Lan kim tuyến hay còn có tên gọi khác như lan kim tuyến lông cứng, kim tuyến, kim tuyến tơ, giải thủy tơ, lan gấm, cỏ nhung, kim cương, … có tên khoa học là Anoectochilus setaceus Blume., thuộc họ Lan Orchidaceae.
![Lan Kim Tuyến 2](https://caycanhhaidang.com/wp-content/uploads/2021/03/Lan-kim-tuyen-2.jpg)
![Lan Kim Tuyến 1](https://caycanhhaidang.com/wp-content/uploads/2021/03/Lan-kim-tuyen-1.jpg)
Mô tả cây lan kim tuyến
Thân của cây mọc thẳng, có đường kính khoảng từ 3 đến 5cm và chiều cao dao động từ 4 đến 8cm. Thân trên mọng nước, nhẵn bóng,và chia thành nhiều lóng với chiều dài không đồng đều. Mặc dù thân màu xanh trắng chủ đạo, nhưng đôi khi có thể xuất hiện màu hồng nhạt. Lá của cây Lan kim tuyến có hình trứng, với gốc lá tròn và dần nhọn về phía đỉnh. Kích thước của lá dao động từ 3 đến 6cm, chúng mọc xòe trên mặt đất. Mặt trên của lá có màu nâu đỏ, trong khi mặt dưới có màu đỏ nhạt. Cuống lá, màu xanh, dài khoảng 1cm, và mặt lá có 5 gân chính, tạo thành một mạng nhện. Ở ngọn, lá mọc thẳng và xoắn quanh thân như một chiếc phễu, bẹ lá mang màu đỏ tía. Hoa thành chùm ở phần đỉnh thân, mỗi chùm bao gồm từ 5 đến 10 bông hoa. Hoa của cây có màu trắng. Trục hoa có chiều dài từ 5 đến 25cm và bề ngoài được phủ bởi một lớp lông màu nâu đỏ.
Thông tin thêm
1. Phân bố
Lan kim tuyến được tìm thấy ở một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam.
Tại Việt Nam, loại dược liệu này thường mọc hoang ở các khu vực núi rừng như Lâm Đồng, Lạc Dương, Di Linh và những vùng lân cận.
2. Thu hái và thế biến
Lan kim tuyến có thể được thu hái quanh năm, và trong quá trình này, người dân thường chỉ thu hái lá và thân của cây để sử dụng làm nguyên liệu trong việc chế biến thuốc.
3. Thành phần hóa học
Anoectochilus sp. chứa một loạt các hợp chất thứ cấp đa dạng như axit stearic, axit palmitic, axit succinic, axit p-hydroxy cinnamic, o-hydroxy phenol, beta-sitosterol, daucosterol, và gastrodin. Trong đó, các thành phần hóa học chính bao gồm polysaccharide, flavonoid, glycoside và kinsenoside. Những chất này mang lại nhiều tiềm năng trong việc điều trị các tình trạng như ho do nhiệt phổi và lao phổi, ho ra máu, đái ra máu, phù thận, rắn cắn, đái tháo đường, viêm gan cấp tính và mãn tính, bảo vệ thận, viêm khớp dạng thấp, ung thư, và cả trong việc điều hòa chức năng miễn dịch.
Công dụng theo y học cổ truyền
Trong dược điển y học cổ truyền Trung Quốc lan gấm được mệnh danh là “Yaowang – Vua thảo dược” với tác dụng:
- Tăng cường sức khỏe, làm khí huyết lưu thông.
- Có tính kháng khuẩn, chữa các bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính.
- Dùng chữa thần kinh suy nhược.
- Chữa ho khan, đau họng, cao huyết áp, suy thận, chữa di tinh, đau lưng, phong thấp, làm tiêu đờm, giải độc, giải nhiệt.
- Trẻ em hay khóc dùng kim tuyến liên sắc uống sẽ khỏi.
- Giúp bổ máu, dưỡng âm, chữa trị nóng phổi và nóng gan.
- Tăng cường sức khỏe, chủ trị bệnh phổi, di tinh, xuất tinh sớm, yếu gan, yếu tỳ và các vết thương do rắn cắn; còn có tác dụng bổ máu, giải nhiệt.
- Giải trừ u uất, thông trung khí, bồi dưỡng sức khỏe, chủ trị lục phủ ngũ tạng đẩy lùi tâm hỏa, nóng gan, bệnh phổi, thổ huyết, ho hen, đau ngực, đau lá lách, đau cuống họng, cao huyết áp, trẻ con chậm lớn.
- Rượu lan gấm là tiên tửu có tác dụng hỗ trợ điều trị yếu sinh lý, hiếm muộn.
Chính vì là cây thuốc quý hiếm nên ngày xưa chỉ có vua chúa mới có điều kiện sử dụng. Hiện nay ở Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Malaysia lan gấm được các nhà giàu hay các bệnh nhân ung thư sử dụng hằng ngày giúp minh mẫn, tỉnh táo, tinh thần phấn chấn để kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Với đặc tính quý giá về dược liệu, lan gấm được thị trường thu mua với giá khá cao, hơn 100.000.000 đồng VN/kg khô. Do số lượng ít, mọc rải rác và còn bị khai thác quá nhiều (với hình thức khai thác chặt cả cây) nên cây đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam năm 2007 theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP và bị cấm khai thác sử dụng mục đích thương mại.