Bộ sưu tập






Sửa chính tả và điều chỉnh lại nội dung: 26/3/2025;
Khổ sâm cho lá hay cù đèn khổ sâm, ba đậu khổ sâm, … (danh pháp khoa học là Croton kongensis Gagnep.) là loài thực vật có hoa thuộc họ Đại kích Euphorbiaceae.
Cái tên khổ sâm trong dân gian
Cái tên khổ sâm có nghĩa là sâm đắng được dùng để chỉ 3 vị thuốc có nguồn gốc và công dụng khác hẳn nhau:
– Hạt khổ sâm: Thực tế là quả của cây sầu đâu rừng, có tên khoa học là Brucea javanica (L.) Merr. (đồng nghĩa: Brucea sumatrana Roxb.) thuộc họ Khổ sâm Simarubaceae.
– Khổ sâm cho lá (C. kongensis) thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Còn được gọi với tên khác là cây cù đèn.
– Khổ sâm cho rễ hay dã hòe, khổ cốt, khổ sâm: Danh pháp khoa học là Sophora flavescens Aiton, thuộc họ Đậu Fabaceae.
Đặc điểm thực vật
Cây nhỏ cao độ 0,7 – 1 mét. Lá mọc cách hay gần như mọc đối, có khi mọc thành vòng giả gồm 3 – 6 lá. Lá hình mũi mác, mép nguyên dài 5 – 10 cm, rộng 1 – 3 cm. Cả hai mặt của lá đều có nhiều lông hình khiên óng ánh (kiểu lông ở lá cây nhót) nhưng mặt dưới lại nhiều hơn mặt trên. Khi phơi khô, mặt lá dưới có màu trắng bạc, mặt trên có màu nâu đen. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hay đầu cành, lưỡng tính hay đơn tính. Hoa đực có 5 đài, 12 nhị, hoa cái có 5 lá đài, 3 vòi nhị. Quả gồm 3 mảnh vỏ, màu hung đỏ.
Thông tin thêm
1. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang tự nhiên ở vùng đồi cây bụi và được trồng ở khắp nơi, trong các vườn gia đình hoặc vườn thuốc, chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam (Võ Vãn Chi, 1997).
Khổ sâm thuộc loại cây bụi, ưa sáng và có thể hơi chịu hạn. Cây rụng lá hàng năm về mùa đông, sinh trưởng mạnh vào hè – thu, ra hoa quả nhiều, tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt và cây chồi sau khi chặt.
Người ta thu hái lá khi cây đang có hoa, đem phơi hoặc sấy khô. Khi dùng sao vàng.
2. Thành phần hóa học và dược tính
Báo cáo khoa học “Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng kháng vi sinh vật in vitro của tinh dầu từ phần trên mặt đất cây cù đèn Cửu Long (Croton kongensis Gagnep.)” của Nguyễn Văn Phúc cùng cộng sự; Tạp chí Y dược học Quân sự số 9 – 2024:
Nghiên cứu đã xác định được trong tinh dầu phần trên mặt đất cây Cù đèn cửu long Croton kongensis có 56 hợp chất, trong đó một số thành phần chính là sabinene (32,69%), germacrene B (9,39%), 2-isopropyl-5-methyl-(2E)-hexenal (7,52%) và β-elemenone (6,68%). Tinh dầu này có tác dụng kháng và diệt vi sinh vật trên Staphylococcus aureus (cả 2 dòng MSSA và MRSA) và Candida albicans nhưng không thể hiện tác dụng trên Escherichia coli và Pseudomonas aeruginosa ở nồng độ thử nghiệm cao nhất là 32 μL/mL. Tinh dầu loài Cù đèn cửu long có thể là nguồn cung cấp sabinen và là sản phẩm kháng khuẩn tự nhiên đầy hứa hẹn để sử dụng trong thực tiễn.
Cây khổ sâm có tác dụng gì ?
Cây này mới được nhiều người chú ý mấy năm gần đây do được dùng trong đơn thuốc chữa đau dạ dày, có lá khôi sau đây:
– Lá khôi (Ardisia silvestris Pit.) 50 gram;
– Lá bồ công anh (Lactuca indica L.) 20 gram;
– Lá khổ sâm (Croton kongensis Gagnep.) 12 gram;
– Nước 600 ml;
Sắc đặc và cô còn chừng 200 ml chia làm 2 hay 3 lần uống trong ngày.
Uống liên tục trong vòng 10 ngày, rồi lại nghỉ 3 ngày. Cứ như vậy cho đến khi đỡ đau, uống thêm một tuần nữa.
Có người còn thêm vào đơn thuốc trên 3 lát gừng sống cho người hay đi tiêu lỏng uống
Nếu chỉ dùng riêng thôi thì thường dùng với liều 24 – 40 gram (lá khô sao vàng), thêm 600 ml nước (3 bát), sắc còn 1 bát (200 ml), chia 2 hay 3 lần uống trong ngày, 15 phút đến nửa giờ trước khi ăn cơm. Để ăn ngon cơm, giúp sự tiêu hóa.
Kỹ thuật trồng cây khổ sâm cho lá
1. Chọn giống
Khổ sâm có thể trồng bằng cách gieo hạt xuống đất hoặc giâm hom.
2. Đất và cách trồng
Khổ sâm không kén đất nên có thể trồng trên mọi loại đất, có thể là đất thịt hoặc đất pha cát để không bị úng ngập và tưới tiêu thuận lợi.
Nên trồng vào khoảng tháng 2 – 3, với khoảng cách 1 x 1 mét (mật độ 10.000 cây/ha).
Cây khổ sâm sinh trưởng cực kì mạnh và không bị sâu bệnh nên không cần phải tiến hành chăm bón nhiều. Tuy nhiên để đạt được năng suất cao và chất lượng lá tốt cần bón thúc cho cây trong thời kỳ cây sinh trưởng mạnh (hè – thu), bằng nước phân chuồng, nước giải hay đạm pha loãng tưới vào quanh gốc cây.
3. Thu hoạch
Khổ sâm có thể cho thu hoạch lá quanh năm, trừ mùa cây rụng lá. Thu lá về phơi hay sấy nhẹ đến khô, dùng dần.
Nhai mấy lá khổ sâm tươi với muối, nếu có nôn hay sôi bụng thêm miếng gừng sống.
Tham khảo thêm sản phẩm: chè xanh
Mua cây khổ sâm cho lá tại Hà Nội uy tín ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm bầu giống cây khổ sâm (lá) phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 30k một lần ship.