìm thấy các bài viết có đề cập hay quảng cáo về giống sâm cau đỏ có công dụng tương tự hoặc tốt hơn dược liệu sâm cau (danh pháp khoa học Curculigo orchioides Gaertn.; còn gọi miệng là sâm cau đen) truyền thống. Tuy nhiên không rõ đây có phải là một giống khác của sâm cau cho phần rễ củ màu đỏ hay không mà rất nhiều các trang trên để hình ảnh lá và hoa sâm cau kèm phần rễ củ màu đỏ để chứng minh là sản phẩm có tồn tại. Nhưng tránh để bị lừa, đây hoàn toàn là sản phẩm giả và bị thổi phồng quá mức về công dụng và giá bán. Vậy thực hư thế nào ?
Sự thật mọi người đã bị lừa dối về sâm cau đỏ như thế nào ?
Các thương lái và đặc biệt là những nhà vườn kém hiểu biết hiện nay quảng cáo rằng có 2 loại sâm cau là sâm cau đỏ và sâm cau đen. Vậy, bản chất của Sâm cau đỏ là gì ? Hiện nay, rễ sâm cau đang được bày bán ở các khu du lịch rất nhiều, và khách hàng thường không thể phân biệt được đâu là rễ sâm cau thật, đâu là sâm cau giả. Rễ sâm cau giả thường được các thương lái quảng cáo là sâm cau “đỏ”, sâm cau “nếp”… nhằm tâng bốc chất lượng của sản phẩm và câu kéo khách hàng. Ở đây, nhà vườn sẽ phân biệt cụ thể Sâm cau thật và giả để các bạn có thể tránh khỏi trường hợp “tiền mất, tật mang”.
1. Sâm cau thật

Bộ phận sử dụng: Phần rễ của cây sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.).
Mô tả: Rễ củ ngắn, nhỏ, màu nâu vàng, nhiều rễ nhỏ phân nhánh, sần sùi.
Tác dụng, độc tính: Bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực, trừ hàn thấp; độc tính: dùng nhiều gây hao tổn tinh lực, mệt mỏi, rực người.
2. Sâm cau giả

Bộ phận sử dụng: Phần rễ củ của cây bồng bồng (Dracaena angustifolia (Medik.) Roxb.), huyết giác Nam Bộ (Dracaena cochinchinensis (Lour.) S.C.Chen) …
Mô tả: Rễ củ dài, mọng, màu đỏ cam, ít rễ nhỏ phân nhánh, mịn.
Tác dụng, độc tính: Không có tác dụng bổ thận tráng dương; độc tính: gây suy chức năng thận, giảm sinh lực.
Một số website lớn có dành riêng những chuyên mục nói về cây thuốc như Nhà thuốc An Khang, Bách hóa xanh, … hiện nay đang sử dụng hình ảnh rễ của cây bồng bồng để mô tả về đặc điểm thực vật và công dụng của dược liệu sâm cau. Được biết, bồng bồng và sâm cau đều là những dược liệu được sử dụng trong Y học cổ truyền nhưng mỗi loại lại có những đặc điểm công dụng và giá thành khác nhau, việc mua phải ‘sâm cau giả’ không chỉ gây tốn kém tiền của mà còn có thể gây ra những phản ứng phụ trong quá trình sử dụng. Đây đều là những trang thông tin lớn, có nhiều người tiếp cận mỗi ngày, việc cung cấp thông tin sai lệch như vậy gây ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế cũng như sức khỏe của người tiêu dùng. Nhu cầu tìm hiểu về các loại dược liệu ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều người, cùng với sự bùng nổ của mạng xã hội, các thông tin đăng tải nếu như không được kiểm duyệt hoặc xác thực thì gây ảnh hưởng rất lớn đến người đọc, các hệ lụy đi kèm không thể thống kê được một cách chính xác. Do đó, quý bạn đọc cần chọn lọc thông tin một cách thật cẩn thận, lựa chọn các địa chỉ uy tín để mua bán dược liệu.
Mua dược liệu sâm cau đen ở đâu uy tín chất lượng ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm dược liệu sâm cau đen phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 30k một lần ship.
Tìm kiếm liên quan
- Hình ảnh cây sâm cau rừng
- Cây sâm cau rừng
- Cây sâm cau đỏ
- Có mấy loại sâm cau
- Tác dụng của cây sâm cau rừng
- Cây sâm cau trắng
- Xem cây sâm cau
- Giống cây sâm cau đỏ