Hạt giống tam giác mach chuẩn hàng sẵn sàng trao tay khách.
♠ Quy cách 1kg.
♠ Giá thoả thuận.
♠ Phân loại: cây thân thảo, cây hoa.
♠ Tam giác mạch hay còn gọi là mạch ba góc, lúa mạch đen, sèo, kiều mạch ( danh pháp khoa học hai phần: Fagopyrum esculentum ) là một loài cây thuộc họ Rau răm ( hay họ Kiều mạch ) Polygonaceae được Conrad Moench mô tả khoa học lần đầu tiên vào năm 1794. Được biết đây là loài đặc trưng của cao nguyên đá Hà Giang và một số tỉnh miền núi phía bắc khác.
Đăc điểm thực vật
Tam giác mạch là cây thân thảo hàng năm, có thể cao từ 0,4m tới 1,7m. Thân cây hình trụ, có thể phân nhánh, màu xanh hoặc đỏ. Lá đơn nguyên mọc cách, phiến lá có thể hình tim hoặc mũi giáo, với mép lá nguyên. Riêng lá mọc bên dưới thân thường có phiến hình tim, có cuống lá, bẹ lá. Còn lá mọc phía trên ngọn cây thường có hình mũi giáo và không có cuống.
Hoa tự chùm mọc chủ yếu ở đầu nhánh hoặc nách lá. Hoa đơn tính, vòng bao hoa màu trắng hoặc màu đỏ phớt hồng. Quả dạng bế có 2 lớp vỏ, hình dạng 3 cạnh, với màu nâu đen hoặc xám. Hạt có nội nhũ bột. Mùa hoa thịnh từ tháng 6 đến tháng 10, mùa quả từ tháng 6 đến tháng 11. Riêng ở một số khu vực mùa hoa quả có thể muộn hơn đôi chút.
Sự tích hoa tam giác mạch
Chuyển kể rằng, ngày xưa rất rất xưa có nàng Tiên Gạo và tiên Ngô cùng nhau đi gieo hạt ở hạ giới nhằm giúp cho người dân có lương thực để duy trì cuộc sống. Khi số hạt ngô và lúa đã gieo xong thì còn lại trong giỏ là các hạt mầm non, hai nàng không biết làm gì với những cây mầm này bèn đổ vào khe núi ở một khu vực hẻo lánh rồi bay về trời.
Sau một thời gian, những cây Ngô, cây Lúa của hai nàng gieo đã cho hạt và người dân bắt đầu chạy đến thu hoạch mang về ăn, nhưng trớ trêu thay vì địa hình đồi núi sơn khê, mỗi năm chỉ gieo được một mùa lúa ngô nên số lượng hạt ngô lúa vẫn không đủ cung cấp lương thực cho cả làng. Dần dần đến một ngày cái đói bắt đầu đu bám bảng làng, chiều đã buông dần mà không một nhà nào nhóm bếp. Một hôm người dân trong buông làng quyết định tụ họp với nhau rồi chia ra đi tìm khắp núi rừng để kiếm cái ăn. Nhưng nhiều ngày trôi qua họ vẫn đói khát trong bất lực vì không tìm được cái gì có thể ăn được.
Và thế là
Thời gian cứ thế trôi qua, một hôm thoảng trong cơn gió chiều có một mùi hương lạ, trước nay chưa từng ai ngửi thấy. Mọi người cùng tìm đến nơi khe núi ấy thì phát hiện ra một rừng hoa li ti trải dài từ sườn núi dài đến tận chân trời xa bên kia, nhìn kỹ hơn người t mới thấy những cái lá hình tam giác ẩn nấp khá kín ở dưới những cụm hoa. Khi kết hạt người dân mang về ăn thử thì thấy ngon ơi là ngon không thua kém gì hạt ngô và gạo.
Cái bụng đã ngủ yên không lóc cóc mòn mỏi đòi ăn nữa. Và thế là khói bếp lại bay lên mỗi chiều. Dân làng cứ thế kháo nhau loại hạt này do các nàng Tiên đã vô tình cho nảy mầm từ mày lúa, mày ngô, nên được gọi là mạch. Hơn nữa hạt mạch có hình tam giác nên cái tên“tam giác mạch” từ đó ra đời.
Kỹ gieo trồng hạt giống tam giác mạch
Thời gian trồng tam giác mạch nên chọn vào tháng 8 là thích hợp nhất.
Nên nhớ hoa Tam giác mạch chỉ có vòng đời khoảng một tháng. Mới ban đầu hoa có màu trắng hoang dại, sau chuyển dần dần sang phớt hồng, ánh tím và cuối cùng chuyển hẳn sang đỏ sậm quyến rũ. Chính vẻ đẹp mỏng manh sương khói giữa núi rừng của loài hoa này đã đốn tim không biết bao người yêu hoa, khiến rất nhiều người tìm tòi lùng sục tìm cách gieo trồng bằng được loài hoa này ngay tại nhà để đem đến chút phong vị vùng cao cho ngôi nhà.
Bạn muốn được như vậy chứ. Vậy thì theo dõi các bước dưới đây nhé.
1. Cần chuẩn bị
Tìm mua hạt giống tam giác mạch chất lượng tại các cửa hàng hạt giống hoa có chất lượng, uy tín hay tại siêu thị hạt giống như công ty Hải Đăng chẳng hạn.
Đất trồng: Hoa tam giác mạch không hề kén đất trồng, vì em còn phát triển được ở những nơi địa hình hiểm trở hay trên các vùng đồi núi cao cơ mà. Nhưng để cây phát triển tốt nhất, nên tiến hành làm đất tơi xốp và diệt những vi sinh vật có hại trước khi trồng.
Sau khi làm cho đất tơi xốp, tiến hành băm nhỏ đất và làm thành luống. Sau đó tưới nước cho ẩm đất.
2. Xử lí hạt giống tam giác mạch và đem gieo
– Ươm mầm: hạt tam giác mạch có nhiều cách khác nhau để ươm mầm, cách tốt nhất là ngâm hạt giống tam giác mạch trong nước ấm 2 tiếng. Sau đó, vớt ra để trực tiếp vào tờ khăn giấy ăn mịn 2 lớp có thấm nước lạnh. Rải đều hạt giống tam giác mạch đã ngâm lên trên miếng vải, rồi gấp vào ủ ẩm trong vòng 2 ngày.
– Sau khi ủ ta đem trồng vào cát đen ẩm, tưới nước sạch hoặc dùng nước vo gạo hàng ngày là được.Sau đó cây tự khắc sẽ mọc mầm.
– Sau khi gieo hạt giống tam giác mạch, tiến hành để ở nơi râm mát, ánh sáng khuếch tán nhẹ. Lúc này cây con khá yếu nên phải dùng cọc chống đỡ cho cây trước gió bão. Khi được nhận đủ ánh sáng và dinh dưỡng, tam giác mạch phát triển cứng cáp nhanh chóng hơn.
– Cây sẽ phát triển nhanh chóng và bắt đầu nhú hoa chỉ trong vòng hơn 1 tháng sau gieo hạt,. Hoa nở rộ trong vòng hơn 1 tháng rồi tàn phai.
3. Chăm sóc
– Cần tưới nước đều đăn hàng ngày nhằm tạo độ ẩm cho đất, để cho hoa phát triển tốt. Nên tưới nước vào sáng sớm khi mặt trời mới lên sẽ khiến cây hoa hấp thụ tốt hơn. Tránh tưới vào lúc giữa trưa hay tròi nắng gắt, cây hoa sẽ bị héo và chết nhanh do hệ số thoát hơi nước cao.
Một số lưu ý nhỏ
– Vốn là loài hoa sinh trưởng ở điều kiện vùng núi khắc nghiệt nên tam giác mạch không hề khó gieo trồng như mọi người vẫn nghĩ. Thời điểm tốt nhất để trồng tam giác mạch là vào độ tháng Tám. Đó là thời gian các yếu tố môi trường như về độ ẩm, ánh sáng sẽ tđược đảm bảo huận lời nhất để cây phát triển và tam giác mạch sẽ ra hoa sau khoảng 4-8 tuần sau đó ( Tức tháng 10, tháng 11)
– Lưu ý không bón phân trong quá trình trồng hoa tam giác mạch bởi rễ cây rất dễ bị tổn thương và gây chết cây. Khi cây lớn có thể tiến hành hòa lẫn phân đạm với nước thật loãng, chỉ cần một lượng rất nhỏ với một xô nước là ổn. Với hỗn hợp trên ta tưới cho hoa tam giác mạch giúp kích thích sự phát triển của hoa. Nên bón phân ủ mục, phân chuồng bổ sung cho cây.
– Thu hoạch hoa tam giác mạch bằng cách dùng kéo hoặc dao sắc để có thể cắt hoa, cắt thật nhanh, nhẹ nhàng và cẩn thân để hoa không bị rụng cánh.