Bộ sưu tập
Cây đỏ ngọn Việt Nam còn gọi là thành ngạnh, lành ngạnh, ngành ngạnh, may tiên, ti u ( Lai Châu) ( danh pháp khoa học là Cratoxylum formosum (Jacq.) Benth. & Hook.f. ex Dyer.; loài phụ là Cratoxylum formosum subsp. pruniflorum (Kurz) Gogelein ) là loài thực vật có hoa thuộc họ Ban ( Hypericaceae ). Loài này được (Jacq.) Benth. & Hook.f. ex Dyer mô tả khoa học lần đầu vào năm 1874.
Đặc điểm cây đỏ ngọn
Cây nhỏ có gai ở gốc ( để tự nhiên cây có thể cao to, cho gỗ ), cành non có lông tơ, dần dần trở nên nhẵn và có màu tro. Thân phía ngọn có màu đỏ do lông tơ màu đỏ ( đỏ ngọn ). Lá hình mác dài 12 – 13 cm, rộng 35 – 40 mm, mọc đối, cuống ngắn 3 – 5 mm, mặt gân chính đỏ đến 1/3, lá non gân lá và lá có màu đỏ đến quá nửa. Hoa mọc trên những cành ngắn có lông màu tía. Quả nang, dài 15 mm, rộng 7 – 8 mm. Hạt hình trứng dài 6 mm, rộng 3 mm.
Thông tin thêm
1. Cây đỏ ngọn mọc ở đâu ? Cách thu hái và chế biến
Đây là một loài thực vật nhiệt đới có ở Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam. Cây ra hoa khi có mùa khô tiếp diễn bởi mùa mưa rồi lại tới mùa khô. Hoa có màu hồng, cây cao đến 20 mét. ở Việt Nam, cây đỏ ngọn mọc nhiều ở các vùng miền núi, tập trung nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn La, … Ở vùng đồng bằng loài cây này thường rất ít thấy.
Thường người ta hái lá để pha nước uống và làm thuốc. Dùng tươi hay ủ rồi phơi khô mới dùng.
2. Thành phần hóa học
Năm 1995, Nguyễn Liêm và cộng sự ( Học viện quân y ) đã xác định sự có mặt của Tanin và Flavonoid trong lá thành ngạnh.
3. Tác dụng dược lý
Nguyễn Liêm và cộng sự đã xác định dich nước chiết của lá đỏ ngọn ( 1/16 ) có tác dụng chống Oxy hóa mạnh, hoạt tính chống Oxy hoá ( HTCO ) đạt 69 % so đối chứng với P < 0,001. Nếu so sánh với một vài vị thuốc khác, ta sẽ thấy lá thành ngạnh đứng đầu, sau đến dịch chiết cồn 1/32 bụt mọc 69 %, dịch chiết nước lá chè tươi 1/8 với HTCO 68,5%; dịch chiết cồn vỏ xoan trà 1/80 với HTCO 64,5 %; sau đến dịch chiết cồn đậu đen ( 1/1 ) với HTCO 57,1 %; tất cả đều so đối chứng với P < 0,001.
Trích Luận Văn Thạc sĩ hóa học “Nghiên cứu hóa học và nhận dạng một số nhóm chất có trong cây đỏ ngọn ( C. f. subp pruniflorum )” của Bùi Văn Bình:
Trong những năm gần đây một số tác giả đã nghiên cứu tác dụng chữa bệnh của dịch chiết toàn phần lá và thân cây đỏ ngọn. Nhóm nghiên cứu của Học viện Quân Y – Hà Nội cho biết cây đỏ ngọn ít độc, dịnh chiết toàn phần của lá và thân cây đỏ ngọn có tác dụng chống Oxy hoá tốt, hoạt tính đạt 69 % trong khi tanakan chỉ đạt 48 % và có tác dụng hoạt huyết, làm lưu thông máu, giảm đông ở những trường hợp tăng đông.
Bộ môn Dược học quân sự – Học Viện Quân Y trên cơ sở nghiên cứu lâm sàng dịch chiết của lá đỏ ngọn ( C. f. subp pruniflorum ) trên chuột nhắt trắng và thỏ có đem đi so sánh với thuốc tanakan do hãng Beaufour Ipsen của Pháp sản xuất đã đưa ra kết luận dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn và dịch chiết Ethyl acetat lá đỏ ngọn đều có ảnh hưởng lên hoạt động của hệ thần kinh ở các mức độ khác nhau:
– Dịch chiết Ethyl acetat và dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn, Tanakan đều có tác dụng hoạt hoá hệ thần kinh thực vật, thể hiện ở sự tăng rõ hàm lượng Catecholamin trong máu động vật thí nghiệm sau khi uống các thuốc này.
– Dịch chiết Ethyl acetat lá đỏ ngọn có tác dụng tương đương Tanakan gây hoạt hoá đồng bộ các tế bào não ở thỏ thực nghiệm, thể hiện ở việc làm giảm thành phần sóng chậm δ ( Delta ), tăng thành phần sóng α ( Alpha ) trên điện não đồ, còn dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn không thể hiện rõ tác dụng hoạt hoá hệ thần kinh trung ương.
– Dịch chiết Ethyl acetat lá đỏ ngọn có tác dụng làm tốt cả hai quá trình hưng phấn và ức chế có điều kiện ở não bộ động vật thí nghiệm ( thông qua hoạt động phản xạ có điều kiện ), tương đương với Tanakan và tốt hơn tác dụng này của dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn.
– Mức độ ảnh hưởng làm tăng cường chức năng hệ thần kinh trung ương của các chất theo thứ tự giảm dần như sau: dịch chiết etylaxetat lá đỏ ngọn, Tanakan, dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn.
Đối với cao nước ( cặn tổng ) 30 – 80 mg/kg có hoạt tính kháng khuẩn với các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Salmonella typhi.
Ở Trung Quốc, lá của cây đỏ ngọn người ta chế biến thành trà pha nước uống hàng ngày và sử dụng một cách rộng rãi. Từ phần dịch chiết Ethyl acetat của lá cây đỏ ngọn đã tách được các Xanthone có tác dụng kháng ấu trùng của muỗi gây sốt da vàng hơn cả chất Rotenon, không những thế các chất này còn có nhiều triển vọng làm thuốc chống mối.
Tác dụng của cây đỏ ngọn
Cây đỏ ngọn ( C. f. subp pruniflorum ) mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân, làm thuốc kích thích tiêu hoá, ăn ngon hàng ngày hoặc sau khi đau yếu, sau khi sinh. Kinh nghiệm cho thấy ngày uống chừng 15 – 30 gram lá khô dưới hình thức sắc hoặc pha như trà. Có khi phối hợp với lá vối nấu nước uống cho tiêu cơm đã đem lại hiệu quả cao cho sức khỏe. Nhân dân ta ở các vùng đã thu hái lá cây đỏ ngọn vào dịp tết Đoan Ngọ phơi khô để nấu nước uống mỗi khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi..
Theo các lương y, cây đỏ ngọn có vị ngọt, tính mát bộ phận dùng lá non, vỏ cây, vỏ rễ. Người bị đau bụng ăn không tiêu, uống nước nấu của lá lành ngạnh giúp tiêu hoá tốt thường dùng 100 gram lá non nấu một lít nước, thay nước uống hàng ngày. Khi bị cảm nắng, sốt thì dùng lá non 50 gram nấu với 1 lít nước uống.
Trong dân gian Việt Nam, cây đỏ ngọn mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc kích thích tiêu hóa, phục hồi sức khoẻ khi ốm đau, sinh đẻ, bảo vệ thành mạch, chống lão hoá, tăng trí nhớ ở người cao tuổi. Người ta thu hái lá đỏ ngọn vào dịp Tết mồng 5 tháng 5 ( Tết Đoan Ngọ ) để làm thực vật nấu nước uống hoặc có thể ủ sau đó đem phơi khô mới dùng. Gần đây có một vài tác giả ở Việt Nam đã nghiên cứu và cho thấy lá đỏ ngọn có tác dụng chữa bệnh, có tác dụng chống gốc tự do, bảo vệ thành mạch, bảo vệ tế bào gan chống mù lòa, chống Oxy hoá và miễn dịch in vitro khá rõ.
Tại cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc thành phẩm, thực phẩm chức năng Y học cổ truyền Thái Nguyên, Bác sĩ Hoàng Sầm đã sử dụng dịch chiết của lá đỏ ngọn để làm thực phẩm chức năng, thay chè làm nước uống, chữa các bệnh nan y như: ngứa, ghẻ lở, Zona thần kinh, mất ngủ, miệng đắng ăn không ngon, giảm trí nhớ, …
Địa chỉ bán cây đỏ ngọn tại Hà Nội uy tín ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm giống cây đỏ ngọn phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 40k một lần ship.
Tài liệu tham khảo
- Wikipedia Tiếng Việt
- Cây thành ngạnh – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
- Luận văn tiến sĩ về cây đỏ ngọn
Tìm kiếm liên quan
- Cây đỏ ngọn có may loại
- Hình ảnh cây đỏ ngọn
- Tác dụng phụ của cây đỏ ngọn
- Tác dụng của cây đỏ ngọn
- Cây đỏ ngọn la cây gì
- Lá đỏ ngọn
- Cây đỏ ngọn trị bệnh gì
- Cây thành ngạnh ngọn đỏ
Sản phẩm liên quan: Chè khổng lồ ( chè đại )