Cây hẹ, lá hẹ trị ho tại Hà nội và TP.HCM. Nhanh tay ib 0966.446.329 hoặc 0972.917.280 để được tư vấn miễn phí cách đặt hàng. Chú ý số lượng có hạn.
Hẹ có tên gọi khác là cửu thái, cửu thái tử, khởi dương thảo, dã cửu, phác cát ngàn ( Thái ). Danh pháp khoa học là Allium ramosum L. đồng nghĩa: Allium odorum L. ( dạng hoang dã ) hay Allium tuberosum Rottler ex Spreng. ( dạng gieo trồng ), thuộc họ Hành Alliaceae. Mùi vị của hẹ là sự pha lẫn giữa tỏi và hành tăm.
Đặc điểm thực vật
Cây hẹ là một loại cỏ nhỏ, thường cao từ 20 – 45cm, toàn cây vò có mùi đặc biệt. Dò nhỏ, dài mọc thành túm có rất nhiều rễ con. Lá hẹp, dài, dày, thường là 4 – 5 lá, dài 10 – 27cm rộng 1,5 – 9mm, đầu nhọn. Hoa mọc trên một cọng hoa từ gốc lên, dài 15 – 30cm, tụ thành xim nhưng co ngắn lại thành tán giả. Cọng hoa hình hơi 3 cạnh, trên có các vạch dọc. Hoa màu trắng cuống hoa dài chừng 10 – 15mm, đường kính 4mm. Hạt nhỏ màu đen; mùa hoa thường vào tháng 6 – 7 – 8. Quả vào tháng 8 – 10.
Thông tin thêm
1. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây hẹ được trồng khắp nơi ở nước ta để làm rau ăn ( gia vị ) và để làm thuốc. Ở nước ta thường chỉ dùng cây. Tại Trung Quốc người ta hái về phơi khô làm thuốc.
2. Bộ phận dùng
Hạt – Semen Alli Tuberosi, thường gọi là Cửu thái tử. Toàn cây cũng được dùng.
2. Thành phần hoá học
- Trong lá và rễ, Người ta nghiên cứu thấy có các hợp chất nhưsunfua, saponin và chất đắng.
- Năm 1948 một tác giả Trung Quốc đã báo cáo chiết được từ dò cây hẹ ( tức củ hẹ) một hoạt chất đặt tên là ođorin (odorin) ít độc đối với động vật cao cấp, nhưng lại có tác dụng kháng sinh đối với loại vi trùng Staphylococcus aureus và Bacillus coli.
- Viện nghiên cứu cây thuốc của Trung Quốc ( Bắc Kinh ) mới đây có sơ bộ nghiên cứu hạt hẹ, phát hiện thấy trong hạt có ancaloit và saponin.
3. Tác dụng dược lý
Chất ođorin trong hẹ có tác dụng kháng sinh đối với vi trùng Staphyllococcus aureus và Bacillus coli ( Sách khoa học và kỹ thuật – Trung văn).
Năm 1961, Phòng đông y thực nghiệm Viện vi trùng ( Y học thực hành, 11.1961) có báo cáo nước ép tươi của hẹ có tính chất kháng sinh rất cao đối với nhiều loại vi trùng như Staphyllococcus (1cm), Salmonella typhi (1cm), Sh.FIexneri và Subtiỉis (0,8cm), Coli pathogéne và Côli bethesda (0,6cm). Tính chất kháng sinh này khá vững bền: Nước cốt ép ở hẹ, ly tâm để bỏ cặn, lấy nước trong hấp Tyndall để lâu nhưng vẫn giữ được tính chất kháng sinh. Nước hẹ không cay và nóng như tỏi, do đó trẻ con dễ dùng hơn dùng tỏi.
Tính chất kháng sinh của hẹ chỉ mất một ít sau khi chịu tác dụng của pepsin (Để trong môi trường pH 1.4 – 2; ở tủ ấm 37° sau 4 giờ). Nhưng nếu đun nóng (sắc) thì mất hết tác dụng kháng sinh.
Tác dụng chữa bệnh của cây hẹ
Hẹ là một vị thuốc phổ biến của nhân dân. Lá và củ ( dò ) thường dùng để chữa bệnh ho của trẻ em ( với lá hẹ hấp với đường hay đường phèn trong nồi cơm hoặc đun cách thuỷ ). Ngoài ra còn dùng chữa các bệnh kiết lỵ ra máu, làm thuốc bổ giúp sự tiêu hoá, tốt cho gan, thận ( chữa bệnh di tinh, đi tiểu nhiều lần ). Liều dùng hằng ngày từ 20 đến 30g. Nước sắc hẹ còn dùng để chữa bệnh giun kim ( dạng sắc uống ).
Hạt hẹ trong nhân dân được dùng chữa di mộng tinh, tiểu tiện ra huyết, đau mỏi đầu gối, đau lưng, khí hư. Với liều dùng 6 – 12g/ngày.
Theo tài liệu cổ, hẹ có vị cay, ngọt, tính ôn, quy vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng bổ can thận, làm ấm lưng gối, dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, mộng tinh, bạch trọc.Hẹ kỵ với mật ong và thịt trâu. Không nên sử dụng về lâu dài và đối với những người bị các chứng âm hư hỏa vượng, vị hư có nhiệt.
Hẹ là thức ăn – vị thuốc có tác dụng tốt nhất về mùa xuân. Vào thời điểm này, chất lượng làm thuốc của hẹ cao hơn. Sách Nội kinh có viết: “Xuân hạ dưỡng dương”, nghĩa là mùa xuân cần ăn các món chuyên ôn bổ dương khí. Hẹ nằm trong nhóm thức ăn đó. Còn Bản thảo thập di viết: “Rau hẹ là ấm nhất, có ích cho người, nên ăn thường xuyên”. Ngoài ra sách Lễ ký viết củ hẹ trị chứng di mộng tinh, đau lưng rất công hiệu.
Một số ứng dụng lâm sàng của cây hẹ
Tổng hợp thông tin trên wikipedia:
- Ho khò khè ở trẻ em: Lá hẹ hấp cơm lấy nước cho trẻ uống.
- Rôm sẩy: Rễ hẹ 60g sắc nước uống.
- Cảm mạo, ho do lạnh: Hẹ 250 g, gừng tươi 25 g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước.
- Táo bón: Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ. Mỗi lần uống 5 g. Hòa nước sôi uống ngày 3 lần.
- Phòng táo bón, tích trệ: Hàng sáng dậy, chưa ăn sáng, uống nước hẹ giã đã lọc bã.
- Đái dầm, ỉa chảy lâu ngày ở trẻ em: Nấu cháo rễ hẹ. Rễ hẹ tươi 25 g, gạo 50 g, rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.
- Nấc do lạnh: Uống một bát nước hẹ đã giã nát và lọc bỏ bã.
- Thổ tả: Cấp cứu bằng một nắm rau hẹ giã lấy nước cốt, chưng cách thủy cho uống.
- Đau răng: Lấy 1 nắm hẹ (cả rễ) giã nhuyễn, đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.
- Đau họng: Lá và củ hẹ giã đắp lên cổ, băng lại, nhai củ cải, lá húng chanh và nuốt nước.
- Suyễn (khó thở): Lá hẹ một nắm giã nát, lấy nước uống hay sắc lên để uống.
- Sơn ăn lở loét: Lá hẹ giã nát đắp lên chỗ tổn thương.
- Ghẻ: Lá hẹ 50 g, rau cần 30 g, giã nát đắp lên chỗ tổn thương. Ngày 2 lần.
- Giun kim: Rễ hẹ giã lấy nước cho uống.
- Thối tai (Viêm tai giữa): Lá hẹ 1 nắm rửa kỹ, giã nhuyễn lấy nước nhỏ vào tai cho đến khi khỏi. Còn dùng cho trường hợp kiến, muỗi bò vào tai.
- Trĩ sưng đau: Một nắm to lá hẹ cho vào nồi đất cùng với nước, dùng lá chuối bịt kín nồi, đun đến khi sôi thì nhấc xuống, chọc một lỗ thủng trên lá chuối cho hơi bay lên để xông trĩ. Khi thấy hết hơi bay lên thì đổ hẹ ra chậu ngâm rửa hậu môn. Còn có cách giã nhuyễn lá hẹ cho vào chậu, rồi ngồi và để trực tiếp trĩ lên lá hẹ.
- Thoát giang (lòi dom): Một nắm lá hẹ giã nhỏ trộn dấm, đảo nóng: Dùng 2 miếng vải sô sạch gói hẹ để chườm và chấm hậu môn thay đổi lẫn nhau.
- Càng cua chín mé (nhiễm trùng sưng tấy đầu móng tay): Hẹ dùng cả củ và rễ, giã nát, xào rượu chườm, bó, băng lại. Thay băng nhiều lần.
- Tâm hãn (mồ hôi ra không ngớt, chỉ khu trú ở vùng ngực): Dùng 49 cây hẹ cả gốc rửa sạch, đổ vào 2 bát nước, nấu còn 1 bát, uống liên tục nhiều ngày cho đến khi khỏi.
- Viêm loét dạ dày thể hàn, đau vùng thượng vị, buồn nôn hoặc nôn do lạnh: Lá hẹ 250 g, gừng tươi 25 g. Tất cả thái vụn, giã nát, lọc lấy nước đổ vào nồi cùng với 250 g sữa bò. Đun nhỏ lửa cho đến khi sôi, uống nóng.
- Đái tháo đường: Củ hẹ 150 g, thịt sò 100 g. Nấu chín, nêm gia vị. Ăn thường xuyên. Trường hợp ra mồ hôi trộm (âm hư tự hãn) dùng món này cũng tốt.
- Gan đọng mỡ ở người béo phì: Hải đới 100 g ngâm nước cho nở, cắt sợi. Lá hẹ 200 g cắt đoạn dài, cùng nhúng nước sau 5 phút vớt ra. Cho tỏi giã nhuyễn, dấm, dầu vừng, tương và một ít đường trộn đều. Ăn hàng ngày và kéo dài trong một tháng.
- Lỵ amíp: Nấu canh hẹ cá diếc (ngày một con), ăn cái uống nước, dùng trong 1 tuần.
- Ung thư thực quản: Nên dùng nước rau hẹ pha với sữa.
- Di mộng tinh, xuất tinh sớm, liệt dương: 0,5 kg lá hẹ tươi giã lấy nước, uống ngày 2 lần trong một tuần.
- Chữa đi tiểu nhiều lần: Lá hẹ, cây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, câu kỷ tử, nữ trinh tử. Lượng bằng nhau. Phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6 g. Ngày uống 2 lần với nước ấm.
- Lá hẹ 30 g, phúc bồn tử 1,5 g, dây tơ hồng xanh 20 g. Sấy khô tán bột hoàn viên. Dùng mỗi lần 3 g, ngày 3 lần.
- Cung đình hồi xuân tửu: Hạt hẹ 20 g, câu kỷ 30 g, ba kích 15 g, hồng sâm 20 g, lộc nhung lát 10 g, đường phèn 200 g, rượu trắng 200 g. Ngâm nửa tháng trở ra thì dùng được.
Trồng cây hẹ như thế nào
Trồng hẹ không cần quá nhiều không gian nên có thể áp dụng trồng trong chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng hẹ. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
1. Đất trồng
Hẹ ưa phát triển ở nơi đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ, tốt nhất là đất thịt, thịt pha cát, đất phải chủ động được hệ thống tưới và tiêu nước tốt. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý sạch các mầm bệnh có trong đất.
2. Chọn giống
Hẹ có thể trồng bằng hạt hoặc thân. Hạt giống bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán đồ nông sản.
3. Cách trồng
Bằng thân: Chọn kỹ các nhánh củ khỏe, chuẩn bị đất trồng tơi xốp cho vào trong dụng cụ trồng. Trồng từng nhánh hẹ vào đất chú ý cách nhau 8 – 10cm, lấp đất vừa kín nhánh, dùng tay ấn đất cho chặt, sau đó phủ rơm rạ mục, tưới nước. Sau 5 – 7 ngày nhánh hẹ sẽ mọc mầm.
Trồng bằng hạt: Hạt cây hẹ trước khi gieo nên xử lý bằng cách ngâm vào nước ấm 35 – 37oC ( hoặc pha nước theo tỉ lệ 2 sôi + 3 lạnh trong 4 – 5 giờ ). Sau khi gieo rải nhẹ một lớp đất mặt, ủ một lớp rơm rạ mỏng lên trên, sau đó tưới cho đủ ẩm. Sau khi cây hẹ mọc 5 – 10 ngày nên bón thêm urê. Khi cây hẹ cao 10 – 15cm thì nhổ mang đi trồng.
4. Chăm sóc
Sau khi trồng hẹ được khoảng 7 – 10 ngày, tiến hành bón thúc đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân dê, phân gà… Cứ khoảng 15 – 20 ngày thì bón đợt tiếp theo.
Trong quá trình chăm sóc nên chú ý nhổ tỉa cây mọc quá dày trồng dặm vào chỗ thưa.Thường xuyên xới xáo đất, vun nhẹ gốc và nhổ cỏ.
Thời gian đầu mới trồng, chú ý tưới nước mỗi ngày 3 lần, đến khi cây hẹ đã bén rễ và phát triển tốt thì chỉ cần tưới mỗi ngày 2 lần, tránh tưới vào buổi trưa.
Cây hẹ có khả năng tái sinh cao nên có thể cắt lá để dùng, chừa lại 2 – 3cm cách mặt đất, tưới phân thúc cây hẹ phát triển lá và củ.
Bạn có thể áp dụng lịch thu hoạch như sau:
– Đợt 1: 55 – 60 ngày sau khi trồng.
– Đợt 2: 30 – 35 ngày sau khi thu hoạch đợt 1.
– Đợt 3, 4, 5, 6…: cách nhau 30 – 35 ngày.
Địa chỉ bán giống cây hẹ uy tín chất lượng ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cây giống hẹ phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 40k một lần ship.