ảnh tham khảo
Ảnh chụp Gymnema sylvestre (tiếng Hindi: छॊटा दूधीलता, गुढ़मार, गुरमार, मॆढ़शिंगी, …) tại bang Andhra Pradesh, Ấn Độ. Nguồn: Wikipedia Commons.
Quả thìa canh. Người chụp: Vinayaraj. Nguồn: Wikipedia Commons.
Lá và hoa thìa canh. Nguồn: Wikipedia Commons.
bộ sưu tập
Dây thìa canh hay còn được gọi với các tên khác là cây Dây Muôi, Lừa Ty Rừng ( danh pháp khoa học là Gymnema sylvestre (Retz.) R. Br. ex Schult ) là loài thực vật có hoa thuộc chi Lõa ti Gymnema, phân họ Asclepiadoideae trong họ La bố ma Apocynaceaee. Bản địa của loài thuộc rừng nhiệt đới miền nam và miền trung Ấn Độ. Được biết đây là loài đã được sử dụng từ lâu trong dân gian để chữa trị bệnh tiểu đường cực hiệu quả. Dưới đây là hình ảnh cây dây thìa canh cho bạn đọc tham khảo.
Năm 2009, Takhtajan đã công bố hệ thống phân loại trong đó xếp Gymnema R. Br. là một chi trong phân họ Asclepiadoideae của một họ lớn là Apocynaceae. Cho đến nay, quan điểm này được thừa nhận rộng rãi trong các hệ thống phân loại quốc tế. Theo đó, Gymnema R. Br. là một chi thuộc phân họ Bông tai ( Asclepiadoideae ), họ la bố ma hay Trúc đào ( Apocynaceae ), bộ Long đởm ( Gentianales ).
Theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật xuất bản năm 2005, chi Gymnema tại Việt Nam có 8 loài là:
– Gymnema albiflorum Cost. ( Lõa ti hoa trắng );
– Gymnema alterniflorum (Lour.) Merr.;
– Gymnema foetidum Tsiang ( Lõa ti thối );
– Gymnema griffithii Craib ( Lõa ti griffithi );
– Gymnema inodorum (Lour.) Decne ( Lõa ti không mùi, lõa ti nhuộm, dây mỏ, dây thìa canh lá to );
– Gymnema latifolium Wall ex Wight ( Lõa ti lá rộng );
– Gymnema reticulatum (Moon) Alston;
– Gymnema sylvestre (Retz.) R. Br. ex Schult;
Đặc điểm thực vật
Thìa canh thuộc dạng cây dây leo, cao từ 3 đến 5m. Thân non thì có màu xanh và phủ lớp lông mịn, thân giả thì màu nâu. Đặc biệt có nhiều lỗ vỏ với đường kính từ 0,5 – 1mm. Toàn cây chứa nhựa mủ màu trắng hay hơi vàng. Lá cây mọc đối với cuống dài 3 – 5 mm, đường kính 2 – 3mm. Phiến lá hình bầu dục, có thể là trứng hay trứng ngược. Chiều dài lá khoảng 6 – 7cm; rộng 2,5 – 5cm; gốc thuôn, mép nguyên, ngọn nhọn. Hơn nữa có 4 – 6 cặp gân phụ nhìn khá rõ ở mặt dưới.
Hoa nhỏ màu trắng có chút vàng, mọc thành xim dạng tán ở nách lá, dài 8mm, rộng 12 – 15mm. Đài hoa chia 5, các thuỳ dài 1mm, có lông mịn và rìa lông. Tràng 5, dính nhau thành ống; dài 1,8 – 2mm; mặt ngoài nhẵn. Còn tràng phụ gắn với tràng, có 5 răng, dính với họng tràng.
Cột nhị và nhụy hình trụ, dài khoảng 1,5mm; rộng 0,8 – 1mm. Bao phấn ngắn; khối phấn gồm hai thùy, dài khoảng 0,2mm, liên kết với nhau nhờ trung đới có màu vàng nâu. Bộ nhụy có vòi với đầu rộng hình nón, vượt quá bao phấn. Quả dây thìa canh là quả đại dài khoảng 5 – 6cm, rộng ở dưới, đường kính chỗ lớn nhất khoảng 1,5cm. Hạt dẹp, dài 3mm, có mào lông màu trắng, dài khoảng 3 – 3,5cm. Thông thường sẽ có chứa khoảng 40 hạt trong một quả.
Cây ra hoa vào tháng 7 và đậu quả vào tháng 8. Khi chín quả của cây này rụng xuống và tách đôi giống 2 chiếc thìa, nên dân gian gọi là cây Dây thìa canh hay cây muôi.
Thông tin thêm
1. Dây thìa canh mọc ở đâu ?
Theo Wikipedia:
Dược điển Ấn Độ có ghi lại Dây thìa canh ( Tiếng Ấn Độ gọi là cây Gumar ) được sử dụng tại Ấn Độ từ 2000 năm trước để trị bệnh “Nước tiểu ngọt như mật”. Loại cây này phát triển nhiều nhất ở thung lũng Paltacot miền Trung Nam Ấn Độ, ngoài ra còn phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia.
Tại Việt Nam, loại cây này mới được tìm thấy vào năm 2006. Người đầu tiên phát hiện ra loài cây này là Ts. Trần Văn Ơn – trưởng bộ môn Thực vật – Đại học Dược Hà Nội. Loại cây này ban đầu được tìm thấy tại một số nơi ở miền Bắc Việt Nam từ Hải Hưng, Hải Phòng, Hà Bắc, Ninh Bình tới Thanh Hoá. Hiện nay loài cây này được quy hoạch trồng thành vùng tại Nam Định và Thái Nguyên. Thu hái các bộ phận của toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Cũng theo nhận định, mô hình trồng thảo dược cây dây muội đang được phát triển tại một số tỉnh, dây thìa canh có ưu điểm là chịu đựng được hạn, nên rất thích hợp trồng ở những nơi đất khô cằn. Cây ưa nhiều ánh sáng, chỉ cần làm giàn leo khi cây đạt đủ độ cao thì sẽ giúp cây phát triển nhanh hơn, cây cho thu hoạch sau 1 năm và cứ liên tục trong vòng 10 năm. Hiện nay vùng Hải Lộc Nam Định là nơi có mô hình trồng dây thìa canh thành công nhất ở nước ta.
Xem ngay: thảo dược vọng cách chữa kiết lỵ
2. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học có hoạt tính sinh học chính của dây thìa canh là hoạt chất GS4 ( Với tên khoa học Gymnema Sylvestre kiềm hóa ở lần thứ 4 ) gồm tổ hợp nhiều acid gymnemic, một hoạt chất thuộc nhóm saponin triterpenoid. Ngoài ra, cây còn chứa các thành phần khác như flavone, anthraquinone, hentri-acontane, pentatriacontane, α và β-chlorophylls, phytin, resins, d-quercitol, acid tartaric, acid formic, acid butyric, lupeol,… Dịch chiết cây cũng cho thấy có thành phần alcaloid.
Acid gymnemic có tác dụng kích thích sản sinh tế bào Beta của tuyến tụy, nhờ đó tăng sản sinh Insulin, tăng hoạt lực của Insulin, giúp cơ thể tái thiết lập được khả năng cân bằng đường huyết tự nhiên. Acid Gymnemic còn ức chế hấp thu đường ở ruột do có cấu trúc phân tử gần giống với đường Glucose, khi vào đến ruột sẽ cạnh tranh với đường Glucose, lấp đầy thụ thể ruột và ngăn không cho hấp thu đường từ ruột vào máu. Acid Gymnemic còn ức chế gan tân tạo Glucose vào máu, đồng thời kích thích các enzyme chịu trách nhiệm tiêu thụ, sử dụng đường tại các mô cơ. Nhờ đó hoạt chất này đem lại hiệu quả giảm đường huyết.
Ngoài ra trong Dây thìa canh còn chứa peptide Gumarin. Khi ăn và nhai lá Dây thìa canh tươi thì Peptide này lấp đầy thụ thể lưỡi làm lưỡi không hấp thu được đường Glucose. Gumarin tác động vào vùng dưới đồi làm mất cảm giác đối với vị ngọt và vị đắng, vì vậy gây mất cảm giác ngọt. Tuy nhiên tác dụng này mất đi khi Dây thìa canh được nấu chín hoặc phơi khô.
Trích luận án Tiến sĩ Dược học “Nghiên cứu thành phần hóa học chủ yếu và động thái tích lũy hoạt chất của cây dây thìa canh ( Gymnema Sylvestre (Retz.) R. Br. EX schult. )”
Trong 8 chất phân lập được, có 1 chất có khung acid myrtylogenic ( chất 1 ), 2 chất có khung sitakisogenin ( chất 2 và 3 ), 2 chất có khung gymnemagenol ( chất 4 và 5 ), và 3 chất có khung acid oleanolic ( chất 6, 7 và chất 8 ). Trong đó:
Có 6 chất mới lần đầu tiên được phân lập và công bố từ thực vật:
– Chất 1: 3-β, 16β, 28-trihydroxyolean-12-en-29-oic acid 3-O-β-Dglucopyranosyl(1→3)-β-D-glucuronopyranoside.
– Chất 2: Sitakisogenin 3-O-β-D-glucopyranosyl (1→3)-β-D-glucuronopyranoside.
– Chất 3: Sitakisogenin 3-O-β-D-glucuronopyranoside.
– Chất 4: 29-O-(β-D-glucopyranosyl) gymnemagenol 3-O-β-D-glucuronopyranoside.
– Chất 5: Gymnemagenol 3-O-β-D-glucuronopyranoside.
– Chất 8: 3-O-[β-D-xylopyranosyl(1→6)-β-Dglucopyranosyl(1→6)-β-D-glucopyranosyl] oleanolic acid 28-[β-D-glucopyranosyl(1→6)-β-D-glucopyranosyl] ester.
Có 2 hợp chất trùng với các tác giả Trung quốc đã công bố năm 2000 phân lập từ mẫu Dây thìa canh G.sylvestre thu tại tỉnh giáp với Việt Nam là khu tự trị tỉnh Quảng Tây:
– Chất 6: 3-O-[β-D-xylopyranosyl(1→6)-β-D-glucopyranosyl(1→6)-β-Dglucopyranosyl] oleanolic acid 28-β-D-glucopyranosyl ester.
– Chất 7: 3-O-[β-D-glucopyranosyl(1→6)-β-D-glucopyranosyl] oleanolic acid 28-[β-D-glucopyranosyl(1→6)-β-D-glucopyranosyl] ester
Có sự khác biệt rất cơ bản giữa cấu trúc phân tử các saponin phân lập từ G.sylvestre Ấn độ với G.sylvestre Việt Nam và Trung Quốc. Các saponin phân lập từ G.sylvestre Ấn độ, đặc trưng là các acid gymnemic đều có nhóm thế -OH hoặc O-Glc ở vị trí C–23, trong khi các chất phân lập từ G.sylvestre Việt Nam và Trung Quốc đều không có nhóm này, điều này có thể lý giải do có sự sai khác về địa lý, nên các chất trong cây cũng có sự biến đổi.
3. Tác dụng sinh học
– Về tác dụng hạ đường huyết của dịch chiết dây thìa canh
Kết quả thí nghiệm của Luận án cho thấy dịch chiết DTC liều 2,88 g dược liệu khô/kg/ngày và liều 8,64 g dược liệu khô/kg/ngày có tác dụng hạ glucose máu và cải thiện cấu trúc vi thể của tụy chuột, trên chuột nhắt được gây mô hình đái tháo đường type 2 bằng chế độ ăn giàu chất béo và tiêm STZ, khi cho uống liên tục trong 2 tuần. Kết quả nghiên cứu của Luận án phù hợp với kết quả nghiên cứu công bố năm 2008 của PGS.TS Trần Văn Ơn và TS. Phùng Thanh Hương trên Tạp chí Dược học: Cao chiết ethanol 90% lá DTC với liều tương đương 10g lá khô/kg cân nặng chuột nhắt làm hạ glucose huyết trên chuột gây tăng glucose huyết bằng STZ, tác dụng cao nhất là ở 2 giờ và duy trì đến 4 giờ. Tuy nhiên ở nghiên cứu này, các tác giả dùng cao chiết ethanol 90% lá DTC, cũng như thực nghiệm không so sánh với đối chứng dương, vì vậy Luận án đã tiến hành thử lại tác dụng hạ đường huyết In Vivo trên chuột nhắt gây đái tháo đường type 2 với cao chiết ethanol 60% lá DTC và có đối chiếu với chứng dương gliclazid.
– Về tác dụng hạ đường huyết của các chất phân lập từ dây thìa canh
Tác dụng ức chế enzym PTP1B và hấp thu glucose vào tế bào 3T3-L1 của các chất phân lập từ DTC trong nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa cấu trúc và tác dụng khá rõ rệt. Cụ thể, các chất 6 – 8 gây tác dụng tăng hoạt tính của PTP1B thì cùng có khung là acid oleanolic với nhóm thế -COOH ở vị trí C–28, trong công thức có rất nhiều ( 4 – 5 ) phân tử đường và không có acid glucuronic trong cấu trúc. Trong khi đó tác dụng ức chế PTP1B ở các mức khác nhau có thể quan sát thấy ở các chất 1 – 5, các chất này đều có chung đặc điểm là nhóm thế – COOH được gắn trên phân tử đường ( tương ứng là acid glucuronic ), số lượng phân tử nhóm thế đường trong phân tử ít ( 1 – 2). Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây đều khẳng định hoạt chất của Dây thìa canh trên thế giới là các acid gymnemic mà đặc trưng cấu trúc của các chất này là sự tồn tại của acid glucuronic trong phân tử gắn ở vị trí C–3 của khung tritecpen.
Một điều đáng lưu ý khác là trong cùng nhóm các chất có cùng nhóm thế 3β-O-glucuronide thì các chất có 1 phân tử đường ( chất 3 – 5 ) có xu hướng ức chế enzym PTP1B mạnh hơn các chất có 2 phân tử đường ( Chất 1 – 2 ). Xu hướng này cũng được thể hiện rõ trên tác dụng tăng hấp thu glucose vào tế bào khi các chất 3 – 5 có tác dụng tăng hấp thu glucose ( p < 0,05 ) trong khi đó các chất 1 – 2 không thể hiện tác dụng này.
Dây thìa canh có tác dụng gì ?
Dây thìa canh được ghi nhận là tác dụng gián tiếp lên sự tiết insulin của tuỵ tạng, hạn chế thoái giáng Glicogen ở gan, làm giảm glucoza-niệu, làm mất vị ngọt của đường và các vị đắng của thuốc đắng trong một vài giờ, qua đó giúp giảm đường huyết và điều trị bệnh đái tháo đường ( Anti-diabete s). Ngoài ra Dây thìa canh còn được ghi nhận là làm giảm nồng độ LDL-cholesterol, triglicerid trong máu, tăng HDL-cholesterol nên giảm lipid máu toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu. Trên lâm sàng, cây này còn cho thấy hiệu quả giảm huyết áp ở bệnh nhân có cao huyết áp. Nhưng tuy nhiên điều đáng chú ý là các nghiên cứu lâm sàng ở người bình thường, đường huyết không cao, cây này không cho hiệu quả giảm đường huyết hay huyết áp.
Liều dùng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị đái đường, với liều 4g lá khô đủ để làm ngưng glucoza-niệu. Lá cũng dùng làm thuốc dễ tiêu hoá, còn dùng tán thành bột để chống độc, ở Ấn Độ, người ta dùng đắp lên vết cắn và dùng sắc uống trong để trị rắn độc cắn. Ở Trung Quốc, người ta dùng cả cây bỏ rễ và quả làm thuốc trị phong thấp tê bại, viêm mạch máu, rắn độc cắn, trĩ và các vết thương do dao, đạn; còn dùng diệt chấy rận.
Hướng dẫn cách sử dụng dây thìa canh
1. Cách hãm nước uống
a. Chuẩn bị
– 1 ấm sắc, có thể dùng xoong nhôm hoặc chuyển qua ấm điện.
– 1,5 lít nước sạch.
– 50g dây thìa canh đã phơi khô.
b. Cách làm
– Dây thìa canh đem đi rửa sạch
– Dây thìa canh sau khi rửa cho vào xoong, tiến hành chế 1,5 lít nước sạch.
– Đun đến khi sôi, duy trì sôi nhỏ lửa thêm khoảng 15 phút nữa là dùng được
– Nước sắc dây thìa canh chia ra uống trong ngày, dùng sau bữa ăn tầm 30 phút.
– Có thể để nguội rồi bỏ tử lạnh uống mát rất thích.
Một số lưu ý khi dùng dây thìa canh:
- Thời gian sử dụng dây thìa canh tốt nhất là sau bữa ăn khoảng 30 phút.
- Người bị tiểu đường nên sử dụng hàng ngày và sử dụng liên tục, tối thiểu khoảng 3 tháng để có hiệu quả tốt, giúp tuyến tụy được phục hồi.
- Mặc dù, theo nhiều nghiên cứu Dây thìa canh không có tác dụng phụ nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo không nên sử dụng đối với phụ nữ mang thai và sử dụng liều ít đối với phụ nữ cho con bú.
Sản phẩm từ dây thìa canh – Thực phẩm chức năng Diabetna
Hiện nay, thực phẩm chức năng Diabetna của Công ty Nam Dược là sản phẩm uy tín chất lượng cao, tận dụng tốt nguồn dây thìa canh sạch ngoài tự nhiên nên hỗ trợ rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Sử dụng Diabetna, bệnh nhân tiểu đường có thể giảm được một số tác dụng phụ của thuốc tây, tiến tới giảm dần liều khi đường huyết ổn định.
Ngoài ra viên tiểu đường Diabetna chiết xuất từ dây thìa canh chuẩn hóa, với hoạt chất GS4 làm tăng tiết insulin và hoạt lực của insulin, giảm hấp thu đường ở ruột, tăng hoạt lực men sử dụng đường ở mô, cơ, giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Diabetna còn giúp tăng đào thải chorlesterol, làm giảm mỡ máu, giảm HbA1c. Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, không gây hạ đường huyết khi ở mức bình thường, sử dụng được về lâu dài.
Được biết Nam Dược là thành viên của Union for Ethical BioTrade, một tổ chức thúc đẩy khai thác bên vững nguyên liệu tự nhiên từ Đa dạng sinh học bản địa. Là một thành viên của Union for Ethical BioTrade, Nam Dược cam kết thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học, tôn trọng tri thức truyền thống và đảm bảo chia sẻ lợi ích công bằng trong chuỗi cung ứng tới tận người dân trong hoạt động khai thác nguyên liệu tự nhiên.
Dược liệu dây thìa canh trong sản phẩm Diabetna được khai thác từ nguồn nguyên liệu đã được thẩm định độc lập bởi Control Union về sự tuân thủ với các yêu cầu của Union for Ethical BioTrade.
Dây thìa canh bán ở đâu uy tín chất lượng?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều địa chỉ bán dây thìa canh trị tiểu đường khác nhau với nhiều loại như: dây thìa canh khô, thân lá dây muôi, các loại chế phẩm từ dây muôi …Tuy nhiên, để biết được cơ sở nào bán dây muôi chất lượng, không pha tạp thì không phải dễ. Chính vì thế, việc tìm kiếm cho mình một địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng là một điều cực kì cần thiết.
Công ty dược liệu Hải ĐĂNG là một trong những đơn vị sản xuất và phân phối các sản phẩm thảo dược có uy tín trên thị trường và được nhiều người bệnh tin tưởng. Đây cũng là một địa chỉ tham khảo cho những người muốn mua dây muôi và cũng là câu trả lời cho câu hỏi “Dây thìa canh mua ở đâu?”
Tham khảo thêm sản phẩm >>Cây ưu độn thảo<<
Video cây dây thìa canh tại vườn ươm
Tài liệu tham khảo
+ Dây thìa canh – wikipedia Tiếng Việt
+ Cây Thuốc Vị Thuốc Đông Y Dây Thìa Canh – khoaluan.vn
+ Công dụng của dây thìa canh đối với bệnh tiểu đường dưới góc nhìn khoa học – metunhien.vn
+ Dây thìa canh hỗ trợ chữa tiểu đường