Cây giống bầu hồ lô chuẩn hàng sẵn sàng trao tay khách. Cây giống gieo trồng trong bầu ươm cao được 10 – 15 phân, phát triển khoẻ mạnh, sạch sâu bệnh và đã đủ tiêu chuẩn xuất vườn.
Được biết bầu hồ lô còn gọi là Bầu eo, danh pháp khoa học là Lagenaria vulgaris. Thuộc họ Bầu bí Cucurbitaceae. Cây nhanh chóng gây được cơn “sốt vang” cho những người yêu thích trồng cây, rau củ tại nhà nhờ hình dáng trái độc lạ và rất sai quả. Cụ thể trái bầu hồ lô có “ngoại hình” được “phẫu thuật” giống hệt như bầu rượu khiến không ít người thích thú, tò mò hỏi dò xem địa chỉ bán. Và cũng giống như các loài cây họ bầu khác, bầu hồ lô thường được trồng vào thời tiết mát mẻ, không quá nóng cũng không quá lạnh. Trồng xuống đất là lên ầm ầm. Dưới đây là hình ảnh cây bầu hồ lô cho bạn đọc tham khảo.
Đặc điểm thực vật
Trái Bầu hồ lô có tuổi thọ trung bình vào khoảng 5 tháng. Cây thuộc dạng thân thảo, mềm dẻo cùng tua cuốn phân nhánh. Trên thân cây phủ nhiều lông mềm màu trắng. Lá hình tim rộng, có thể không xẻ thùy hoặc xẻ thùy rộng. Cùng lớp lông mịn như nhung màu trắng. Khi lá già mặt trên của lá rất nhám. Lá có cuống dài với gân hình chân vịt. Cuống lá có 2 tuyến ở đỉnh.
Bộ rễ cây bầu hồ lô rất phát triển, ăn sâu và lan rộng trong đất, có khả năng ra nhiều rễ bất định ở đốt. Hoa đơn tính cùng gốc, to, màu trắng, có cuống hoa dài tới 20cm. Đặc điểm hoa trên cây mang một số nét đặc trưng trong họ Bầu bí như hoa đực mang dấu vết của hoa cái, hoa cái mang dấu vết của nhị lép. Nhị 5 rời, bao phấn thẳng (?), mỗi bao 2 ô, nứt dọc, màng hạt phấn nhiều rãnh lỗ. 3 lá loãn ( hiếm khi lá noãn 4 hay 5 ) dính nhau thành bầu dưới 3 ô. Quả mọng màu xanh dợt hay đậm. Vỏ già cứng hoá gỗ, thịt trắng. Hạt trắng, dài 1,5 cm.
Bầu hồ lô trong phong thuỷ
Bầu hồ lô hay Bình hồ lô quả thật có hình dáng vô cùng kỳ lạ so với những loại trái (quả) khác. Từ xưa Hồ Lô đã được ông cha ta ứng dụng để đựng chứa các loại nước, rượu, linh đan diệu dược vô cùng thuận lợi. Với hình dạng miệng nhỏ, nhưng kèm phần bụng to nên quả Hồ Lô là tượng trưng cho sự chiêu nạp, bảo quản, sự hài hòa của âm dương và tiêu tán cái xấu. Ứng dụng trong Phong Thủy, Hồ Lô được xem như là một vật khí dùng để “hóa giải hung khí, tiêu trừ bệnh tật và gia tăng sức khỏe“. Theo phân tích ngữ âm, ngữ nghĩa theo Hán tự ở phần tên gọi “hồ lô” thì hình ảnh hồ lô mang biểu trưng của sự phúc lộc và thăng tiến.
Một số cách dùng theo từng ứng dụng của Hồ Lô:
– Tiêu tán khí độc, vận xui..: Bào dịp tết Đoan Ngọ, mang hồ lô treo ngược trên đòn giông nhà, đợi đến giữa trưa thì gỡ xuống vứt đi, ngụ ý hồ lô hút hết độc khí, ám khí, hút hết xui xẻo.
– Cầu con cái xum xuê: Đưa cho con trai, con gái trong nhà mang dây chuyền mặt Hồ Lô để hi vọng nó sẽ có anh em trai tiếp theo, gia đình đông đủ.
– Cầu mau khỏi bệnh: Tiến hành treo 3 quả Hồ Lô đầu giường người bệnh giúp mang lại hiệu ứng tăng cường sức khỏe cho người bệnh mau lành.
– Cầu sức khỏe : Treo Hồ Lô ở phương Phúc Đức và Thiên Y để sức khoẻ mọi người trong nhà luôn được dồi dào trường thọ.
– Cầu Bình An khi đi đường Vận tải: Treo những quả Hồ Lô phía trước xe ô tô hoặc chuyển qua dùng những móc khóa có hình Hồ Lô.
– Trẻ em khóc quấy: Nếu trong nhà có trẻ em nhỏ hay khóc quấy, có thể treo hồ lô trên đầu nôi. Hoặc nơi đầu giường để hút tà khí cho con cái ngủ yên giấc ( Giống như Nanh Heo hoặc Dao Nhọn ).
Đặc biệt hình dạng hồ lô theo Ngũ hành thuộc về Kim. Và nếu được làm bằng kim loại như Đồng thì tính kim càng mạnh.
Kỹ thuật trồng cây bầu hồ lô trong chậu nơi hè phố
1. Thời điểm trồng
– Bầu Hồ Lô có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất trồng vào vụ hè thu từ tháng 5 đến tháng 9. Bởi thời điểm này cây phát triển nhanh, cho ra quả nhiều và ít gặp sâu bệnh hại.
2. Tiêu chuẩn cây giống
– Nội dung đã đề cập ở phần đầu bài.
3. Chọn chậu trồng
Trồng bầu hồ lô chậu càng to cây càng phát triển mạnh. Do vậy nên chậu trồng bầu hồ lô nên chọn đường kính 30cm hoặc lớn hơn. Dùng chậu 30cm chỉ nên trồng 1 cây trong 1 chậu. Nếu bạn sử dụng thùng xốp cỡ to ( dưới đáy phải đục lỗ để thoát nước ) thì có thể áp dụng trồng 2 – 3 cây vào 1 thùng.
4. Đất trồng trong chậu
Cây bầu hồ lô không kén đất, do vậy có thể chọn trồng trên đất thịt hoặc đất pha cát đều được. Nhưng đất trồng cây nếu là đất thịt phải là hỗn hợp của đất + vôi + lân Văn điển + Phân hữu cơ + Thuốc trừ sâu Basudin 10G hoặc Visa 5G. Trên đất pha cát sẽ là Vôi + Super Lân + Phân hữu cơ + Thuốc trừ sâu Basudin 10G 0G hoặc Visa 5G trước đó 30 ngày để khử trùng sạch mầm bệnh. Hoặc nếu không muốn tốn công chờ đợi có thể hỏi mua loại đất sinh học sạch, giầu dinh dưỡng tại các shop chuyên về cây giống chẳng hạn.
5. Kỹ thuật trồng bầu hô lô
Trước tiên đục một lỗ nhỏ ngay giữa chậu để tiến hành trồng cây con. Nên nhớ cây giống khá bé cùng bộ rễ rất nhạy cảm. Do vậy khi chuyển sang chậu lớn cần thao tác xé bỏ lớp nilong thật nhẹ nhàng. Sau đó hạ từ từ cây con xuống đất. Tiến hành tưới nước luôn sau đó để giữ ẩm. Khi thấy cây con cao được 20 – 30cm cần trực tiếp cắm cọc tre sau đó là giàn lớn để giúp cây có chỗ leo bám.
6. Chăm sóc bầu hồ lô
– Nước tưới: định kì 2 ngày một lần tưới vào sáng sớm và chiều mát. Chú ý không tưới quá ẩm có thể khiến cây dễ bị nhiễm nấm bệnh gây thối rễ, chết nhanh. Mùa mưa nên quan tâm đến công đoạn thoát nước kịp thời để tránh úng
– Làm Cỏ: Mật độ cỏ ít thì có thể trực tiếp nhổ cỏ. Nhưng nếu cỏ quá nhiều và rễ đâm sâu thì nên dùng thuốc cháy như Gfaxone 20SL , power up 275sl.
– Bón Phân: shop khuyên dùng 20-20-15+ TE hoặc 16-16-8+TE của đầu trâu là tốt nhất.
+ bón thúc lần 1 sau khi gieo trồng 10-15 ngày khi cây có 3 – 4 lá thật.
+ bón thúc lần 2 sau khi gieo trồng 25-30 ngày khi trên cây xuất hiện tua cuốn.
+ bón thúc lần 3 sau khi gieo trồng 40-45 ngày khi cây đã cho trái.
7. Sâu bệnh
Trồng bầu hồ lô thường gặp nhất là bệnh thối nhũn. Nếu không may gặp trường hợp này cần sử dụng thuốc sinh học như sau: giã nát củ riềng rồi trộn với nước theo tỷ lệ 1:1, lọc sạch rồi phun lên cây trồng. Cách này khá hiệu quả lại không độc hại, rất phù hợp khi trồng cây tại nhà nơi hè phố. Nếu các lá có rệp, nấm mốc, bạn có thể pha thuốc xanh metylen với betadine nồng độ cực nhẹ rồi dùng vòi phun lên lá.
8. Ra hoa và thụ phấn
Sau 1 – 2 tháng kể từ khi trồng, Bầu hồ lô sẽ cho ra hoa và đậu trái. Tuy nhiên để là kinh tế, nên tự thụ phấn cho hoa là tối ưu nhất. Chọn một bông hoa đực nở to và hạt phấn đã bung ra xung quanh, ngắt bông hoa đực đó, lấy nhị của hoa đực cho tiếp xúc trực tiếp với nhụy của hoa cái. Khi thấy phấn hoa của nhị bông đực dính lên thùy của hoa cái là ok.
Nếu sau khi thụ phấn gặp phải trời mưa giông, nên dùng nilong trùm hoa cái vừa thụ phấn, đợi hết mưa thì lấy ra để quá trình thụ tinh được thuận lợi. Vả lại sau khi đã được thụ phấn nếu thành công thì sau 24 đến 48 giờ hoa cái sẽ cong xuống và hình thành trái non, lúc này trái bầu hồ lô sẽ lớn rất nhanh.
Địa chỉ bán cây giống bầu hô lô uy tín chất lượng ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cây giống phong lá đỏ phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 40k một lần ship.