Ảnh tham khảo
Ảnh chụp rau bầu đất. Nguồn: Wikipedia.
Một cây mẫu trồng trong nhà kính thuộc Đại học Helsinki tại Kaisaniemi. Nguồn: Wikipedia.
@Hakcipta Mohamed Yosri Mohamed Yong. Nguồn: Wikipedia.
Bộ sưu tập
Cây kim thất tai ( bầu đất ) chuẩn giống tại nhà vườn Hải Đăng.
Lần cập nhật ( chỉnh sửa và cải tiến ) nội dung gần nhất: 21/7/2021.
A. Phân loại và gọi tên
Tên thường gọi | Kim thất tai |
Tên gọi khác trong Tiếng Việt | Bầu đất, tam thất giả, rau tàu bay, thiên hắc địa hồng |
Tên Tiếng Anh | Đang tìm hiểu |
Tên gọi khác tại một số quốc gia, lãnh thổ, khu vực, dân tộc, bộ lạc, … | Bahasa Indonesia ( tiếng Indonesia ): Daun Dewa; Basa Jawa ( tiếng Java ): Godhong déwa; 中文 ( Trung văn ): 白子菜; |
Danh pháp khoa học ( hiện tại ) | Gynura divaricata (L.) DC. |
Danh pháp đồng nghĩa | Cacalia hieracioides Willd. |
Cacalia ovalis Ker Gawl. | |
Gynura glabrata Hook.f. | |
Bộ thực vật | Cúc ( Asterales ) |
Họ thực vật | Cúc ( Asteraceae ) |
Chi thực vật | Gynura |
Nguồn gốc | Đang tìm hiểu |
B. Mô tả cây
Bầu đất là một loại cỏ có nhiều cành, thân rất nhẵn, trong như mọng nước. Lá hình trứng tròn hay tù ở đáy lá, nhọn ở đầu, hơi có răng nhỏ ở mép, dài 3 – 8 cm; rộng 0,5 – 1,5 cm; rất nhẵn, mọng nước, cuống ngắn. Phiến lá trên mặt màu xanh thẫm trông như đen, mặt dưới màu đỏ tím, do đó có tên: Thiên hắc, nghĩa là trời ( ý nói mặt trên ) có màu đen, địa hồng nghĩa là mặt dưới màu hồng. Cụm hoa hình đầu màu vàng cam, mọc thành ngù kép, lá bắc ngoài hình sợi, dài 6 mm, lá bắc trong 8 – 12 chiếc, dài 15 mm, hơi khô xác ở mép. Quả bế hình trụ, nhẵn, có 10 sống.
Lưu ý: Cây kim thất tai có mấy loại ? kim thất tai có hai loại là một loại thân xanh ( rất dễ bị nhầm lẫn với cây mật gấu ) và một loại với thân tím.
C. Phân biệt cây kim thất tai với cây mật gấu
Cây mật gấu với cây rau lủi là hai cây thuốc hoàn toàn khác nhau. Song cũng phải công nhận rằng, cây kim thất tai là một cây thuốc tốt cho sức khỏe nhất là tác dụng mát gan giải độc. Nhưng cần gọi tên cây cho chính xác, tránh trường hợp đánh đồng khiến người bệnh không biết có thể mua nhầm dẫn tới việc điều điều trị bệnh không có hiệu quả và vô cùng mất thời gian.
Kim thất tai là cây thân mềm, sống hàng năm. Bộ phận dùng làm thuốc của cây này là lá ( khác hoàn toàn với cây mật gấu là sử dụng thân). Rau lúi lá có vị đắng, có thể dùng ăn sống, chế biến thành các món ăn dân dã hoặc đun nước uống.
Theo cuốn Từ điển “NHỮNG CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC VIỆT NAM” của GS. Đỗ Tất Lợi có mô tả:
- Cây mật gấu hay hoàng liên ô rô thuộc họ Hoàng liên Ranunculaceae.
- Chiều cao cây có thể lên tới 4 đến 6 m. Lá kép lông chim, mọc so le, dài từ 20 – 40 cm, mang 11 – 25 lá chét cứng không có cuống và hình trái xoan hẹp, dài 6 – 10 cm, rộng 2 – 4,5 cm. Gốc tròn, đầu lá nhọn như gai, mép có răng nhọn. Hoa mọc thành cụm ở ngọn thân, màu vàng nhạt. Quả thịt, hình trái xoan, đường kính khoảng 1 cm, đầu quả có núm nhọn, khi chín có màu xanh nâu, chứa 3 – 5 hạt, mùa hoa từ tháng 2 – 4 và mùa quả là từ tháng 5 – 6.
- Cây thường mọc ở các tỉnh miền núi phi Bắc nước ta.
- Bộ phận dùng làm thuốc của cây mật gấu là thân. Người dân chặt thân cây về phơi khô làm thuốc ( người ta không dùng lá cây mật gấu để làm thuốc). Khi phơi khô thân cây có màu vàng óng, một đặc điểm dễ nhận biết để phân biệt với những cây thuốc khác.
D. Cây kim thất tai chữa bệnh gì ?
Chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân.
Nhiều nơi nấu canh ăn như rau.
Thân và lá thường dùng phối hợp với nhiều vị thuốc để chữa sốt trong các bệnh sởi, scaclatin, kinh nguyệt không đều, thiếu máu, lỵ và những bệnh về thận
Xem thêm: Hạt hạnh nhân
E. Cách trồng kim thất tai
1. Cần chuẩn bị
Chọn những cây sinh trưởng tốt, không mang mầm bệnh, thân to tròn, đã mọc lá mầm để tiến hành trồng. Nơi trồng có thể là chậu kiểng, thùng gỗ, hộp xốp hay khoảng đất ở sân vườn.
Đất trồng: Kim thất tai thích hợp với các loại đất có độ tơi xốp, khả năng thoát nước tốt.
Ánh sáng: Với đặc tính ưa sáng, bạn nên đưa Kim thất tai ra ở nơi nắng tốt. Như vậy cây mới tốt và nhanh được thu hoạch được.
Phân bón: phân hữu cơ sinh học, phân lân và phân NPK theo liều lượng.
2. Gieo trồng
Đầu tiên là tiến hành bón lót trên phần đất đã tơi xốp. Sử dụng phân hữu cơ sinh học và phân lân theo liều lượng được hướng dẫn sẵn cho từng diện tích trồng.
Đào hố cách nhau 25 x 25, đặt từng cây một xuống hố sau đó lấp lấp đất cho kín rễ, tưới ẩm hàng ngày.
F. Cây kim thất tai bán ở đâu uy tín ?
Hiện nay nhà vườn Hải Đăng được coi là địa chỉ bán cây kim thất tai trị tiểu đường với giá tốt nhất
Để được tư vấn kỹ thuật trồng cây kim thất tai, cách dùng lá kim thất tai chữa bệnh quý khách vui lòng liên hệ:
Số điện thoại: 0966.446.329 hoặc 035.964.2916;
Địa chỉ mua hàng: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội;
Tam thất bắc tại shop hiện đang còn zin – click xem ngay