Cây táo mèo giống chuẩn hàng sẵn sàng trao tay khách. Ib 0966.446.329 số lượng có hạn để được tư vấn miễn phí cách đặt hàng.
Táo mèo ( danh pháp khoa học hai phần: Docynia indica ) hay còn được gọi là chi tô di ( Mèo ) là một loài nằm trong chi Táo mèo Docynia và thuộc họ Hoa hồng Rosaceae. Dưới đây là hình ảnh cây táo mèo cho bạn đọc tham khảo.
Đặc điểm thực vật
Cây gỗ bán thường xanh hay sớm rụng lá, cao từ 2 – 3 m. Các cành cây nhỏ màu nâu tía hay nâu đen khi già, hình trụ thon búp măng, đẹp, mập, ban đầu rậm lông, khi già không lông. các nụ màu mâu đỏ, có lông tơ, đỉnh nhọn. Lá kèm sớm rụng, hình mác, nhỏ, đỉnh nhọn. Cuống lá ngắn 0,5 – 2 cm, thường có lông tơ. Phiến lá hình e líp hay mác thuôn dài, kích thước 3,5 – 8 dài × 1,5 – 2,3 cm rộng, mỏng như giấy, lông tơ thưa thớt ở phía xa trục hay gần như không lông, phía gần trục không có lông, bề mặt láng, gốc lá hình nêm rộng bản hay gần như thuôn tròn, mép lá có khía tai bèo nông, hiếm khi có khía răng cưa hay chỉ nguyên ở gần đỉnh, đỉnh nhọn. Cuống ngắn hay gần như không có, và có lông tơ.
Hoa mọc thành chùm gồm từ 3 – 5 hoa, đường kính khoảng 2,5 cm. Lá bắc hình mác. Đế hoa hình chuông, với lông tơ rậm rạp ở phía xa trục. Lá đài hình mác hay hình mác tam giác, dài 5 – 8 mm, cả hai mặt đều có lông tơ, hơi ngắn hơn so với ở đế hoa, mép nguyên, nhọn đỉnh. Tràng hoa trắng, thuôn dài hay thuôn dài – hình trứng ngược, kích thước 1,2 – 1,6 cm × 5 – 9 mm. Nhị hoa khoảng 30. Vòi nhụy dài như nhị, hợp sinh và có xuất hiện lông tơ ở gốc. Quả dạng quả táo màu vàng, hình cầu hay elipsoid, đường kính 2–3 cm, có lông tơ khi non. Cùng lá đài bền, ra hoa khoảng tháng 2 – 3, kết quả tháng 8 – 9.
Thông tin thêm
1. Phân bố, thu hái và chế biến
Được biết táo mèo thường mọc ở sườn núi, ven suối, ven các bụi rậm ở độ cao 2.000 – 3.000 m. Thường thấy có ở Ấn Độ, Bhutan, Myanma, Nepal, Pakistan, Sikkim, Thái Lan, tây nam Trung Quốc ( Phía tây nam Tứ Xuyên, đông bắc Vân Nam ), Việt Nam. Trái táo mèo chín được hái về thái ngang hay bổ dọc, phơi hay sấy khô.
2. Bộ phận dùng
Quả – Fructus Docyniae Indicae.
2. Thành phần hóa học
Về thành phần hoá học của táo mèo, thì thịt quả táo mèo tươi chứa 0,7% chất đạm, 0,2% chất béo, 22% chất đường, có các acid hữu cơ như Crategolic acid, Malic acid, Oxalic acid, Succinic acid, Acetic acid, Citric acid, Ursolic acid, Linoleic acid, Linolenic acid, Palmitic acid, Oleic acid, Stearic acid, giàu vitamin C (0,03% – 0,1%, đứng hàng thứ tư trong các loại hoa quả giàu vitamin C), vitamin B2 ( đứng hàng đầu trong các loại hoa quả, ngang với chuối tiêu), Caroten ( đứng thứ hai trong các loại hoa quả) và Canxi ( được xác định mỗi 100g táo mèo có chứa 85mg Canxi thuộc loại cao nhất trong các loài hoa quả ).
Ngoài ra, táo mèo còn chứa Chì, sắt, Tanin, Acetylcholine, Phytosterrin. Qua nghiên cứu các nhà khoa học thấy rằng, trong chi táo mèo ( Docynia ) có một số nhóm chất hóa học khác như các Flavonoid gồm hyperoside, luteolin-7glucoside, rutin, quercetin, vitexin, rhamnosides; Oligomeric procyanidins và Flavans gồm catechin, epicatechin polumers.
3. Tác dụng dược lý
Cho tới nay đã có một công trình trong nước ta công bố về nghiên cứu thành phần hóa học của phân đoạn n-hexane của quả táo mèo do Viện Dược Liệu – Bộ Y tế ( tạp chí dược liệu, tập 18, số 2/2013 ) cấp phép, từ phân đoạn này đã tìm thấy 4 hợp chất quan trọng là 1-octacosanol, 3-tetracosen, yỡ-sitosterol, ursolic acid. Nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Minh Thư (Đại học Khoa học Tự Nhiên) năm 2012 cho thấy dịch chiết lên men từ quả táo mèo có khả năng chống lại vi khuẩn kháng kháng sinh ( Moraxella catarrhalis – khi nhiễm khuẩn đường hô hấp trên sẽ là tác nhân gây nên bệnh viêm tai giữa) gây nhiễm đường hô hấp trên ở người.
Trong một nghiên cứu khác về tác dụng của nhóm họp chat phenolic tổng từ dịch chiết của quả táo mèo là sử dụng dịch chiết để làm giảm trọng lượng chuột. Chuột được uống dịch chiết quả táo mèo mỗi ngày (gồm dịch chiết ethanol. Cloroform, ethylaxetate từ quả táo mèo) đã làm giảm trọng lượng từ 3,7 – 9,5% trọng lượng cơ thể, lượng cholesterol của nhóm chuột sử dụng dịch chiết đã giảm 67,3% so với lượng cholesterol của nhóm chuột sử dung làm đối chứng, lượng lipit trong máu giảm.
Kết quả thực nghiệm tại phòng thí nghiệm dược lý – viện cây thuốc và tinh dầu Nga cho thấy chiết xuất táo mèo có đặc tính chống nghẽn mạch rõ rệt; cải thiện việc đưa oxy về tế bào cơ tim; giảm cholesterol, triglycerid, độ quánh của máu và fibrinogen. Một số thí nghiệm lâm sàng đã chứng minh tác dụng bảo vệ tim của chiết xuất táo mèo. Cụ thể giúp tăng cường tuần hoàn tim và não bộ trong các trường họp nghẽn mạch, đau thắt ngực, tăng huyết áp, chậm nhịp tim. Các amin trong táo mèo có tác dụng tăng cường hoạt động cơ tim nên vị thuốc này khá hiệu quả với các trường họp suy tim ( được chỉ định cho suy tim độ 1 và 2 , đau thắt ngực, chậm nhịp tim).
Các nhà y học Trung Quốc đã dùng táo mèo để chiết thu cao tổng sau đó bào chế thành dạng viên uống 0,5g (mỗi viên chứa 0 ,lg bột chiết táo mèo) để điều trị rối loạn lipit máu với liều uống mỗi ngày ba lần, mỗi làn hai viên, liệu trình bốn tuần. Kết quả cho thấy, nồng độ cholesterol và triglycerid huyết thanh giảm với tỷ lệ 76% và 88%.
Tác dụng của táo mèo
Theo Y học cổ truyền có ghi chép, quả táo mèo có vị chua chát, vị ngọt tính ấm, có tác dụng kiện vị, thuộc nhóm tiêu thực hóa tích, chủ yếu điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều thịt, dầu mỡ, trẻ em ăn sữa không tiêu, giúp ăn ngon miệng. Quả táo mèo khi phơi, sấy khô gọi là sơn trà, một vị thuốc của Đông y có vị chua ngọt, giúp dịch vị tăng bài tiết axit mật và pepsin dịch vị ( pepsin dịch vị là enzym tiêu hóa protide được bài tiết dưới dạng chưa hoạt động là pepsinogen, trong môi trường pH < 5,1 pepsinogen được hoạt hóa thành pepsin hoạt động, có tác dụng cắt các liên kết peptid (- CO – NH -) mà phần (NH -) thuộc về các acid amin có nhân thom ( tyrosin, phenylalanin).
⇒ Vì vậy, nó chỉ thủy phân protide thành từng chuỗi polypeptide dài ngắn khác nhau. Là enzym tiêu hóa lipid hoạt động trong môi trường acid, có tác dụng thủy phân các triglycerid đã được nhũ tương hóa sẵn trong thức ăn ( triglycerid trong sữa, lòng đỏ trứng) thành glycerol và acid béo.
Dịch chiết táo mèo có tác dụng ức chế trực khuẩn E.Coli, lỵ, bạch hầu, thưomg hàn, tụ càu vàng khá mạnh. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, táo mèo có tác dụng kháng khuẩn, cường tim, làm giãn mạch vành, chống rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, bảo vệ tế bào gan, tăng cường công năng miễn dịch, trấn tĩnh an thần, ức chế ngưng tập tiểu cầu… Điều chỉnh được rối loạn lipit máu, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, phòng ngừa đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, béo phì, viêm cầu thận cấp và mạn tính, hậu sản, ứ trệ, giảm kích thích ruột, tiêu chảy, lỵ.
Theo TS Dharmananda ( giám đốc viện Y học cổ truyền, Portland, Oregon) các tác dụng sinh học của táo mèo có liên quan đến bốn nhóm họp chất chủ yếu: các ílavonoid ( hyperoside, luteolin-7-glucoside, rutin, quercetin, vitexin, rhamnosides ), Oligomeric procyanidins và Aavans (catechin, epicatechin polymers), các dẫn xuất Triterpene ( oleanolic axit, ursolic axit ), các axit hữu cơ ( citric, tartaric, ascorbic ), các phenolic đơn giản ( chlorogenic axit, caffeic axit ). Các flavonoid làm gia tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, tăng nhịp tim, giãn mạch vành, giảm xơ vữa động mạch.
Một số bài thuốc từ quả táo mèo
1. Chữa tăng huyết áp và phòng chống tai biển do cao huyết áp gây ra
+ Bài thuốc 1: Táo mèo sao đen 12g, thảo quyết minh 12g, hoa cúc ừắng 9g. Ba thứ sấy khô, tán nhỏ, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì sử dụng, uống thay trà hằng ngày, uống liên tục trong 10 ngày.
+ Bài thuốc 2: Táo mèo 12g, hoàng kỳ 45g, cát căn 20g, tang ký sinh 20g, đan sâm 30g. Tất cả đem sắc 2 lần, mỗi lần 30 phút sau đó cô lại còn khoảng 300-400ml, chia ra uống vài lần trong ngày. Mỗi liệu trình uống trong 15 ngày, nghỉ 20 ngày rồi lại tiếp tục uống.
+ Bài thuốc 3: Sinh địa 200g, táo mèo 500g, đường trắng lOOg. Sinh địa đem đi rửa sạch, thái lát. Táo mèo bỏ hạt, thái phiến. Hai thứ đem sắc trước cho thật nhừ, cho thêm đường rồi đánh nhuyễn thành dạng cao lỏng, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa canh, uống liên tục trong 20 ngày.
2. Chữa béo phì, rối loạn lipid máu, cao huyết áp
+ Bài thuốc 1: Trà mạn 6g, táo mèo 15g, hà thủ ô 30g, hoa hòe 18g, đông qua bì (vỏ bí đao) 18g. Tất cả đem đi sắc uống thay trà.
+ Bài thuốc 2: Công thức 6 : táo mèo 10g, hòe hoa 10g, hai thứ hãm với nước sôi trong bĩnh kín, sau chừng 20 phút là có thể dùng được, uống thay trà trong ngày.
+ Bài thuốc 3: táo mèo 30g, hà diệp (lá sen) 10g, sắc uống thay trà.
3. Chữa chứng đầy bụng
30g táo mèo khô, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày, càn uống 2 – 3 ngày.
4. Chữa rối loạn mỡ máu
50g táo mèo thái phiến đem nấu với 50g gạo tẻ thành cháo. Sau đó, tiếp tục cho đường phèn vừa ngọt, chia vài lần ăn trong ngày.
5. Trị đau họng
Súc miệng 1 lần/giờ bằng cốc nước có pha một thìa giấm táo và mật ong.
6. Trị Viêm xoang, chảy nước mũi, nước mắt
Mỗi ngày, vào bữa ăn, uống một cốc nước có pha hai thìa giấm táo mèo, một ít mật ong và nhai thêm một miếng sáp ong ( chú ý nhả bã ).
7. Trị đau nhức cơ thể
Lấy lòng đỏ trứng gà đánh với một thìa lớn giấm táo và một thìa nhỏ tỉnh dầu thông bôi lên vùng da noi đau nhức và xoa mạnh.
Kỹ thuật trồng cây táo mèo nhanh thu hoạch
Táo mèo là giống cây sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ. Cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất trên vùng đất ẩm và thoát nước tốt. Đất nên giàu dinh dưỡng có thành phần cơ giới nhẹ và độ pH ~ 6.
1. Trồng cây
Chọn thời điểm dâm mát trồng cây con đã chọn lựa sẵn trước đó. Trước khi trồng nên tiến hành tưới nước. Sau khi trồng xong tiếp tục tưới nước cho cây ngay và có thể cắm thêm cọc cố định cây non không cho cây bị nghiêng đổ.
2. Tưới nước
Do là giống cây ưa ẩm nên cần có chế độ tưới nước đầy đủ cho cây. Căn cứ vào tình hình thời tiết và sức khỏe của cây ra sao mà có lịch tăng giảm lượng nước tưới cho phù hợp. Nên tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối và tránh tưới buổi giữa trưa nắng khiến cây bị sốc nhiệt.
3. Bón phân cho cây táo mèo
Đây là điều kiện cần để có được những cây táo mèo sai trĩu quả. Sau khi trồng từ tháng thứ 2 trở đi lúc này rễ bắt đầu bén và cây phát triển khá tốt. Bạn nên bón cho cây định kì phân chuồng hoai mục với khối lượng 30kg và 1kg phân NPK. Đến năm thứ 2 tăng hàm lượng này lên thêm 20%.
4. Tỉa cành
Để giảm bớt gánh nặng cho bọ rễ chúng ta tiến hành tỉa cành định kì cho cây. Khoảng 5 tháng sau khi trồng bạn tiến hành cắt tỉa cành lá đợt đầu tiên. Tỉa bớt những cành vượt và những cành già yếu để lại những cành khỏe mạnh nhất nuôi. Cường độ tỉa thưa mỗi lần 15% là phù hợp.
5. Phòng và trị bệnh
Táo mèo khỏe mạnh ít sâu bệnh nhưng vẫn thường bị 2 loại bệnh phổ biến là bệnh thối rễ và bệnh thiếu dinh dưỡng khoáng làm cho suy sụp. Cách điều trị 2 loại bệnh này là bạn nên thường xuyên kiểm tra cây và phun thuốc bảo vệ thực vật đúng thời điểm. Ngoài ra cũng cần chú ý những loại sâu bệnh hại như sâu cuốn lá, bọ xít ăn quả vv.
6. Thu hoạch
Thời vụ thu hoạch quả táo mèo thường vào tháng 10 hàng năm. Sau khi trồng được khoảng 10 tháng cây đã cho thu hoạch đợt đầu tiên. Những quả táo mèo từ xanh sẽ dần chuyển sang màu vàng và những đốm hồng. Lúc này táo đã chín và bạn đã có thể thu hoạch. Thông thường một cây sẽ thu hoạch làm 3 đợt/ mùa. Bạn thu hái nhẹ nhàng và để nơi thoáng mát tránh xếp chồng lên nhau dễ gây dập và bí. Sau mỗi mùa thu hoạch xong bạn tiến hành vun xới lại đất, cắt tỉa cành cho thoáng và chăm sóc như bình thường.
Địa chi bán cây giống táo mèo uy tín chất lượng ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cây giống táo mèo phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 40k một lần ship.