Bộ sưu tập
Dưa pepino là gì? Dưa pepino hay Pepino, Dưa sọc vàng ( danh pháp khoa học Solanum Muricatum Aiton, được Aiton miêu tả khoa học đầu tiên năm 1789 ). Tên tiếng anh là “sweet cucumber”, hay “pepino dulce” theo tiếng Tây Ban Nha. Được biết đây là một loài cây bụi thường xanh thuộc họ Cà Solanaceae. Cây có nguồn gốc từ vùng đất Nam Mỹ và được trồng chủ yếu để lấy quả. Cụ thể là ở các quốc gia Nam Mỹ như: Colombia, Ecuador, Bolivia, Peru, đặc biệt là Chile. Nhưng do đặc tính “chỏng chảnh” vì có thời gian bảo quản khá ngắn nên em nó ít khi xuất hiện ở các quốc gia khác ngoài dãy Andes.
Nguồn gốc dưa pepino
Một tác phẩm điêu khắc bằng gốm sứ cổ miêu tả một chùm Pepino đã được các nhà khoa học phát hiện trong một ngôi mộ cổ của nền văn hóa Moche (100 – 800) ở phía Bắc Peru. Theo đó, rất có thể là dưa Pepino đã được con người thuần hóa từ khoảng 2.000 năm trước.
Phổ biến là vậy nhưng hiện nay vẫn chưa xác định được rõ và chính xác nguồn gốc của loài cây này. Nhưng nhiều nhà khoa học tin rằng nó là loài cây lai giữa dưa hấu và dưa lê.
Ở Hoa Kỳ, dưa Pepino đã được giới thiệu vào năm 1882 tại California như là một giống cây trồng lấy quả. Sau đó, nó được trồng đầu tiên ở San Diego trước năm 1889 và ở Santa Barbara năm 1897.
Năm 1785 Pepino đã được chung chuyển sang Pháp và vào những năm cuối thế kỷ 20, dưa Pepino đã bắt đầu xuất hiện tại New Zealand, Úc, Israel, Nhật, Kenya, Marocco, Tây Ban Nha,…Trong đó có cả Việt Nam.
Sản phẩm cây dược liệu cây đơn tướng quân <<< Click tìm hiểu ngay
Đặc điểm dưa pepino
Dưa pepino tương đối khỏe mạnh. Được biết ở vùng bản địa, cây có phát triển trên nhiều độ cao khác nhau. Cụ thể từ gần mực nước biển hay lên tới 3.000 m (10.000 ft.). Tuy nhiên, thích hợp nhất lại là điều kiện khí hậu ấm áp, không có sương giá. Cây có thể tồn tại ở nền nhiệt độ thấp -2,5°C ( tức 27 đến 28°F) nếu quá trình đóng băng không kéo dài.
Mặc dù cây là một loại cây bụi lâu năm, nhưng pepino lại được trồng hàng năm do độ nhạy cảm cao với băng giá. Hơn nữa, cây có khả năng chịu mặn vừa phải ( Ruiz và Nuez, 1997 ) và phát triển tốt trong điều kiện đất kém ( Bravo và Arias, 1983 ). Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là dưa pepino vô cùng mẫn cảm với nhiệt độ cao, nhất là trong quá trình thụ phấn và đậu quả ( Burge, 1989 ). Ngoài ra cây còn thích nghi tốt với điều kiện canh tác trong nhà kính. Được biết trong môi trường này chiều cao cây có thể đạt tới 2 m và sản lượng thu được lớn gấp 2 – 3 lần so với khi trồng ngoài trời.
Khác với các giống dưa xanh vỏ đỏ ruột, trái của dưa Pepino có dạng hình trứng dài từ 10 – 20cm. Trọng lượng nhẹ chỉ từ 150 – 400gr. Đặc biệt lớp vỏ mịn màng của nó sẽ chuyển dần từ màu xanh sang màu vàng nhạt, có sọc màu tím khi chín. Thịt của dưa Pepino có màu vàng cam hoặc nâu vàng và rất mềm cùng với hương vị thơm ngon hấp dẫn. Bên trong quả chứa hai khoang với rất ít hạt.
Dưa pepino có công dụng gì ?
Mỗi 100gr dưa Pepino tươi trung bình chứa 35mg Vitamin C. Từ 5 – 9gr tổng lượng đường và 0,14% axit trái cây. Tổng lượng đường gồm sucrose, glucose và fructose, sucrose chiếm khoảng 50%.
Hàm lượng Vitamin C trong dưa Pepino cao hơn so với hầu hết các loại trái cây khác. Bên cạnh đó, nó cũng có đặc tính chống lão hóa và ung thư.
Xem thêm sản phẩm cây đương quy tại shop
Kỹ thuật trồng dưa pepino bằng hạt
Dễ trồng và cho thu hoạch nhanh, lại nhiều, 1 năm trồng được 2 vụ vào mua xuân và đông nên nói “hái Pepino ra tiền” cũng không có gì sai. Chính vì vậy, không chỉ các nhà vườn ở Đà Lạt (Lâm Đồng), Sapa (Lào Cai) đua nhau nhập giống cây này về trồng vườn mà cả những người tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM cũng mua về trồng làm cây bonsai, cây cảnh trong gia đình.
Bước 1: Chuẩn bị đất trồng
Cây pepino ưa ẩm, nhưng khả năng chịu hạn và úng kém. Do vậy, đất trồng dưa pepino cần phải tơi xốp , dễ thoát nước. Khi đất khô hạn, cây dưa vẫn phát triển bình thường nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến năng xuất.
Bước 2: Gieo hạt
Trước khi gieo hạt cần tiến hành ngâm hạt giống trong nước ấm (2 sôi – 3 lạnh) sau đó để qua đêm giúp tỷ lệ nảy mầm tốt hơn. Lớp vỏ bên ngoài sẽ mềm dần và nứt nanh.
Ngày hôm sau. bạn có thể bắt đầu gieo thẳng hạt vào đất trồng rồi phủ một lớp đất mỏng lên trên. Mỗi ngày tưới nước 2 lần vào sáng và chiều tối để giữ ẩm.
Bước 3: Chăm sóc dưa pepino
Trồng dưa pepino cần quan tâm đặc biệt đến khâu chăm sóc. Không phải vì cây khó sống mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất ra quả sau này.
Sau khi cây đã được 2 tuần tuổi bạn nên bón thêm nên tiến hành bón phân trùn quế, phân bò ủ hoai, phân vi sinh, … bón đều đặn mỗi tuần để đất có đầy đủ dinh dưỡng để cây phát triển.
Vì cây dưa pepino là cây ưa nắng nên trong suất quá trình từ khi gieo hạt đến khi cây ra hoa kết trái nên lưu ý đặt cây ở nơi có nhiều nắng. Nhiệt độ thích hợp nhất để cây phát triển là 34oC. Chúng cũng thích nghi tốt khi trồng ở nhà kính. Nhất là hiện nay, ở Việt Nam, các nhà kính trên Đà Lạt đã bắt đầu trồng được loại cây này làm cảnh cũng như cung cấp quả quanh năm.
Chú ý cắm cọc đỡ cho cây nếu cây ra quá nhiều quả để tránh gãy cành.
Với giống dưa pepino, bạn cần lưu ý đây là giống dưa giống như họ cà chua, cà tím… Có đặc điểm cực kỳ hấp dẫn đối với bọ cánh cứng, rệp, ruồi trắng và nhện. Vì vậy, cần có những cách để phòng tránh và tiêu diệt chúng kịp thời.
Bước 4: Thu hoạch
Dưa pepino có tốc độ tăng trưởng nhanh và có thể cho thu hoạch sau 2 – 6 tháng trồng.
Tùy theo cách chăm sóc, mỗi cây dưa pepino có thể cho từ 80 – 120 quả/vụ.
Trên đây là các bước hướng dẫn bạn cách trồng dưa pepino hiệu quả. Chắc chắn các bạn sẽ thành công khi thực hiện theo 4 bước trên.
Ngoài lề: lá đinh lăng khô chuẩn hàng ship toàn quốc số lượng có hạn