Ảnh tham khảo
Cheelong Chaiyaphum Thailand. Tác giả: Len Worthington – Abrus precatorius (L.) Fabaceae. Ngày tạo: Ngày 29, tháng 9, năm 2015. Nguồn: Wikipedia Common.
Abrus precatorius. Tác giả: Vinayaraj. Ngày tạo: Ngày 30, tháng 4, năm 2014. Nguồn: Wikipedia Common.
Abrus precatorius. Tác giả: Vengolis. Ngày tạo: Ngày 3, tháng 9, năm 2017. Nguồn: Wikipedia Common.
Paternoster pea, prayer bead, wild licorice. Tác giả: Vinayaraj. Ngày tạo: Ngày 18, tháng 1, năm 2019. Nguồn: Vsible à la Faculté de santé – Département pharmacie.
Abrus precatorius L.. Tác giả: Dinesh Valke. Ngày tạo: Ngày 15, tháng 5, năm 2022. Nguồn: Wikipedia Common.
Abrus precatorius được chụp tại Florida. Tác giả: Forest & Kim Starr. Ngày tạo: Ngày 8, tháng 11, năm 2003. Nguồn: Wikipedia Common.
Cam thảo dây hay còn gọi tương tư, cườm thảo đỏ, chi chi, cườm cườm, cảm slảo (tiếng Tày), hương tư tử (香 思 子 -tiếng Trung) (danh pháp khoa học là Abrus precatorius L.) là loài thực vật có hoa thuộc họ Đậu (Fabaceae).
Mô tả cây cam thảo dây
Cam thảo dây thuộc dạng dây leo dài, thường xanh. Thân cành mỏng, bên trên phủ một lớp lông rất nhỏ. Lá kép lông chim chẵn, lá mọc so le, chiều dài mỗi lá khoảng từ 5 đến 10cm, mang 8 đến 15 đôi lá chét, các phiến lá chét có kích thước to dần khi ở gần ngọn, có dạng hình bầu dục, gốc tròn, đầu tù có mũi nhọn. Mặt trên của lá có màu xanh lục, mặt dưới của lá có màu xám nhạt, cả 2 mặt lá đều phủ một lớp lông. Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc ở đầu cành, chiều dài cụm hoa khoảng từ 3 đến 6cm, hoa có màu hồng, xếp xít nhau. Quả đậu, hơi dày, có lông, hai đầu của quả hơi vát, mỗi quả gồm 3 đến 7 hạt, có dạng hình trứng, vỏ cứng, màu đỏ chót.
Rễ, thân và lá có vị ngọt, nhưng không thơm và vị không đậm như Cam thảo bắc.
Mùa hoa từ tháng 7 đến tháng 8, mùa quả từ tháng 9 đến tháng 10.
Thông tin thêm
1. Thu hái và chế biến
Thân rễ và lá nên thu hái khi cây mới ra hoa, sau đó đem thái ngắn và phơi khô.
Hạt khi chín đem phơi khô, thỉnh thoảng cũng dùng hạt.
2. Cam thảo dây mọc ở đâu ?
Cam thảo dây là loài ưa sáng, ưa ẩm, khi cây còn nhỏ thì hơi chịu bóng. Cam thảo dây khi trồng ở các tỉnh thành phía bắc thì thường rụng lá vào mùa đông, khi trồng ở các tỉnh thành phía Nam thì rụng lá vào mùa khô.
Cây sinh trưởng và phát triển mạnh khi thời tiết vào mùa xuân hè, thời kỳ ra hoa là từ cuối hè hoặc đầu thu. Quả chín tự mở, hạt rơi vãi ra ngoài và nảy mầm vào cuối mùa xuân năm sau. Có tài liệu cho rằng, tỷ lệ hạt nảy mầm trong tự nhiên chỉ khoảng 40% và có thể tăng lên nếu được xử lý.
Cam thảo dây có khả năng tái sinh khỏe sau khi bị chặt.
Hạt của cam thảo dây (chi chi) có độc không ?
Abrin là một toxalbumin có trong hạt của cây Cam thảo dây, hoạt chất này thể hiện độc tính sau khi tiêm dưới da động vật ở liều 0,005 đến 0,01 mg/kg thể trọng.
Nước sắc từ hạt đem nghiền nát hoặc Dung dịch abrin khi nhỏ vào mắt có thể gây phù tấy, hư hại giác mạc một cách vĩnh viễn, một số trường hợp có thể tử vong do bị hấp thu abrin. Về bản chất, abrin có thể gây kích ứng mạnh, bầm máu, gây phù khi thuốc qua da, nhưng sau khi vào dạ dày lại trở nên không độc.
Abrin kém độc hơn so với ricin là một thành phần có trong hạt Thầu Dầu, tuy nhiên, tác dụng của chúng cũng gần như nhau. Abrin có tính chất của một kháng nguyên do đó sau khi vào cơ thể, sẽ kích thích cơ thể sản xuất kháng thể, hoạt chất này gây vón hồng cầu một cách nhanh chóng và dễ dàng, tuy nhiên, nhiệt độ có thể làm giảm độc tính của abrin.
Hạt của cây Cam thảo dây cho thấy tác dụng ngừa thai và gây sảy thai khi sử dụng trên thỏ và chuột trắng thí nghiệm. Cơ thể là do ngăn cản sự hình thành, tồn tại và phát triển của màng rụng ở tử cung, gây ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của trứng, ngăn cản quá trình thụ thai và gây sảy thai.
Phần trên mặt đất của cây có tác dụng trên huyết áp khi nghiên cứu ở mèo và chó.
Cao cồn lá của cây Cam thảo dây cho thấy tác dụng ức chế co thắt gây ra bởi acetylcholin trên cơ thẳng bụng của cóc và tiêu bản dây thần kinh hoành – cơ hoành của chuột.
Abridin gây vô sinh ở 100% chuột sau khi tiêm một ngày hoặc sau khi giao hợp.
Công dụng theo Y học cổ truyền
1. Tính vị, tác dụng
Rễ, dây và lá có vị ngọt, hơi đắng, tính mát.
Hạt của cây có độc, có tác dụng sát trùng, cửu khiếu, tiêu viêm.
2. Công dụng
Cây và lá dùng trong trường hợp bị ho, giải độc, giải cảm, điều hòa các vị thuốc khác, trị hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng. Liều dùng là 8-16g mỗi ngày đem sắc lấy nước uống.
Có thể dùng Cam thảo dây thay cho Cam thảo bắc.
Hạt của cây chỉ để dùng ngoài với mục đích sát trùng, làm mụn nhọt nhanh chóng vỡ mủ, tiêu viêm, trị vú sưng đau do tắc tia sữa. Hạt của cây có độc do đó khi dùng cần chú ý.
Nhân dân một số khu vực ở châu Phi sử dụng lá để chữa rắn độc cắn.
Các tài liệu nước ngoài ghi chép rằng, lá có vị ngọt nhiều hơn rễ, nước sắc từ lá và rễ được dùng khi bị đau bụng, sốt, ho. Lá và rễ nhai nuốt lấy nước khi bị khản tiếng, có thể dùng ngoài khi bị bệnh ngoài da. Hạt của cây dùng làm thuốc tẩy, kích thích, ngộ độc trong thú y, gây nôn, trị rối loạn thần kinh.
Mua cây giống cam thảo dây tại Hà Nội uy tín ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm bầu giống bình bát phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 30k một lần ship.