Bộ sưu tập
Chanh ta hay đơn giản là chanh ( danh pháp khoa học hai phần: Citrus aurantifolia ), là một loài thực vật thuộc chi Cam chanh với quả hình cầu, đường kính đo được khoảng 2,5 cm – 5 cm (1–2 inch), khi chín sẽ chuyển dần sang màu vàng rực rất đẹp ( nhưng thường được khai thác khi quả còn xanh ). Nếu đem so với loại chanh không hạt ( Citrus x latifolia ) thì quả chanh ta có kích thước nhỏ hơn, nhiều hạt hơn, chứa hàm lượng axít cao hơn, mùi vị nồng hơn và vỏ sẽ mỏng hơn.
Một số tên khác của chanh ta được dịch ra từ tiếng Anh là Chanh Mêhicô, Chanh lá vàng, Chanh Tây Ấn, Chanh Bartender, Chanh Oman, Chanh Tahiti hay Chanh đảo (lấy tên từ Chuỗi đảo Florida).
Mô tả cây
Chanh ta thuộc loài cây bụi, nếu mọc hoang cây cao khoảng 5 mét với nhiều gai. Còn những giống chanh lùn thì lại phổ biến hơn đối với các nhà vườn. Chanh ta có thể được trồng trong nhà kính vì không thể chịu được thời tiết giá lạnh. Thân cây rất hiếm khi mọc thẳng mà tỏa nhiều nhánh từ nơi gần gốc. Lá hình trứng, dài khoảng 2,5 – 9 cm, nhìn giống như lá cam ( do vậy trong tên khoa học có chữ aurantifolia nhằm ám chỉ lá của cây này giống lá cam – C. aurantium).
Hoa chanh nhỏ có đường kính 2,5 cm, màu trắng đôi khi ngả sang màu vàng, có gân nổi màu tím nhạt. Cây đơm hoa kết trái quanh năm nhưng lại ra quả nhiều nhất và chất lượng nhất là từ tháng Năm tới tháng Chín. Trái chín sau từ 5 tới 6 tháng khi hoa nở.
Khi mướp đắng được coi là thần dược – click tìm hiểu ngay
Tác dụng của chanh ta
Ai cũng biết là chanh thường được dùng làm thức uống để giải nhiệt vào mùa hè nóng nực. Nhưng ít ai có thể ngờ chanh ta lại là vị thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Theo Đông y quả chanh ta vị chua ngọt, tính bình, vào vị. Lá chanh thì có vị cay ngọt, tính ôn. Rễ thì có vị đắng, tính ôn. Cụ thể thì quả chanh có tác dụng sinh tân chỉ khát trừ thấp an thai. Dùng trong các trường hợp thử nhiệt phiền khát ( ví dụ như cảm nắng, mất nước, khát nước, vật vã kích động), ăn kém, nhiễm độc thai nghén nôn ói, tăng huyết áp.
Lá chanh có tác dụng hoà đàm, chỉ khái, lý khí, khai vị tốt.
Rễ có tác dụng chỉ khái, bình suyễn, hành khí, chỉ thống.
Nếu bị cảm cúm, nhức đầu: Chuẩn bị ngay Lá chanh 50g, lá bưởi 50g, hương nhu 50g, cúc tần 50g, lá tre 50g, bạc hà 20g, sả 2 củ, tỏi 3 nhánh. Nấu nước xông cho ra mồ hôi.
Chữa mụn rò lâu ngày có mủ xuất hiện: Lá chanh 10g, lá bưởi bung hay lá gai tầm xoọng 10g, tinh tre 10g. Phơi khô, tán bột. Rắc lên chỗ có mụn.
Chữa ho gà: Nguyên liệu gồm Rễ chanh 12g, lá chua me đất 12g, lá hẹ 8g, lá xương sông 8g, hạt mướp đắng 5 hạt, phèn phi 2g. Sắc, gạn lấy nước, cho thêm đường, chia uống hai lần trong ngày đến khi đỡ
Những món ăn – bài thuốc có chanh
− Nước chanh: Chống nắng, chống nóng, giải nhiệt: vắt nước, thêm nước sôi nguội uống, có thể pha thêm chút đường, muối.
− Chanh ướp muối đường: Chanh tươi, lột bỏ vỏ, loại bỏ hết hột, thái lát, thêm một chút muối đường. Ngậm ít một. Dùng cho các
trường hợp lợm giọng, buồn nôn, nôn ói, nóng rát vùng thượng vị.
− Chanh ướp muối: Chanh bóc vỏ, bỏ hạt, thái lát, ướp muối khoảng 12 tiếng. Có thể ăn hay ngậm. Dùng cho các trường hợp
sốt nóng, viêm họng hay viêm thanh phế quản, đờm đặc, ho khan, khản giọng.
→ Kiêng kỵ: Người loét dạ dày tá tràng chưa ổn định, người đa toan không dùng
Lợi ích kinh tế – xã hội
Cây chanh là loại cho trái quanh năm với năng suất cực kì ổn định khoảng 3 tấn trái/ha/năm. Với giá từ bán ổn định từ 10.000 đến 13.000 đồng/kg. Thu nhập hàng năm ước tính có thể lên tới vài trăm triệu đồng.
Cát đằng hoa leo tường cho nhà rực rỡ – tham khảo ngay và luôn