Được biết rau bép ( danh pháp khoa học hai phần Gnetum gnemon) là một loài thực vật thuộc chi Gnetum và nằm trong họ Dây gắm Gnetaceae có nguồn gốc ở vùng đông nam châu Á và các đảo tây Thái Bình Dương, từ Assam về phía đông và nam qua Malaysia và Indonesia tới Philipin và Fiji.
Rau bép hay Melinjo hay Belinjo trong tiếng Indonesia, Bago trong tiếng Mã Lai, tiếng Tagalog, Peesae trong tiếng Thái, Bét ( tên thứ ), Rau danh, Gắm hay rau nhíp, rau lá bướm, Piếp se ( dân tộc K’Ho) trong tiếng Việt.
Đặc điểm thực vật
Rau bép không phải là cây thân thảo mà là cây thân gỗ đứng kích thước từ nhỏ đến trung bình ( không giống như phần lớn các loài khác cùng chi Gnetum đều là dây leo ), cao từ tới 10 m và có nhiều nhánh. Lá của rau bép thuộc loại thường xanh, mọc đối, dài từ 8 – 20 cm và rộng 3 – 10 cm, lúc mới mọc lá có màu đồng, khi trưởng thành có màu lục sẫm và bóng mặt, có mũi nhọn ở chóp, thon dẹp dần ở gốc, gân lá có 5 – 7 cặp dính nhau.
Cụm “hoa” ( không phải hoa thực thụ ) mọc ở nách lá, có khi trên thân gỗ già, dài từ 3 – 6 cm, với hoa thành vòng ở mấu. Giống như các thực vật hạt trần khác, “hoa” của rau bép thuộc loại khác gốc ( các bào tử đực và cái được sinh ra trên các cây khác nhau) với 5 – 8 chiếc trên mỗi mấu của cụm “hoa”. Sau khi thụ phấn ( thực chất là sự kết hợp của tiểu bào tử phấn hoa và đại bào tử noãn) thì phôi tạo thành cùng với các tế bào khác sẽ phát triển thành hạt ( tức quả giả ). “Quả” ( quả giả ) hạch, hình bầu dục, dài 2 – 5 cm, có mũi ngắn, lấm tấm lông như nhung, lúc non “quả” có màu vàng, rồi chuyển dần sang màu đỏ tới tía khi chín, chỉ có một hạt trong mỗi “quả”. Hạt là trạng thái ngủ của thể giao tử.
Rau bép có tác dụng gì ?
Trước tiên, theo thông tin trên trang Web của Đại học Huế thì thành phần hoá học của hạt như sau:
- Trong 100 g ( gồm 70 – 80 hạt ) chứa 30 g nước, 11 g protein, 1,7 g lipit, 50 g cacbonhyđrat và 1,7 g tro.
- Trong lá giàu protein, chất khoáng, vitamin A và vitamin C. Và cứ 100 g lá non của Gnetum gnemon tenerum có 75,1g nước; 6,6g protein; 1,2 g lipit; 9,1 g cacbonhyđrat; 6,8 g chất xơ; 1,3 g tro; 224 mg phốtpho, 151 mg canxi, 2,5 mg sắt và 10.899 IU vitamin A.
Qua nghiên cứu Luận án Thạc sĩ của Nguyễn Thành Đạt ( Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Kỹ thuật Nông nghiệp ) với đề tài “Đánh giá tiềm năng làm rau ăn của Cây Lá Rau Nhíp tại Lâm Đồng” với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nông Văn Tiếp ( Đại học Đà Lạt ) cho biết các thông tin như:
- Kết quả phân tích tại các cơ quan chuyên môn ở TP.Hồ Chí Minh cho thấy trong Lá Rau bép rừng có tới 16 loại Amino acid ( trong số có 2 Amino acid quan trọng không thể thiếu đối với con người ) tham gia xây dựng Protein nhằm đảm bảo các chức năng xúc tác, miễn dịch, vận chuyển… cho các hoạt động sống hàng ngày của cơ thể.
- Qua phân tích tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, thành phần cũng như hàm lượng các chất khoáng trong Lá Rau Nhíp khá cao, trong đó các nguyên tố vi lượng như K, Fe, Cu, Zn, Mo, Mg và Mn cao hơn nhiều so với xà lách, bông cải trắng…
- Hàm lượng đường trong Lá Rau Nhíp cũng đạt 0,93%, do vậy khi nấu canh sẽ có vị ngọt; đồng thời với hàm lượng đường khử 0,88% giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ nguồn năng lượng này một cách nhanh chóng.
- Nhân Hạt, Lá Rau Nhíp chứa khoảng 10,9% Protein, trong đó có 7 axít amin thiết yếu quan trọng như Glutamic, Aspartic… với hàm lượng cao từ 206 – 208 mg/100 g. Có 1,6% Lipid và 50,4% tinh bột.
- Các chất này ngoài cung cấp nguồn dinh dưỡng còn có khả năng giúp gan thải trừ một số độc chất cho cơ thể.
Tham khảo thêm sản phẩm Rau dớn tại shop
Rau bép trong ẩm thực
Từ lâu, bà con người dân tộc thiểu số Tây Nguyên coi lá bép là cây rau, cây thuốc. Với người Kinh, đây là một loại rau siêu sạch vì cây mọc tự nhiên ở trong rừng, cho đọt và lá quanh năm mà không cần sự can thiệp của bất cứ loại thuốc bảo vệ thực vật nào.
Lá bép tròn dài, màu xanh nhạt, lúc còn non màu đỏ hồng, vị ngọt, khi nấu chín sẽ có mùi vị đặc trưng. Từ loại lá này, người ta có thể chế biến nên muôn vàn những món ăn hấp dẫn, dù là nấu canh, xào với lòng gà hoặc tôm tép đều ngon cả thảy.
Cách gây trồng lá bép từ hom
Giâm hom lá bép vào bầu đất có độ tới xốp tốt ( 70% đất dưới tán rừng + 30% phân hữu cơ hoai mục). Cần che bóng 75% luống ươm ở giai đoạn đầu, sau đó giảm dần theo độ tuổi.
– Điều kiện trồng: có thể trồng dưới tán rừng ẩm, trồng phân tán hay trong các mô hình nông lâm kết hợp nơi đất nhiều mùn và đủ ẩm.
– Tiêu chuẩn cây con: cây con có chiều cao 30 – 40cm, hình dáng đẹp, lá bóng, không sâu bệnh
– Mật độ trồng: 2m x 2m, hố trồng 40 x 40 x 40cm. Mỗi hố bón 3 – 5 kg phân chuồng hoai mục và 50g phân lân. Chú ý tạo độ che bóng cho cây giống rau bép trong giai đoạn mới trồng.
– Chăm sóc: Giai đoạn còn nhỏ cây lá bép còn chậm phát triển và chịu bóng, do vậy cần duy trì độ che bóng thích hợp, sau 2 -3 năm có thể giảm dần,định kỳ làm cỏ, bón phân, chú ý bảo vệ cây khỏi sự phá hại của gia súc.
Vậy mua rau bép giống ở đâu ? Địa chỉ bán giống rau bép uy tín chất lượng ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cây giống rau rừng phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 40k một lần ship.
Xem thêm sản phẩm Đậu đũa đỏ tại vườn ươm