Đậu cove lùn là giống cây ít sâu bệnh, kỹ thuật trồng lại dễ hiểu và áp dụng nên được rất nhiều bà con tận dụng khu vườn nhỏ hay sân thượng để tự tay mình trồng rau sạch cho gia đình mình. Được biết giống đậu cove ( Danh pháp khoa học Phaseolis vulgaris L, thuộc họ Đậu Fabaceae ) có nguồn gốc từ Trung Mỹ và được trồng cách ngày nay hơn 600 năm. Riêng trái non đã chứa khoảng 2,5% đạm, 0,2% chất béo, 7% chất đường bột và đặc biệt là rất nhiều vitamin A và C và chất khoáng.
Trái đậu cove có thể dùng ăn tươi, đóng hộp và đông lạnh. Ở các nước Châu Á như Ân Độ, Miến Điện, Nepal, Sri-Lanka, Bangladesh hột đậu cove khô còn được sử dụng trong các bữa ăn kiêng. Đậu cove hiện đang là một trong những loại hoa màu thích nghi tốt trong hệ thống luân canh với lúa và là loại đậu quan trọng bậc nhất vì phân bố rộng khắp ( trên ha ), sản lượng tương đối lớn và có khả năng là nguồn thu nhập khá cao cho các nông hộ trong tương lai.
Theo đông y thì loại đậu này có tính ôn, có tác dụng nhuận tràng, bồi bổ nguyên khí. Đậu cô ve không chỉ có nhiều nhiều nguyên tố vi lượng như căn bản như là protein, canxi, sắt, mà còn có nhiều kali, magie, và ít natri. Do vậy rất thích hợp với những người cần phải ăn uống ít natri như bị tim, thận, cao huyết áp. Khi ăn cần lưu ý phải nấu chín, nếu không dễ bị ngộ độc.
Đặc điểm thực vật học
Đậu cove thuộc dạng cây hằng niên, thân thảo. Rễ chính mọc khá sâu nên cây có khả năng chịu hạn tốt. Hơn nữa rễ phụ có nhiều nốt sần chủ yếu tập trung ở độ sâu khoảng độ 20 cm. Thân có 2 dạng chính: thân sinh trưởng hữu hạn ( đậu cove lùn ) và vô hạn. Lá kép có 3 lá phụ với cuống dài, mặt lá xuất hiện rất ít lông tơ. Chùm hoa mọc tập trung ở nách lá trung bình có từ 2 – 8 hoa. Sau khi trồng được khoảng 35 – 40 ngày đã có hoa nở. Với hoa lưỡng tính tự thụ phấn khoảng 95% nên việc nhân giống rất dễ dàng. Trái đậu ăn tươi thu hoạch từ 10 – 13 ngày sau khi hoa nở. Hột đậu to, trọng lượng 1.000 hột đạt từ 250 – 450g.
**** Đậu cove lùn: Với nhóm này ta sẽ không có giống địa phương, chủ yếu là các giống nhập nội của Nhật và Đài Loan nên khá thích hợp trồng quanh năm ở vùng cao, chủ yếu vào vụ Đông Xuân. Giống đậu cove lùn rất thuận lợi cho việc canh tác ở những vùng có gió mạnh, dễ trồng xen canh với hoa màu khác để tăng thu hoạch trên diện tích hoặc trồng ở những nơi gặp khó khăn về cây làm giàn.
Đặc tính chung của các giống đậu cove lùn là thấp cây chỉ đạt 50 – 60 cm, cho thu hoạch sớm 40 – 50 NSKG. Thời gian thu hoạch ngắn 30 – 45 ngày. Trái dài, thẳng, màu xanh trung bình đến xanh đậm. Các giống trồng hiện nay ở vùng cao cho năng suất và phẩm chất không thua kém cây đậu leo, 18 – 22 tấn/ha.
Kỹ thuật trồng đậu cove lùn trong thùng xốp
1. Nhiệt độ và thời vụ trồng cây đậu cove lùn
Thời vụ gieo trồng đậu cô ve có thể gieo sớm là từ tháng 8 đến tháng 9 và thu hoạch là từ tháng 10 đến tháng 11. Hoặc vụ chính là gieo trồng đậu từ tháng 9 đến hết tháng 11 trong khi việc thu hoạch sẽ được thực hiện trong tháng 11 tháng 12. Ngoài ra, cũng có thể gieo từ tháng 12 đến hết tháng 1 năm sau và thu hoạch vào tháng 2 tháng 3 cũng năm ấy.
Đậu cô ve lùn thuộc nhóm cây chịu lạnh. Do vậy nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển và tạo quả là 18o – 22oC. Tuy nhiên, ở nhiệt độ thấp hơn (8o – 10oC) cây vẫn chưa phải chịu bất kì tổn thương nào như đậu tương hoặc đậu vàng. Đậu cô ve là cây ưa ánh sáng. Cây có bộ rễ lớn ăn sâu nên khả năng chịu hạn ở dạng khá.
2. Kỹ thuật trồng
Kỹ thuật trồng cây đậu cô ve không cần ngâm ủ hạt. Cần phải chọn đất sạch vào khay nhựa hoặc thùng xốp dầy khoảng 15 – 20cm. Sau đó tiến hành gieo hạt đều vào khay khoảng 20 -30gr hạt/khay. Phủ một lớp đất sạch mỏng lên bề mặt sau đó tưới nước cho đủ độ ẩm. Bạn cần lưu ý sau khi gieo hạt xong cần dùng bìa cattong đậy kín trong 2 ngày đầu để hạt nảy mầm. Hằng ngày tưới nước 2 lần vào sáng và chiều mát.
3. Chăm sóc đậu cove lùn
Do đậu cô ve có bộ lá lớn, cùng hệ số thoát hơi nước cao nên phải thường xuyên đảm bảo độ ẩm đất, nhất là thời kỳ cây ra hoa, tạo quả. Thời điểm này cần độ ẩm đất thường xuyên ≥ 70%. Nhu cầu phân bón cho đậu không cao, nhưng ngoài lượng phân lót, bạn cũng có thể bón thúc thêm 30kg đạm urê và 30kg kali/lần vào 2 thời điểm.
Khi cây có được 2 – 3 lá thật: Tiến hành bón 1/3 lượng đạm + 1/3 kali ( 5l nước cần 50gr đạm + 50gr kali cho 4 trồng đậu cove leo trong chậu nhựa thông minh). Và khi cây có 5 – 6 lá thật: Bón 1/3 lượng đạm + 1/3 kali. Với giai đoạn khi cây có quả nhiều cần bón với liều lượng như trên.
4. Thu hoạch
Sau khi trồng 50 – 55 ngày ( tức gần 2 tháng ) là bắt đầu thu hoạch. Nên thu đúng lúc khi vỏ quả có màu xanh mượt hoặc có chút vàng đậm và hột mới tượng. Nếu để quả già sẽ cứng, có nhiều xơ, phẩm chất kém, ăn sẽ không ngon.
Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây đậu cove lùn
1. Dòi đục thân ( Ophiomyia phaseoli )
Dạng ấu trùng của loài này gây hại đáng kể lúc cây còn nhỏ có 3 – 4 lá và lúc ra hoa. Còn thành trùng sẽ là ruồi có màu đen bóng, kích thước rất nhỏ, dài 2 – 3 mm, thường xuất hiện vào buổi sáng sớm hay lúc trời mát. Chuyên môn đẻ trứng vào mô lá non mặt trên lá. Âu trùng là dòi có màu trắng ngà, đục bên trong gân, xuyên qua cuống lá và đi dần xuống thân ở nơi tiếp giáp giữa lớp võ và phần gỗ làm lớp võ thân nhanh bị nứt. Nhộng có màu vàng nâu nằm ngay lớp vỏ thân gần mặt đất. Dòi gây hại nặng vào giai đoạn cây còn con, làm cây dễ bị chết héo, hoặc gây chết nhánh.
Phòng tránh trồng gối vụ liên tục, cần theo dõi thường xuyên. Có thể phòng ngừa bằng cách rãi thuốc hạt lúc gieo theo khuyến cáo. Có thể phun ngừa bằng các dạng thuốc nước trước giai đoạn khi cây ra hoa.
2. Sâu đục quả (Maruca testulalis)
Bướm sẽ có màu nâu đậm, giữa cánh trước có một vệt màu trắng. Còn cánh sau màu trắng bóng có bìa nâu đen, thân dài 10 – 13 mm. Ấu trùng sâu bướm của loài này có màu trắng hơi nâu, trên lưng mỗi đốt có sáu đốm vuông cạnh hay bầu dục với màu nâu đậm. Trứng được đẻ trực tiếp trên hoa, đài và trái non. Sâu non kết hoa lại, ăn phá bên trong hoặc đục vào bên trong trái non, chất phân thải ra làm trái bị dơ, dễ rụng. Do sâu nằm sâu trong trái nên rất khó phòng trị. Nhộng thì nằm trong các kẹt lá khô. Loài này xuất hiện nhiều trong mùa mưa.
Để phòng tránh nên trồng sớm, không nên trồng xen canh với các cây họ đậu. Xịt các loại thuốc gốc cúc có tính phân hủy cao và nhanh trước khi cây ra hoa và lúc tăng trưởng trái như Cyperan, Cyper, Peran, Agroperin, Tigifast. Để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, nên ngưng xịt thuốc vài ngày trước khi tiến hành thu họach.
3. Bệnh chết héo cây con do nấm Rhizoctonia solani gây ra
Bệnh này cũng chủ yếu gây hại ở giai đoạn cây con, làm gốc thân tóp lại, cây dễ chết.
Phòng trị bệnh này như phòng trị bệnh chết héo cây con ở dưa leo. Cụ thể:
- Chú ý đến khâu làm đất thông thoáng, cần tiến hành lên luống cao để cây không bị ngập úng, tạo mặt đất khô ráo nhưng vẫn đủ độ ẩm cho rễ có thể hút nước nuôi dưỡng cây.
- Mật độ cây trồng phải vừa phải, không trồng cây quá sát nhau, cắt tỉa bỏ lá già dưới phần gốc và những nhánh phụ để vườn dưa được thông thoáng, khô ráo.
- Bón nhiều phân hữu cơ như phân chuồng, tro trấu, rơm rạ. Cân đối tỷ lệ giữa lúc bón đạm, lân và kali,. Lưu ý không nên lạm dụng tưới đạm quá nhiều.
- Trước khi trồng cây con thì nên dùng thuốc Bam, Basudin, Regent, Furadan dạng hột rải xuống gốc dưa lúc đặt bầu cây.
- Khi phát hiện bệnh thì có thể phun hay tưới một trong các loại thuốc sau như Appencarb supper, Aliette, Bavisan 50WP, Benzeb 70WP, Copper-B, Carban 50SC, Derosal, Rovral, Ridomil, hay Topsin-M 2 -3%o vào gốc cây. Để sử dụng thuốc được hiệu quả, các bạn nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất để phun với liều lượn và tỷ lệ phù hợp với diện tích cây trồng.
4. Bệnh đốm vi khuẩn do Xanthomonas phaseoli
Bệnh gây ra các đốm cháy rộng dễ nhận biết trên lá. Trên trái đậu thì xuất hiện những đốm nhỏ xanh nhạt, nhũn nước. Sau đó trở nên nâu và khô đi, hình dạng bất thường. Trong điều kiện ẩm độ cao, bệnh lây lan rất nhanh.
Phòng ngừa bằng cách vệ sinh đồng ruộng, thu gom các lá trái sau khi thu hoạch. Phun ngừa bằng các dung dịch Champion, Coc, Copper zinc, Kasumin, New Kasuran, Canthomil.
5. Bệnh đốm lá trên cây đậu cove lùn do nấm Cercospora canescens và Cercospora cruenta
Đốm bệnh gây hại bởi loài C. canescens có dạng tròn đến hơi có góc cạnh với tâm có màu nâu, viền xung quanh sẽ có màu nâu đỏ trên lá. Bệnh gây hại nhiều trên đậu Lima và đậu đũa còn hơn cả đậu côve. Riêng đốm bệnh do C. cruenta gây có màu nâu đến màu rỉ sét, hình dạng và kích thước thường không đều. Thường xuất hiện trên thân hoặc trái chín. Phun ngừa bằng các loại thuốc trừ nấm thông thường.