Sửa chính tả và điều chỉnh lại nội dung: 21/3/2025;
Cây khế chua thuộc loại thân gỗ có chiều cao trung bình tới 4m. Lá khế chua có dạng lông chim mọc kép, chồi non có màu hồng phủ lông tơ khi già sẽ chuyển sang màu xanh, cây khế chua phát triển nhiều chồi nhất vào tháng 4 hàng năm. Khế chua có quả to bé tùy giống tuy nhiên đều có dạng hình sao. Khi chín quả sẽ chuyển sang màu vàng và độ chua giảm dần đến chua ngọt khá ngon miệng.



Tiêu chuẩn chọn giống khế chua
Giống khế chua được nhân giống bằng phương pháp ghép cành, với phương pháp này cây giống chỉ mất 3 – 4 đã cho hoa và 3 tháng sau có thể cho trái đầu tiên, khi chọn giống bà con chọn những cây giống khỏe mạnh, không sâu bệnh, cành ghép không bị gãy, chiều cao cây ghép tối thiểu từ 40 – 50cm.
Lợi ích từ cây khế
Công dụng trang trí: Làm cây cảnh, cây bonsai.
Công dụng làm thực phẩm: Quả khế làm món ăn và gia vị cho các món nấu, xào, kho đặc trưng và ngon.
Công dụng chữa bệnh: Một số bài thuốc dân gian
Quả khế: Có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, trừ phong, tiêu viêm, lợi tiểu và long đờm. Trong múi khế chua, hàm lượng axit oxalic là 1%. Ngoài ra có những yếu tố vi lượng như Ca, Fe, Na và nhất là có nhiều vitamin K. Có các vitamin A, C, B1, B2 và P, …
- Trị ho và đau họng: Quả khế tươi khoảng 100 – 150g ép nước uống trong 3 – 5 ngày.
- Chữa tiểu tiện không thông: Theo Nam dược thần hiệu, lấy khế 7 quả, mỗi quả lấy 1/3 quả chỗ gần cuống sắc với 600ml nước để còn 300 ml, uống lúc ấm nóng. Kết hợp 1 quả khế giã nát với 1 củ tỏi đắp lên rốn, dùng liên tục 3 – 5 ngày.
- Trị cảm cúm (sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, đau mình mẩy): Khế 3 quả nướng sau vắt lấy nước cốt hòa cùng 50 ml rượu trắng và uống chia 1 hoặc 2 lần, làm trong 3 ngày, không uống khi quá no hoặc đói.
Hoa khế: Có vị chua chát, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận phế, trừ ho, chỉ khát và bổ thận sinh tinh.
- Chữa ho khan, ho có đờm: Hoa khế (sao với nước gừng) 12g, cam thảo nam 12g, tía tô 10g, kinh giới 10g, gừng tươi 3 lát. Nấu 750 ml nước, còn 300 ml, chia 2 lần uống trước ăn.
Lá khế: Có vị chua chát, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu. Trong y học cổ truyền, lá khế còn được dùng điều trị mụn nhọt, lở loét, mề đay, dị ứng, cảm nắng, ho.
- Chữa cảm nắng: Lá khế bánh tẻ tươi 100g, lá chanh tươi 40g, rửa sạch, giã vắt lấy nước uống. Bã đắp vào thái dương và gan bàn chân. Hoặc lấy một quả khế già chưa chín, nướng qua, sắc nước uống.
- Chữa dị ứng, mẩn ngứa: Lấy lá khế tươi 20g nấu nước uống. 30 – 50g lá tươi nấu nước tắm.
- Phòng bệnh sốt xuất huyết: Sắc lá khế 16g với sắn dây, lá dâu, lá tre, mã đề, sinh địa mỗi thứ 12g lấy nước uống hằng ngày trong thời gian địa phương có dịch bệnh sốt xuất huyết có thể chủ động đề phòng được bệnh.
Thân và rễ: Vỏ thân và vỏ rễ cây khế có vị chua chát, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, trừ ho, điều trị đau khớp, đau đầu mạn tính và viêm dạ dày.
Lưu ý: Không nên ăn nhiều khế, nhất là lúc đói, những người bị bệnh về dạ dày cũng không nên ăn khế chua bởi quả khế chua có nhiều axit.
(B.S Nguyễn Thị Mai Phương – Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện TWQĐ 108)


Trồng cây khế chua
Khi trồng giống khế chua các bạn chọn những loại đất mùn tơi xốp và có độ pH từ 5 – 6. Bạn có thể trồng ngoài vườn hoặc trồng trong chậu làm cảnh đều được. Nhưng dù trồng ở ngoài hay trong chậu bạn cũng cần chú ý bón lót phân cho cây trước khi trồng 20 – 30 ngày, phân bón lót có thể sử dụng các loại phân như sau: phân chuồng ủ hoai mục, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa …
Trồng cây khế chua
Trước khi tiến hành trồng các bạn dùng dao cắt bỏ túi nilong ở dưới bầu và từ từ đặt cây vào chính giữa hố đất, sau đó san lấp đất vào gốc cây, nệm đất cho chặt, dùng cọc cố định cây để tránh mưa bão làm ảnh hưởng đến bộ rễ.
Bón phân cho cây khế chua
Mỗi năm sau đợt thu quả cần bón cho mỗi gốc 15kg phân chuồng. Khi còn nhỏ bón cho mỗi cây 350g phân NPK. Cây bắt đầu cho quả có thể bón tăng thêm liều lượng 600g/cây, chú ý cần tăng cường phân kali.
Với cây khế lớn cho nhiều quả bón 2kg phân NPK hỗn hợp/cây, chia ra 3 lần trong năm, mỗi lần bón cách nhau 3 tháng bón một lần.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây khế
Chưa có loại bệnh nấm, virus nào nguy hiểm đối với khế chua. Các loại sâu đáng chú ý là ruồi đục quả, sâu non thuộc bộ cánh phấn, đục vào quả và có thể ăn cả hoa và quả non, những loại này các bạn dùng Trebon 0,2% phun vào giai đoạn trái còn nhỏ.
Địa chỉ bán cây giống khế chua uy tín ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cây giống khế chua phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 30,000 VNĐ một lần ship.