Sửa chính tả và điều chỉnh lại nội dung: 22/3/2025;
Dâu tây, tên tiếng Anh là garden strawberry, simply strawberry (danh pháp khoa học là Fragaria × ananassa (Weston) Duchesne ex Rozier) là một chi thực vật hạt kín và là loài thực vật có hoa thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Về mặt thực vật học, dù có tên tiếng Anh là “strawberry”, quả dâu tây thực chất không phải là một “berry” (quả mọng), nó là một loại quả giả tụ, có nghĩa là phần cái để ăn có nguồn gốc không phải từ quả tụ mà từ đế hoa. Mỗi “hạt” (quả bế) được nhìn thấy rõ ở bên ngoài của quả thực sự là một trong các bầu nhụy của hoa, với một hạt bên trong.





Thị trường dâu tây ở Việt Nam hiện đang phát triển rất mạnh mẽ, với nhiều giống dâu tây được trồng và tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu. Một số được trồng nhiều các khu du lịch sinh thái cho khách du lịch tham quan, vừa hái quả để ăn lại vừa có những bức ảnh kỉ niệm thú vị.
Những nơi nổi tiếng trồng dâu tây ở Việt Nam có thể kể ra như:
- Đà Lạt (Lâm Đồng): Đây là vùng trồng dâu tây nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Với khí hậu mát mẻ quanh năm, Đà Lạt là nơi lý tưởng để trồng các giống dâu như Tochiotome (Nhật Bản), Albion (Mỹ), và Mara des Bois (Pháp). Dâu tây Đà Lạt có hương vị ngọt ngào, thơm béo và được ưa chuộng cả trong nước lẫn quốc tế.
- Mộc Châu (Sơn La): Vùng cao nguyên Mộc Châu cũng là nơi trồng dâu tây nổi tiếng. Dâu tây ở đây thường có quả nhỏ, màu đỏ tươi và vị ngọt tự nhiên. Các giống dâu phổ biến bao gồm dâu New Zealand và dâu nội địa.
- Lâm Đồng: Ngoài Đà Lạt, các khu vực khác ở Lâm Đồng cũng đang phát triển mạnh mẽ ngành trồng dâu tây, đặc biệt là các giống nhập khẩu từ Hàn Quốc như Seolhyang và Maehyang.
Dâu tây lần đầu tiên được lai tạo ở Brittany, Pháp, vào những năm 1750 thông qua phép lai giữa Fragaria virginiana Mill. từ miền đông Bắc Mỹ và Fragaria chiloensis (L.) Mill., được Amédée-François Frézier mang từ Chile vào năm 1714. Các giống F. × ananassa đã dần dần thay thế dâu tây rừng F. vesca trong sản xuất thương mại. Năm 2022, sản lượng dâu tây thế giới vượt quá 9 triệu tấn, dẫn đầu là Trung Quốc với 35% tổng sản lượng.
Dâu tây xuất xứ từ châu Mỹ và được các nhà làm vườn châu Âu cho lai tạo vào thế kỷ 18 để tạo nên giống dâu tây được trồng rộng rãi hiện nay. Loại quả này được nhiều người đánh giá cao nhờ hương thơm đặc trưng, màu đỏ tươi, mọng nước và vị ngọt. Nó được tiêu thụ với số lượng lớn, hoặc được tiêu thụ dưới dạng dâu tươi hoặc được chế biến thành mứt, nước trái cây, bánh nướng, kem, sữa lắc và sôcôla. Nguyên liệu và hương liệu dâu nhân tạo cũng được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm như kẹo, xà phòng, son bóng, nước hoa, và nhiều loại khác.
Dâu tây thường được trồng lấy trái ở vùng ôn đới. Ở Việt Nam, khí hậu mát mẻ của miền núi Đà Lạt là môi trường thích hợp với việc canh tác dâu, nên loại trái cây này được xem là đặc sản của vùng cao nguyên nơi đây.
Đặc điểm cây giống dâu tây
Cây thân thảo, thân ngắn, thường mọc sát mặt đất. Từ thân chính, cây có thể phát triển các chồi từ nách lá, tạo thành thân nhánh hoặc thân bò (dân kỹ thuật hay gọi là ngó dâu tây, từ các ngó này sẽ hình thành các chồi mới, đâm rễ và hình thành cây con mới). Lá kép với 3 lá chét (một số giống có 4 hoặc 5 lá chét). Mép lá có răng cưa, cuống lá dài, màu trắng khi còn non và chuyển sang màu đỏ khi già. Rễ chùm, phát triển ở độ sâu khoảng 30 – 40 cm. Rễ có nhiều lông mao, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt. Hoa có 5 cánh mỏng, màu trắng, hình tròn. Hoa là loại lưỡng tính, có cả nhị và nhụy, giúp cây tự thụ phấn hoặc thụ phấn chéo. Cây giống thì chưa ra quả.
Dâu tây phát triển tốt ở vùng có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ lý tưởng từ 18 – 22oC. Cây cần ánh sáng đầy đủ (tránh ánh nắng gắt) và đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.
Sự phát triển của dâu tây
Dâu tây thường được phân nhóm theo thói quen nở hoa. Thông thường, việc phân nhóm bao gồm sự phân chia giữa dâu tây “mang quả vào Tháng 6”, tức ra quả vào đầu mùa hè và dâu tây “từng ra quả” (“ever-bearing”), thường ra quả vài vụ trong suốt mùa. Một cây trong suốt một mùa có thể ra hoa từ 50 đến 60 lần hoặc khoảng ba ngày một lần.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2001 cho thấy dâu tây thực sự có ba thói quen ra hoa cơ bản: Ngắn ngày, dài ngày và trung tính. Những điều này liên quan đến độ nhạy kéo dài trong nhiều ngày của cây và quang kỳ dẫn đến sự hình thành hoa. Các giống cây ‘trung tính – ban ngày’ thì ra hoa không phụ thuộc vào quang kỳ.
Thành phần hóa học trong dâu tây
1. Thành phần dinh dưỡng
Dâu tây thô chứa 91% là nước, 8% carbohydrate, 1% protein và chứa hàm lượng chất béo không đáng kể. 100 gram (3,5 oz) dâu tây cung cấp 33 kcal, là nguồn vitamin C dồi dào (65% Giá trị hàng ngày, Daily Value hay DV) và là nguồn mangan tốt (17% DV), không có các chất dinh dưỡng vi lượng khác có hàm lượng đáng kể. Dâu tây chứa một lượng vừa phải các axit béo không bão hòa thiết yếu trong dầu achene (hạt).
2. Hóa thực vật
Trong dâu tây có chứa nhiều loại hợp chất, bao gồm dimeric ellagitannin agrimoniin, là đồng phân của sanguiin H-6. Các polyphenol khác có trong dâu tây bao gồm flavonoid như anthocyanin, flavanol, flavonol và axit phenolic, chẳng hạn như axit hydroxybenzoic và axit hydroxycinnamic. Mặc dù quả bế chỉ chiếm khoảng 1% tổng trọng lượng tươi của quả dâu tây, nhưng chúng chiếm tới 11% tổng lượng polyphenol trong toàn bộ quả; hóa thực vật của quả bế bao gồm axit ellagic, glycoside axit ellagic và ellagitannin. Pelargonidin-3-glucoside là sắc tố anthocyanin chính trong dâu tây, tạo cho chúng màu đỏ đặc trưng, với cyanidin-3-glucoside với lượng nhỏ hơn. Dâu tây cũng chứa các sắc tố phụ màu tím, chẳng hạn như anthocyanin dimeric (các sản phẩm bổ sung flavanol-anthocyanin: catechin (4α → 8) pelargonidin 3-O-β-glucopyranoside, epicatechin (4α → 8) pelargonidin 3-O-β-glucopyranoside, afzelechin (4α → 8) pelargonidin 3-O-β-glucopyranoside và epiafzelechin (4α → 8) pelargonidin 3-O-β-glucopyranoside) cũng được tìm thấy trong dâu tây.
Canh tác cây dâu tây
Hiện đã có rất nhiều giống dâu tây đa dạng về kích thước, màu sắc, hương vị, hình dạng, mức độ sinh sản, mùa chín quả, khả năng mắc bệnh và cấu tạo của cây. Một quả dâu tây có trung bình 200 hạt trên vỏ ngoài. Một số khác nhau về tán lá, và một số khác nhau quá trình phát triển các cơ quan sinh sản. Hầu hết hoa của các giống trồng có cấu trúc lưỡng tính nhưng có chức năng như hoa đực hoặc hoa cái.
Đối với mục đích trồng để sản xuất thương mại, cây được nhân giống từ các ngó, được trồng dưới dạng cây rễ trần hoặc cây cắm. Việc canh tác tuân theo một trong hai mô hình chung – canh tác nhựa hóa (phủ kín nhựa bọc lên líp trồng), hoặc hệ thống hàng hoặc gò trồng lâu năm theo hàng (líp trồng) hoặc ụ đất. Các vườn dâu nhà kính sản xuất một lượng nhỏ dâu tây trong thời kỳ trái vụ.
Phần lớn sản xuất dâu tây thương mại hiện đại sử dụng hệ thống trồng nhựa hóa. Theo phương pháp này, luống trồng được tái tạo lại hàng năm, tẩy trùng và phủ nhựa bọc để ngăn cỏ dại phát triển và xói mòn mô đất. Cây trồng thường lấy từ các vườn ươm, được trồng tại vị trí lỗ đục xuyên qua lớp nhựa phủ đất bọc kín hàng trồng, và ống tưới được đặt sát bề mặt bên dưới. Cây trồng trổ đọt non được loại bỏ hết phần đọt khỏi cây khi chúng xuất hiện, để giúp cây trồng tập trung phần lớn dinh dưỡng vào sự phát triển của quả. Vào cuối mùa thu hoạch, tiến hành loại bỏ nhựa bọc mô trồng và cây được bứng lên. Vì cây dâu tây hơn một hoặc hai năm tuổi bắt đầu giảm năng suất và chất lượng quả, việc nhổ và trồng lại cây mới mỗi năm cho phép cải thiện năng suất và dày đặc quả hơn. Tuy nhiên do việc này đòi hỏi một mùa sinh trưởng dài hơn để tạo điều kiện cho cây trồng mỗi năm, và do chi phí nhựa bọc và cây giống để trồng mới hàng năm tăng lên, nên không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng thực hiện ở mọi khu vực trồng dâu.
Phương pháp chính khác là sử dụng cùng một loại cây dâu để trồng từ năm này qua năm khác, trồng chúng thành hàng hoặc trên gò, phổ biến nhất ở những vùng khí hậu lạnh hơn. Nó có chi phí đầu tư thấp hơn và yêu cầu chăm sóc cây tổng thể thấp hơn. Năng suất thường thấp hơn so với trồng dâu phủ nhựa bọc.
Dâu tây cũng có thể được nhân giống bằng hạt, mặc dù chỉ là thói quen của một số người trồng và không được phổ biến trong việc canh tác dâu tây. Dâu tây cũng có thể được trồng trong nhà bằng cách trồng trong chậu. Mặc dù cây có thể sẽ không phát triển tự nhiên khi ở trong nhà vào mùa đông, nhưng sử dụng đèn LED kết hợp ánh sáng xanh và đỏ có thể cho phép cây phát triển trong suốt mùa đông.
Địa chỉ bán cây giống dâu tây uy tín chất lượng ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cây giống cây dâu tây phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 30k một lần ship.