Cà gai leo hay còn gọi là cây cà quýnh, cà quạnh, cà quánh, cà hải nam, trap khar ( Campuchia ), Blou xít ( Lào ) ( danh pháp khoa học là Solanum procumbens Lour; đồng nghĩa Solanum hainanense Hance ) là loài thực vật có hoa thuộc họ Cà Solanaceae. Dưới đây là hình ảnh cây cà gai leo cho bạn đọc tham khảo.
Đặc điểm thực vật
Theo “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS Đỗ Tất Lợi:
Cà gai leo thuộc loại cây nhỡ leo, thân dài 0,6 – 1m hoặc hơn, rất nhiều gai. Cành xòe rộng, trên phủ lông hình sao. Lá hình trứng hay thuôn, phía gốc lá hình rìu hay hơi tròn. Mép lá nguyên hay hơi lượn và khía thùy, hai mặt, nhất là mặt dưới phủ lông trắng nhạt. Phiến dài 3 – 4 cm, rộng 12 – 20 mm, có gai, cuống dài 4 – 5 mm. Hoa tím nhạt, nhị vàng, họp thành xim gồm 2 – 5 hoa. Quả cá gai leo có hình cầu, khi chín màu vàng, bóng, nhẵn, đường kính 5 – 7 mm. Hạt màu vàng, hình thận, có mạng, dài 4 mm, rộng 2 mm.
Thông tin thêm
1. Phân bố, thu hái và chế biến
Cà gai leo mọc hoang ở khắp nơi tại các tỉnh miền Bắc, tới Huế. Ở Lào và Campuchia cũng có.
Thường người ta đào rễ quanh năm, rửa sạch thái mỏng phơi hay sấy khô làm thuốc. Không phải chế biến gì khác.
2. Thành phần hóa học
Tham khảo tài liệu mới nhất: “Thành phần hóa học của cà gai leo ( Solanum procumbens )“.
3. Tác dụng dược lý
Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.
Cây cà gai leo có tác dụng gì ?
Rễ cà gai leo được nhân dân dùng làm thuốc chữa phong thấp, đau nhức răng, sâu răng, chảy máu chân răng.
Có nơi nhân dân coi như có tác dụng chữa say rượu. Người ta cho rằng trong khi uống rượu thỉnh thoảng sát răng bằng rễ cà gai leo thì tránh được say rượu. Nếu bị say uống nước sắc của rễ. Ngoài ra cà gai còn được dùng để chữa bệnh lậu. Mỗi ngày uống từ 16 – 20 g rễ khô dưới dạng sắc.
Có nơi còn dùng chữa rắn cắn: Nhai rễ nuốt nước, bã đắp lên vết bị rắn cắn.
Không nên bỏ qua cây kim thất tai trị tiểu đường nha
Cách trồng cây cà gai leo
1. Đặc điểm sinh thái
Cà gai leo là loài cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc tập trung từ nhiều cá thể, lẫn trong các bụi cây. Cây mọc ở chỗ có nhiều ánh sáng, sinh trưởng và phát triển tốt, ra hoa quả nhiều. Ngoài ra đây cũng là loài cây chịu hạn tốt, có khả năng thích nghi rộng với nhiều loại đất khác nhau từ đồng bằng cho đến miền núi, tốt nhất ở vùng đồng bằng và trung du, thích hợp với các vùng nắng nhiều, đất pha cát, thoát nước nhanh, không ngập úng. Cây thích hợp với vùng đất có tầng canh tác dầy, tơi xốp, nhiều mùn, thuận lợi việc tưới tiêu và thoát nước tốt, không ngập úng, pH nằm trong khoảng từ 4 đến 7, phù họp nhất là pH từ 5,5 – 6,5; sinh trưởng mạnh trong mùa xuân – hè, ra hoa quả hàng năm. Cà gai leo sinh trưởng phát triển được khi nhiệt độ từ 17oC trở lên và tối ưu nhất ở nhiệt độ từ 25 – 28oC.
2. Chọn giống
Để cây cà gai leo phát triển tốt thì khâu chọn giống khá quan trọng và quyết định tới hiệu quả kinh tế về sau. Mẹo chọn giống nên chọn như sau:
- Chọn những quả già to chín mọng màu đỏ, hạn chế quả xanh vì thường sẽ không đạt chất lượng yêu cầu.
- Phơi khô cả quả cho tới khi da quả nhăn lại và chuyển thành màu đen và tiến hành tách lấy hạt.
- Trước khi trồng nên cho hạt vào nước khoảng 40oC ngâm trong 15 phút, mục đích ngâm trong nước ấm là để hạt nhanh nảy mầm. Đối với những hạt có hiện tượng nổi lên mặt nước thì vớt bỏ đi vì đây là những hạt lép.
3. Mùa vụ gieo trồng
– Gieo hạt, ươm giống: Từ tháng 1 đến tháng 2.
– Trồng cây ra vùng nguyên liệu: Tháng 2 đến tháng 3 ( Lúc này thời tiết đầu xuân mát mẻ, mưa nhiều là thời gian thích hợp nhất để ta đánh cây con ra trồng đại trà ).
– Thời gian thu hoạch cà gai leo: Từ tháng 8 đến tháng 9.
4. Làm đất
Cà gai leo không kén đất và thích hợp với mọi loại khí hậu của nước ta ( Khí hậu nắng nóng như khu vực miền trung cây vẫn phát triển bình thường ). Lưu ý là không nên trồng cà gai leo ở các vùng đất trũng, ngập nước.
Chuẩn bị đất: Trước khi trồng cần làm đất tơi xốp, sẻ rãnh và lên luống rộng 0,7m; rãnh sâu 30cm ( Làm luống như luống trồng khoai lang ) và mỗi luống tương ứng với 1 hàng cà gai leo.
Tiến hành bón lót cho đất trồng với tỷ lệ: 1 ha bón phân truồng 10 tấn , 3 tấn phân vi sinh và 200 kg vôi bột.
5. Kỹ thuật chăm sóc cây cà gai leo
Khi cây con cao được khoảng 10 – 15 cm tiến hành đánh ra vùng trồng với khoảng cách cây cách cây từ 30 – 35 cm, hàng cách hàng 0,8 m.
Sau khi trồng xong, cần tiến hành tưới nước ngay. Nếu thời tiết sau trồng ít mưa thì cứ 3 ngày lại tưới nước cho cây 1 lần, nên tưới vào lúc chiều tối
Xuyên suốt quá trình trồng cần xử lý cỏ dại bằng cách làm cỏ hoặc sử dụng các chế phẩm diệt cỏ sinh học thay thế. Tránh dùng thuốc trừ cỏ vì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng thuốc sau này. Sau khi trồng được khoảng 1,5 tháng tán cây phủ kín khiến cỏ dại không có đường mà phát triển. Ngoài ra có thể ngăn cỏ dại mọc bằng cách áp dụng màng phủ nilon đen trên luống vừa giúp giữ được độ ẩm và hạn chế cỏ dại rất hiệu quả.
6. Thu hái và bảo quản
Cây trổ hoa vào tháng 5, thời gian này tán cây phát triển mạnh, chùm kín các luống cây tiến hành thu hoạch trước một phần để cây có ánh sáng quang hợp vừa tạo nguồn thu sớm cho bà con.
Tháng 7 – 8 cây bắt đầu có quả chín màu đỏ, cũng đã tới mùa vụ thu hoạch chính thức thì tiến hành cắt toàn bộ cây cách gốc từ 15 – 20 cm để cây tiếp tục phát triển vào vụ sau. Quả cà gai leo chín rất dai vẫn bám vào cành cây, ta đem nhặt toàn bộ quả để riêng, cành lá chặt ngắn khoảng 2,5 đến 3 cm phơi khô làm thuốc.
Muốn đuổi bọ thì dùng cây mần tưới – click để hiểu
Cây cà gai leo mua ở đâu giá rẻ uy tín ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cà gai leo giống phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 40k một lần ship.
Video về vị thuốc cà gai leo
Tài liệu tham khảo
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
- ( Luận văn thạc sĩ ) Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng loài cà gai leo Solanum procumbens Lour tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
- Solanum procumbens – Wikipedia Tiếng Việt
- Solanum procumbens – thầy thuốc của bạn