Hạt giống ngưu tất chuẩn hàng sẵn sàng trao tay khách.
- Đóng gói 0,5kg.
- Giá thỏa thuận.
- Xuất xứ: Việt Nam.
- Thời gian thu hoạch: 140 ngày.
- Lượng giống cho 1 ha: 8 – 9kg hạt.
- Tên vị thuốc: Cây Ngưu tất
- Tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume. Thuộc Họ rau dền Amaranthaceae.
- Tên khác: Hoài ngưu tất.
Đặc điểm thực vật
Cây cỏ sống hàng năm, cao 60 – 80 cm. Rễ củ hình trụ dài, thân có cạnh, phình lên ở những đốt. Lá mọc đối, hình bầu đục, có cuống ngắn, dài 5 – 12cm, rộng 2 – 4cm, đầu nhọn, mép lượn sóng. Cụm hoa hình bông mọc ở ngọn thân hoặc ở đầu cành. Quả hình bầu dục, có 1 hạt. Ở Trung Quốc, Ngưu tất được biết có 2 loài: Hoài ngưu tất được trồng chủ yếu ở tỉnh Hà Nam, và Xuyên ngưu tất được trồng chủ yếu ở Tứ Xuyên. Hoài ngưu tất không có lông, thân và lá có màu tím, hoa tự mọc thành bông, rễ dài và có màu vàng nhạt. Xuyên ngưu tất có nhiều lông màu xám, lá màu trắng, riêng hoa tự kết thành chùm hình cầu, rễ cái to mang màu nâu xám.
Hạt giống diệp hạ châu cho khách ráo riết tìm
Điều kiện sinh thái và phân bố
Ngưu tất được trồng chủ yếu ở vùng Vũ Trác, Thẩm Dương thuộc phần lớn tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) nên được gọi là Hoài ngưu tất. Năm 1960, Ngưu tất được di thực vào Việt Nam. Hiện nay Ngưu tất được trồng và sản xuất rộng rãi ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, v.v…
Ngưu tất là một cây dễ trồng, không yêu cầu khí hậu khắt khe cho lắm. Nói chung những nơi khí hậu ôn hoà, đầy đủ ánh sáng là yên tâm trồng được. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển là 18 – 26oC. Nhiệt độ thấp nhất 7 – 10oC hạt sẽ không nảy mầm được, cây sinh trưởng chậm. Cây ưa thích nơi ẩm mát, thích hợp với đất pha cát, không thích hợp với đất thịt nặng. Độ pH thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển là từ 5 – 6. Cây chịu hạn nhưng lại thiếu đi khả năng chịu úng. Nếu ngập nước từ 5 – 10 giờ cây dễ bị chết.
Bộ phận dùng làm thuốc và công dụng
Bộ phận dùng làm thuốc của cây Ngưu tất là rễ cây (Radix Achiranthes bidentatae).
Ngưu tất có vị đắng chua, tính bình, không độc, quy vào 2 kinh can và thận. Với dạng Ngưu tất sống sẽ có tác dụng tán huyết ứ, tiêu ung, lợi thấp. Dạng Ngưu tất chín có tác dụng bổ can, ích thận, cường tráng gân cốt.
– Cụ thể Ngưu tất dạng sống chữa được cổ họng sưng đau, mụn nhọt, đái rát buốt, đái ra máu hoặc sỏi, bế kinh, bụng dưới kết hòn cục, đẻ khó, khi đẻ rau thai không ra, sau khi đẻ huyết ứ gây đau bụng dữ dội, chấn thương tụ máu, đầu gối nhức mỏi.
– Riêng Ngưu tất sao tẩm chữa can thận hư, ù tai, đau lưng mỏi gối, tay chân co quắp hoặc bại liệt.
– ở Trung Quốc, Ngưu tất sẽ được dùng làm thuốc lợi tiểu, phục hồi sức khoẻ, chữa bế kinh, đau kinh, viêm họng, tăng huyết áp, thấp khớp, sỏi tiết niệu, viêm họng, hay viêm amidan…
⇒ Lưu ý không được dùng Ngưu tất cho phụ nữ có thai, băng huyết.
Xem thêm sản phẩm Cây dây thìa canh tại shop
Kỹ thuật gieo trồng hạt giống ngưu tất
1. Chọn đất và làm đất gieo trồng hạt giống Ngưu tất
Ngưu tất rất ưa đất thịt pha cát, tơi xốp, nhiều mùn. Đặc biệt đất phù sa, cao ráo, thoát nước lại càng hợp hơn với Ngưu tất. Đất nhiều cát sỏi, bạc màu, đất chua mặn không thể trồng được Ngưu tất. Lưu ý ruộng trồng Ngưu tất phải được cày bừa, đập đất kỹ. Cày hoặc cuốc sâu có tác dụng làm cho rễ Ngưu tất dài, ăn sâu, cho năng suất caoc đáng kể. Khi lên luống thường bón lót phân chuồng vào khoảng lưng chừng luống. Lượng phân chuồng, theo tài liệu Trung Quốc có ghi phải bón tới 50 hoặc 60 tấn/ha, nghĩa là theo lý thuyết phải 2 – 3 tạ một sào Bắc bộ. Nhưng đối với nước ta ít khi dùng lượng phân nhiều như thế. Tuy nhiên không nên áp dụng trồng chay, năng suất sẽ thấp. Luống làm nên rộng 70 – 80cm cao 30 – 40cm. ở Trung Quốc người ta còn cày sâu, đập đất nhỏ và lên luống cao tới hơn 70cm. Theo chuyên gia Trung Quốc, làm như vậy sẽ cho củ Ngưu tất dài khoảng 70 – 80cm.
Khi lên luống đã hoàn chỉnh, rạch 2 hàng dọc trên mặt luống cách nhau khoảng 20cm. Rắc phân chuồng bột trộn với tro khô.
2. Thời vụ
– Hạt giống ngưu tất gieo có thể gieo trồng được quanh năm, tuy nhiên có vụ chính ở miền núi vào tháng 2 và 3, ở đồng bằng tháng 10 và 11 (cuối thu đầu đông).
3. Tiến hành gieo hạt giống ngưu tất
Trồng Ngưu tất bằng cách gieo hạt. Hạt giống ngưu tất ngâm trong nước ấm 30oC từ 8 – 12h sau đó vớt hạt ra rồi bỏ hạt vào vải ẩm đem ủ cho tới khi 50% hạt giống đã nảy mầm ( Đảm bảo trong thời gian ủ hạt luôn luôn giữ độ ẩm vừa phải và ấm là điều kiện cần để hạt nảy mầm ). Sau đó mang hạt đi gieo thưa trên rạch luống. Gieo xong đậy rơm hoặc rạ. Nếu có nhiều rạ thì đậy cả mặt luống nếu không, ít nhất thì cũng phải đậy ở rạch luống.
4. Chăm sóc
Gieo hạt xong, quan trọng nhất vẫn là việc tưới ẩm hàng ngày cho hạt mau nẩy mầm. Khi hạt đã mọc thì bỏ rạ và tưới bằng thùng tưới có doa để cho cây khỏi bị bết xuống đất. Khi cây có khoảng 4 – 5 đôi lá thật thì tiến hành tưới thêm phân đạm pha loãng hoặc nước tiểu pha loãng để cho cây mau kín luống. Tuyệt đối không được tưới bằng nước phân chuồng tươi như vậy sẽ không đảm bảo được về độ an toàn dược liệu. Nếu thấy cỏ mọc phải tiến hành làm cỏ, xới xáo, phá váng ngay để tránh cạnh tranh dinh dưỡng. Khi cây đã giao tán, kín luống, nhổ tỉa bớt những chỗ quá mau, để cây cách cây vừa đủ 15cm. Có thể tưới bằng cách thủ công như tát nước vào ruộng, ngập rãnh luống rồi té nước lên mặt luống, làm như vậy sẽ luôn luôn giữ được độ ẩm cho cây. Tiếp đó tháo nước cho rút hết khỏi ruộng.
5. Phòng trừ sâu bệnh
Sâu bệnh hại thường sẽ xuất hiện ở thời kỳ cây non và cây trưởng thành. Dưới đây là một số phương pháp phòng trừ điển hình:
+ Phòng trừ sâu: sâu xám cắn phá mầm non, bắt bằng tay vào sáng sớm. Sâu cuốn là, sâu xanh, rệp hại lá cây trưởng thành có thể sử dụng thuốc Sherpa 25%.
+ Bệnh lở cổ rễ hại cây lúc mới trồng, phòng tránh bệnh lây lan bằng cách giữ độ ẩm vừa phải, ruộng luôn sạch cỏ dại, tỉa cây đúng lúc, không để cây mọc quá dày, không để đất và quần thể cây quá dày.
6. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu
Thời gian thu hoạch ở miền núi vào khoảng cuối năm từ cuối tháng 10 – tháng 12, ở đồng bằng sẽ là vào tháng 4 – tháng 5 năm sau. Khi cây đã xuất hiện nhiều lá vàng, ở gốc lá đã bắt đầu rụng dần, đào thử thấy rễ Ngưu tất mập, dài 20 – 30cm là có thể bước vào thu hoạch. Trước hết cần tiến hành cắt bỏ phần lá, thu gọn vào một chỗ. Dùng thuổng hoặc sà beng đào sâu bẩy đất lên để phần rễ khỏi bị đứt. Rũ sạch đất ở rễ, đem về rửa sạch, phơi ráo nước. Cắt bỏ phần rễ con, xông lưu huỳnh từ một đến hai đêm. Phơi âm can, hay dưới nắng nhẹ, không nên phơi nắng to trên nền sân gạch, Ngưu tất sẽ bị khô xác. Phơi xong, phân loại cái to cái nhỏ, dài ngắn rồi bó thành từng bó bằng lạt đỏ (từ 2 đến 3 lạt). Mỗi bó từ 0,5 đến 1kg tuỳ theo nhu cầu sử dụng lâu dài.
7. Tiêu chuẩn chất lượng dược liệu
Củ ngưu tất để đạt lượng thương phẩm phải có chiều dài 20 -30 cm, đường kính 0,5-1cm. Hơi mềm, đầu trên có mang vết tích của cổ rễ, đầu dưới hơi thuôn nhỏ. Mặt ngoài màu vàng đất hay nâu nhạt, mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt, hơi đắng và cảm giác the.
Khắc tinh của sỏi thận – Cây râu mèo – click tìm hiểu ngay
Mua hạt giống ngưu tất ở đâu? Địa chỉ bán hạt giống ngưu tất đạt chuẩn
Công ty TNHH DTSX TMDV HẢI ĐĂNG là công ty chuyên cung cấp các cây thuốc nam hỗ trợ trị bệnh như cây xáo tam phân, cây mật nhân, xạ đen, chè vằng, sâm ngọc linh…và các giống cây trồng chất lượng, là nguồn thuốc đảm bảo sức khỏe và mang lại hiệu quả cao trong hỗ trợ trị bệnh.
Tại công ty thảo dược HẢI ĐĂNG đang bán hạt giống ngưu tất và các sản phẩm liên quan đang được ưa chuộng bao gồm củ và cây giống. Hạt giống đảm bảo chất lượng, được chăm sóc và hỗ trợ kỹ thuật khi trồng.
Địa chỉ bán hạt giống ngưu tất tại Hà nội uy tín nhất chính là dược liệu Hải đăng. Ở đây, bạn sẽ nhận được sản phẩm tốt nhất, mà không phải lo lắng về bất kỳ vấn đề gì. Hãy liên hệ theo SĐT 0966 446 329 để được tư vấn và mua hàng nhanh chóng nhất.