Bộ sưu tập
Cây đinh lăng hay còn gọi là cây gỏi cá ( nhân dân thường lấy lá để ăn gỏi cá ), nam dương lâm có tên khoa học đầy đủ là Polyscias fruticosac (L.) Harms, thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae. Bộ phận dùng làm thuốc nhiều nhất của cây là rễ hay vỏ rễ đem phơi hoặc sấy khô.
Hình ảnh cây đinh lăng
Cây đinh lăng là loại cây cảnh gắn bó quen thuộc với nhiều gia đình. Em nó không chỉ được sử dụng làm rau sống mà còn là một vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa được nhiều chứng bệnh mà bạn không thể ngờ tới.
Mô tả cây: đinh lăng là một loại cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao 0,8 – 1,5m. Lá kép 3 lần xẻ lông chim dài 20 – 40cm, không có lá kèm rõ. Lá chét có cuống gầy dài 3 – 10mm, phiến lá chét có răng cưa không đều, lá có mùi thơm. Cum hoa hình chùy ngắn 7 – 18mm gồm nhiều tần, mang nhiều hao nhỏ. Tràng 5, nhị 5 với chỉ nhị gầy, bầu hạ 2 ngăn có dĩa trắng nhạt. Quả dẹt dài 3 – 4mm, dày 1mm có vòi tồn tại.
Thông tin thêm
Cây đinh lăng có 2 loại. Đinh lăng lá nếp ( lá nhỏ ) và đinh lăng lá tẻ ( lá to ).
1. Phân bố, thu hái và chế biến
Đinh lăng được trồng phổ biến để làm cảnh khắp nước ta. Ngoài ra cây còn mọc cả ở Lào và miền nam Trung Quốc. Khi thu hoạch thường tiến hành đào phần rễ, rửa sạch đất cát, có thể phơi hay sấy khô.
2. Thành phần hoá học
Nghiên cứu cho thấy trong đinh lăng có các alcoloid, glucozit, saponin, flavonoid, tanin. Ngoài ra còn có vitamin B cùng các axít amin trong đó có lyzin, xystei, và methionin là những axít amin không thể thay thế được ( từ Ngô Ứng Long – Viện Quân y, 1985).
3. Tác dụng dược lý
Trích trong “NHỮNG CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC VIỆT NAM” của Giáo sư – tiến sĩ Đỗ Tất Lợi – Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và kỹ thuật.
Năm 1961, các khoa dược lý, dược liệu và giải phẫu bệnh lý Viện Y học quân sự Việt Nam nghiên cứu tác dụng của đinh lăng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể và một số tác dụng khác đã đi đến kết luận sau:
Nước sắc rễ đinh lăng có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể trên thí nghiệm cấp tính tương tự nhân sâm. Tam thất và các cây khác cùng họ có tác dụng làm tăng tính dẻo dai của cơ thể (thí nghiệm trên chuột mìn tròn lội nước theo phương pháp thí nghiệm cấp tính của I. I Bredman). Nhưng trên thí nghiệm trường diễn, tác dụng chóng hết và thường hay tích lũy.
Với liều 0,1mm cao lỏng đinh lăng cho 20g thể trọng sống làm giả hoạt động của chuột nhắt trắng.
Đinh lăng tác dụng trực tiếp trên cơ tim ếch, cô lập (theo phương pháp Straub) với liều nhất định làm giảm trương lực cơ tim, làm tim co bóp yếu và thưa, tiến tới tim ngừng đập.
Dung dịch nước 0,2 – 1% rễ đinh lăng gây co mạch tai thỏ cô lập theo phương pháp Kravkov.
Với liều 0,5ml dung dịch cao đinh lăng 100 – 200% trên 1kg thể trọng tiêm tĩnh mạch vành tai đều tăng cường hô hấp về biên độ và tần số: huyết áp nhất thời hạ xuống.Trên tử cung tại chỗ, với liều 1ml dung dịch cao đinh lăng 100% cho 1kg thể trọng tiêm tĩnh mạch vành tai làm co bóp tử cung nhẹ.
Thí nghiệm trên chuột bạch
Đinh lăng có tác dụng tăng tiết niệu gấp trên 5 lần so với bình thường với liều uống 2ml dung dịch đinh lăng 100% cho 100g thể trọng.
Liều độc: đinh lăng ít độc, so với nhân sâm còn ít độc hơn. Giải phẫu bệnh lý những chuột chết vì liều độc thì thấy tổn thương nặng tổ chức cơ sở các tạng nhất là ở gan, thận, tim, não, cuối cùng chết. Liều độc tiêm phúc mạc DL50 của đinh lăng là 32,9g/kg trong khi đó DL50 của nhân sâm là 16,5g/kg, của ngũ gia bì Liên Xô cũ (Eleutherococcus) là 14,5g/kg, chứng tỏ đinh lăng ít độc hơn 2 vị thuốc nhân sâm và ngũ gia bì Liên Xô cũ. Cho uống với liều 50g/kg thể trọng chuột vẫn sống bình thường. Độc tính trường diễn thấy sung huyết ở gan, tim, phổi, dạ dày, ruột, biến loạn dinh dưỡng tim, gan, thận. trước khi chết có hiện tượng ỉa lỏng, xù lông, mệt mỏi, kém ăn, sụt cân.
Ngô Ứng Long và Xavaev đã cùng nhận thấy đinh lăng có tác dụng tốt đối với các nhà du hành vũ trụ khi luyện tập trong tư thế tĩnh, đầu dốc ngược.
Thực nghiệm trên người, viên bột rễ đinh lăng làm tăng khả năng chịu đựng của bộ đội. Của các vận động viên thể dục,thể thao trong các nghiệm pháp gắng sức cũng như tập luyện.
Xem thêm sản phẩm: chanh leo giá rẻ được nhiều người săn đón
Cây đinh lăng có tác dụng gì ?
Theo y học cổ truyền, rễ cây đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng rất tốt trong việc thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lợi tiểu. Lá cây cũng có vị đắng, tính mát giúp giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ… Theo Lương y Đinh Công Bảy, tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể đem chế biến ra thành thuốc ( cây 3 năm tuổi trở nên ).
Bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng trong nhân dân
– Chữa mệt mỏi kéo dài: Lấy rễ cây đinh lăng sắc nước uống có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.
– Chữa ho khan lâu ngày: Chuẩn bị rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8g. Cộng thêm củ xương bồ 6g, gừng khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Chú ý uống lúc thuốc còn nóng.
– Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương: Lấy 40g lá cây đinh lăng tươi giã nhuyễn. Đắp lên vết thương hay chỗ sưng đau.
– Phòng chữa co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng loại non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường nơi trẻ nằm.
– Chữa chứng đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng thân và cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia thành 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp với rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây để tăng hiệu suất.
– Thông tia sữa, căng vú sữa: Rễ, lá đinh lăng có tác dụng bồi bổ cơ thể sau sinh, chữa tắc tia sửa hiệu quả. Chuẩn bị rễ cây đinh lăng 30-40g. Thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng.
Một số bài thuốc khác
– Chữa liệt dương: Nguyên liệu gồm rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị thuốc 12g. Trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g. Sa nhân 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
– Chữa viêm gan: Đong rễ đinh lăng khoảng 12g. Nhân trần 20g. Ý dĩ 16g. Các vị thuốc khác chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g. Uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
– Chữa thiếu máu: Cần chuẩn bị rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột. Sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp kể trên.
Tham khảo thêm sản phẩm : Rau diếp cá
Kỹ thuật trồng cây đinh lăng
1. Chọn giống
Nên nhớ đinh lăng lá tẻ là loại cây có lá to, vỏ sần sùi. Củ nhỏ, rễ ra ít, cứng và có vỏ bì rất mỏng, dù chăm sóc tốt thế nào thì vẫn không khá lên được. Do đó, bạn không nên trồng loại đinh lăng này mà hãy chuyển qua dùng đinh lăng lá nếp.
Khi chọn cành giống để trồng, bạn chỉ nên tập trung chọn những cành cây bánh tẻ. Sau đó dùng dao sắc hoặc kéo để chặt cành ra thành từng đoạn dài 25 – 30 cm. Lưu ý tránh để các đoạn giống bị dập 2 đầu là được. Nếu để đoạn cành giống quá dài thì sẽ rất lãng phí hơn nữa lại tốn công chăm sóc về sau.
2. Đất trồng
Để cây đinh lăng phát triển một cách tốt nhất, đát cát pha luôn là ưu tiên hàng đầu nhờ độ tơi xốp và dễ thoát nước đổi lại thì khả năng giữ ẩm thuộc dạng trung bình. Bởi lẽ cây đinh lăng là loài cây không chịu được sự khô hạn. Nhưng bên cạnh đó cũng không ưa gì đọng nước đâu.
3. Thời vụ
Đinh lăng là loài cây có thể trồng và phát triển triển quanh năm nhưng thích hợp nhất nên trồng vào mùa xuân khoảng từ tháng 1 đến tháng 4 là đẹp . Còn nếu phải để sang mùa hè thì bạn cần phải giâm đoạn cành giống đã chuẩn bị bằng cách cắm xuống cát để trong bóng mát khoảng 20 – 25 cho nó ra rễ trước rồi mới đem trồng.
4. Kỹ thuật trồng
Kỹ thuật trồng cây Đinh lăng có thể áp dụng theo hai cách là giâm trực tiếp vào các bầu đất hoặc gieo cấy trên đất cát vàng đều có thể sinh trưởng được. Trước khi tiến hành trồng nên loại bỏ hết các tạp chất lạ như đá, hạt cỏ. Tiếp tục trộn chung với 9% phân chuồng u hoai cùng 1% supe lân tính theo trọng lượng của bầu.
Trong trường hợp doanh nghiệp thuê bạn trồng cây đinh lăng số lượng lớn, thì trước tiên cần phải cày cho đất tơi xốp. Sau đó lên luống cao khoảng 20 – 50 cm và đánh rạch sâu 15 cm giữa các luống trồng. Khi trồng, hãy tạo các hốc cách nhau 50 cm, đặt hom giống theo chiều luống, đồng thời tiến hành bón lót bằng phân chuồng (4 kg/sào) và phân NPK (20 kg). Sau đó lấp hom lại tuy nhiên đầu hom vẫn phải để hở khoảng 5 cm. Lưu ý là bón phân giữa các hom, tránh bón sát hom giống vì dễ gây sót giống dẫn đến chết yểu.
Sau khi trồng, nên phủ hom rằng rơm rạ để giữ ẩm và tạo mùn tơi xốp cho đất. Tránh cho cỏ dại có cơ hội mọc lại. Nếu quan sát thấy đất vẫn khô thì tiến hành bơm nước vào cho ngập 2/3 luống là được. Tuy nhiên, gặp phải mưa to kéo dài thì bạn lại cần phải quan sát và thoát nước kịp thời để tránh gây úng thối nhé.
Rau kinh giới – click xem ngay
Mua cây đinh lăng giống uy tín chất lượng giá rẻ ở đâu ?
Tại công ty giống cây trồng HẢI ĐĂNG đang bán cây giống đinh lăng và nhiều giống cây dược liệu chất lượng khác. Với đam mê và kinh nghiệm lâu năm về giống cây trồng. Shop tự tin sẽ đem lại sự hài lòng nhất cho quý khách hàng. Ngoài đinh lăng, nhà vườn HẢI ĐĂNG còn có nhiều loại cây thuốc nam khác. Cụ thể như kim thất tai, mật gấu, mảnh cộng, ưu độn thảo………. Không chỉ cung cấp cây trồng, nhà vườn HẢI ĐĂNG còn cung cấp thêm cho khách hàng về cách thức, kinh nghiệm chăm sóc để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.