Hoa Sam hay rau Sam, hoa Sam Nhật, Mười giờ cánh to, Mã xỉ hiện, pourpier. ( danh pháp khoa học hai phần Portulaca oleracca ) là loài thực vật có hoa thuộc họ Portulacaceae ( Rau sam ). Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Đông. Dưới đây là hình ảnh cây hoa sam cho bạn đọc tham khảo.
Mô tả cây hoa sam
Cây hoa sam là thực vật thân thảo, có thân màu hơi hồng hoặc đỏ bò sát mặt đất, trơn nhẵn dài 10 – 30cm với các lá mọc đối thành cụm tại các đốt hay đầu ngọn.
Lá có hình bầu dục màu xanh, chứa mọng nước. Lá của cây sẽ rụng hết và đẻ nhánh mới khi cây kết thúc đợt hoa. Lá hình bầu dục dài, phía đáy lá hơi thót lại, không cuống, phiến lá dày, mặt bóng, dày 2cm, rộng 8 – 14mm. Những lá phía trên họp thành một thứ tổng bao quanh các hoa, hoa mọc ở đầu cành, màu vàng, không có cuống. Cây hoa sam có hoa đa dạng các màu như vàng nghệ, vàng nhạt, hồng cánh sen, hồng phấn, đỏ son, cam nhạt…Các hoa màu vàng có 5 phần như thông thường và đường kính tới 0,6 cm. Các hoa bắt đầu xuất hiện vào cuối mùa xuân và kéo dài cho tới giữa mùa thu. Hoa chỉ phát triển tại phần đỉnh của ngọn.
Quả nang hình cầu, mở bằng 1 nắp. Trong có chứa nhiều hạt màu đen bóng. Cây hoa sam có rễ cái với các rễ thứ cấp dạng sợi và nó có thể chịu đựng được các loại đất sét rắn, nghèo dinh dưỡng cũng như chịu hạn tốt.
Thông tin thêm
1. Ý nghĩa cây hoa sam
Hoa Sam mang trong mình một câu truyện lãng mạn về tình yêu vì thế người ta hay nói Hoa Sam tượng trưng cho sự mong manh và ngoài ra còn mang hình tượng của một tình yêu trong sáng tình yêu chung thủy.
2. Phân bố, thu hái và chế biến
Rau sam mọc hoang ở khấp những nơi ẩm ướt của Việt Nam. Còn thấy mọc ở nhiều nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Chàu Âu. Tại nhiều nước châu Âu, nhất là ở Pháp, người ta trồng làm rau ăn, vị chua dễ chịu gọi là pourpier.
Hiện ở Việt Nam chưa ai đặt vấn đề trồng. Thu hái hoàn toàn dựa vào cây mọc hoang. Vào các tháng 5 đến 7 (mùa hè và thu), ngưèrì ta hái cả cây, có khi cắt bỏ rễ rồi rứa sạch, dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô, ở Việt Nam thường dùng tươi. Một số nơi dùng khô. Tại Trung Quốc, rau sam tươi hái về, lập tức nhúng nhanh vào nước sôi (có thể đổ), rồi lấy ra ngay, rửa nước cho sạch nhớt, rồi mới phơi hay sấy khô. Khi dùng hoàn toàn không phải chế biến gì khác.
3. Tác dụng hóa học
Theo Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của PGS. TS Đỗ Tất Lợi
Hoạt chắt của rau sam hiện nay chưa rõ. Chỉ mới biết trong rau sam có 6,49% hydrat cacbon, 0,5% chất béo, 1,8% chất protit, 2,23% tro. Một tài liệu khác ( Trung Quốc khoa học xã hội Trung dược tân biên trích dẫn ) thì có vitamin c, men ureaza, 0,4% chất béo, 1,6% tro.
Cũng trích dẫn trong Trung dược tân biên của Khâu Thần Ba thì theo một tác giả khác, trong 100 gam rau sam có 4.900 đơn vị quốc tế vita- min A, 20 đơn vị quốc tế vitamin B và 280 đơn vị quốc tế vitamin c.
Ngoài ra, theo một tác giả khác, trong rau sam có glucozit, saponin, chất nhựa, thành phần chủ yếu là glucozit.
Theo B. E. Read, ( 1940, Chín. J. Physiolo. 15 (1): 9 – 17 ) thì mỗi l00g rau sam tươi có 100 gama vitamin B1, mỗi l00g khô có 40 gama vitamin B1.
Theo Viện vệ sinh Hà Nội (1972) rau sam Việt Nam có 1,4% protit, 3% gluxit; 1,3% tro, 85mg% canxi; 5,6mg%p; 1,5mg% sắt, 26mg% vitamin C; 0,32mg% caroten; 0,03mg% vitamin B1; 0,11mg% vitamin B2 và 0,7mg% vitamin PP.
Nghiên cứu rau sam ở Đài Loan, người ta thấy có axit hữu cơ, kali nitrat, kali suníat và muối kali khác, cây tươi chứa chừng 1% muối kali, cây khô chứa 10% muối kali ( theo Dược học tạp chí cùa Nhật Bản, 1944, quyển 64. (3): 177 – 178 ). Trong tài liệu này còn nói nhân dân Đài Loan dùng rau sam chữa bệnh cước khí thùy thủng, tiểu tiện khó khăn, giải độc; tác giả kết luận là vì trong rau sam có muối kali oxalat, axit làm thông tiểu cho nên có tác dụng giải độc.
Năm 1961 ( Nature, 191, 1108 ) P. C. Feng và cộng sự tìm thấy trong rau sam tươi có 0,25 % noradrenalin C8H11O3N; dopamin – 4 – (2- aminoetyl) pyrocatechol C8H11O2N và một lượng dopa 3 – ( 3,4-dihydroxyphenyl ) – I-alanin C9H11O4N.
4. Tác dụng dược lý
Cũng theo Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của PGS. TS Đỗ Tất Lợi
Tác dụng trên mạch máu
Theo Hồ Thành Nho ( Chiến thời y chính 3, 12-Trung văn, Khâu Thần Ba trích ) rau sam có tác dụng làm co nhỏ mạch máu. Nguồn gốc tác dụng này do thần kinh trung ương và ngoại vi.
Tác dụng trên vi trùng
a. Theo báo cáo của Sở y học dự phòng Trung Quốc (Luận văn thứ 8 tháng 5-1943) nước sắc rau sam 25% có tác dụng ức chế sự phát dục của vi trùng lỵ Shiga-Kruse, vi trùng lỵ hình Y. Đối với trùng lỵ hình Y, tác dụng rất nhậy, từ nồng độ 10% trở lên đã có tác dụng.
- Đối với vi trùng thương hàn, nước sắc rau sam 25% cũng tỏ ra có tác dụng ức chế sự phát dục và tiêu diệt, nhưng thời gian so với vi trùng lỵ có kéo dài hơn.
- Thí nghiệm trên chó mắc bệnh, cho uống nước rau sam chưa thấy kết quả. Việc thí nghiêm tác dụng của rau sam trên cơ thể con vật bị lỵ còn gập nhiều khó khăn.
b. Năm 1953, theo Thực vật học báo, [2(2): 312-325] nghiên cứu tác dụng kháng sinh của 102 vị thuốc đông y, Vương Nhạc và cộng tác đã nhận thấy dịch chiết rau sam bằng cồn etylic có tác dụng rõ rệt trên trực khuẩn coli, trực trùng lỵ và trực trùng thương hàn.
c. Năm 1960, một tác giả khác trong báo Vỉ’ sinh vật học báo ( Kỳ I quyển 8: 48-51 ) đã báo cáo cấy vi trùng lỵ trong nước canh có rau sam qua nhiều thế hộ thì thấy xuất hiện tác dụng chống thuốc.
d. Đối với vi trùng bệnh ngoài da, năm 1957 ( Trung Hoa bì phu học tạp chí, số 4 ) một số tác giả thấy nước rau sam 1:6 có tác dụng ức chế khác nhau với những vi trùng gây bệnh khác nhau.
Trên lâm sàng
Rau sam được thí nghiệm chữa có kết quả đối với lỵ trực trùng cấp tính ( Viện nghiên cứu đông y 1960 chữa 54 trường hợp, khỏi 53 ); Triết giang trung y tạp chí, 1959, số tháng 8, Thượng Hải trung y tạp chí 1968, tháng 9: 16-17, ( Phúc Kiến trung y dược 1959, tháng 6 chữa 403 trường hợp ).
Ngoài ra còn có tác dụng chữa ho lâu ngày, ho lao ( Thượng Hải trung y dược lạp chí 1959, 3; 40, Thượng Hái trung y dược tạp chí 1960, 3: 130 – 132 ).
Dùng ngoài và uống chữa mụn nhọt, sưng đau, trĩ ( Trung Hoa ngoại khoa tạp chí 1959, 7; 130 – 132 ).
Công dụng cây hoa sam
1. Công dụng trang trí
Cây hoa sam là loài cây dễ trồng, dễ chăm sóc và đa dạng về màu sắc nên cây rất được ưa chuộng trang trí trong các bồn hoa, thảm cỏ ở công viên, trường học, hoặc trồng viền trang trí cho các tiểu cảnh sân vườn. Đặc biệt đây cũng là một trong những loài cây ưa thích được ứng dụng trồng chậu treo tô điểm cho ban công, hiên nhà, vườn cảnh.
2. Công dụng chữa bệnh
PGS. TS Đỗ Tất Lợi cho biết:
Rau sam dược dùng trong nhân dân nhiều vùng ở Việt Nam và nhiều nước khác làm rau ăn: Nhân dân châu Âu ăn rau này thay xà lách, ân sống hoặc nấu chín.
Nhân dân Việt Nam và Trung Quốc dùng rau sam làm thuốc chữa lỵ trực trùng, giã nát đắp mụn nhọt, làm thuốc lợi tiểu tiện, tẩy giun kim.
Tính chất của rau sam theo các tài liệu cổ: Vị chua, tính hàn (lạnh), không có độc, vào ba kinh: tâm, can và tỳ. Trị huyết lỵ (lỵ ra máu), tiểu tiện đục, khó khăn (lâm bệnh), trừ giun sán, dùng ngoài trị ác thương, đơn độc. Phàm những người tỳ vị hư hàn, ỉa lỏng chớ nên dùng.
Liều dùng cùa rau sam từ 6 – 12g khô dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng. Dùng riêng hay phối hợp với thuốc khác.
Đơn thuốc có rau sam
– Chữa lỵ cho trẻ em: Rau sam tươi 250g (hay 50g rau sam khô), nước 600ml, sắc còn 100ml ( 1ml tương đương với 2,5g rau sam tươi hoặc 0,50g rau sam khô ). Đơn thuốc này chỉ dùng trong ngày. Nếu muốn sắc 1 lần dùng nhiều ngày thì phải thêm vào 0,5 natri benzoat hay 0,3 nipagin để bảo quản. Có thể sấc như trên rổì đóng ống, mỗi ống 5ml (không cần thêm thuốc bảo quản), chỉ cần hàn ngay và hấp tiệt trùng ngay.
– Trẻ em dưới nửa tuổi: Ngày uống 4 lần, mỗi lần 5ml, nửa tuổi đến 1 tuổi mỗi ngày uống 4 lần, 10ml, 2 tuổi trở lẽn mỗi tuổi thêm 5ml. Ví dụ trẻ em từ 1-3 tuổi, ngày uống 4 lần, mỗi lần 15ml: Trẻ 3 – 5 tuổi, ngày uống 4 lẳn, mỗi lần 20ml, 5 – 7 tuổi ngày uống 4 lần, mỗi lần 25 ml (kinh nghiệm Trung Quốc, 1960).
– Bài thuốc phổi hợp rau sam và cỏ sữa ( Viện nghiên cứu đòng y 1960 ): Rau sam tươi 100g, cỏ sữa tươi 100g. Nếu đi ngoài ra máu thêm 20g cỏ nhọ nồi và 20g rau má. Cho 3 bát nước ( 600ml ), sắc còn 1 bát ( 200ml ). Người lớn uống cả liều, ngày uống 2 liều nói trên.
– Trẻ em tùy theo tuổi: 2 tuổi uống 5 – 10 thìa cà phê, 3 tuổi ngày uống 3 thìa to, 5 tuổi ngày uống 3 thìa to, 10 tuổi ngày uống 5 thìa to, 15 tuổi ngày uống 150ml (kinh nghiệm của Viện nghiên cứu đồng y, 1960). Thường thời gian điều trị là 5 – 7 ngày.
– Thuốc trừ giun kim: Rau sam tươi 50g, rửa sạch, thêm ít muối giã nát, vắt lấy nước, thêm ít đường vào cho dể uống. Uống liên tiếp 3-5 ngày.
– Xích bạch đới: Giã nát rau sam vắt lấy nước, hòa với lòng trắng trứng gà, hấp chín, ăn trong vài ngày. Mỗi ngày dùng 100g rau sam tươi.
– Trẻ em chốc đầu: Giã nát rau sam tươi, thêm nước, sắc đặc bôi lên hay đốt ra than, hòa với mỡ lợn, bôi vào. Mụn nhọt: rau sam tươi, giã nhỏ đắp lên mụn nhọt, ngòi mụn dê ra.
– Đái ra máu: Rau sam nấu canh ăn hằng ngày, liên tục 3 – 7 hôm.
3. Ẩm thực
Tuy được gọi là rau nhưng thường thì người ta chỉ coi nó như là cỏ dại, chỉ dùng nó như là một loại rau ăn lá rất hạn chế. Nó có vị hơi chua và mặn. Nó có thể dùng tươi trong xà lách hay luộc, nấu tương tự như rau bi na. Do các chất nhầy mà nó chứa nên nó cũng được coi là thích hợp cho một số món súp hay thịt hầm. Thổ dân Australia dùng hạt của nó làm một loại bánh mì.
Rau sam chứa nhiều các axít béo omega-3 hơn các loại rau ăn lá khác. Nó là một trong số rất ít các loài cây có chứa EPA omega-3 chuỗi dài. Nó cũng chứa nhiều loại vitamin ( chủ yếu là vitamin C và một số vitamin B cùng các carotenoit ), cũng như các chất khoáng dinh dưỡng như magiê, canxi, kali và sắt. Trong rau sam còn có hai loại betalain ancaloit, là các betacyanin màu đỏ (trong thân cây màu hồng/đỏ) và các betaxanthin màu vàng ( trong các hoa và những phần màu vàng của lá ). Cả hai loại ancaloit này đều là các chất chống ôxi hóa tiềm năng và người ta cũng phát hiện ra các tính chất chống đột biến gen trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Cách trồng cây rau sam
Rau sam có thể trồng từ hạt hoặc trồng từ thân hay rễ.
Cách trồng từ hạt
Hạt giống sau khi thu hái được xử lý bằng nước ấm ( 2 sôi + 3 lạnh) ngâm trong nước khoảng 6 – 8 giờ, vớt ra để ráo, dùng que nhọn chọc lỗ sâu 1cm rồi cho hạt vào ( 2 – 3 hạt / lỗ), lấp kín đất, dùng lưới che nắng cho luống gieo.
Cách trồng từ hom
Hom được lấy từ thân hoặc củ cây mẹ, lấy từ đoạn gốc đến hết phần bánh tẻ của thân, hạn chế lấy phần ngọn quá non, hay dễ bị thối gốc khi giâm.
Dùng dao hay kéo sắc để tiến hành cắt hom. Hom được cắt từ thân có chiều dài 10 – 20 cm và ít nhất trên mỗi hom có từ 3 – 4 mắt lá, tỉa bớt lá trên hom chừa khoảng 1/3 lá, đem giâm vào luống. Thường xuyên tưới ẩm. Sau khi giâm từ 10 – 15 ngày hom bắt đầu có rễ thì đem trồng.
Kỹ thuật trồng
Rau sam có thể trồng trên các luống đất với kích thước rộng 1,2m x cao 10 – 20 cm; kích thước giữa các cây là 15 – 20cm. Cũng có thể trồng trong chậu hay thùng xốp.
Đất trồng pha trộn theo tỉ lệ : 80% đất thịt + 10% tro trấu hoặc rơm mục+ 10% phân chuồng hoai.
Chăm sóc
Thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho đất, đặc biệt vào mùa nắng hạn. Kết hợp nhổ cỏ dại và phòng trừ sâu xám ăn lá và chồi non.
Thu hoạch
Cây rau sam khi phát triển có chiều dài từ 20 – 30cm thì có thể cắt lấy rau. Dùng dao sắc cắt phần thân chồi lá non. Sau thu hoạch bón thúc bằng phân chuồng hoai mục hay phân trùn quế để cung cấp chất dinh dưỡng cho đất và kích thích rau sớm đôt non mới. Nên thay thế và trồng mới hàng năm.
Địa chỉ mua ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cây giống rau sam phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 40k một lần ship.
Tài liệu tham khảo
- Wikipedia Tiếng Việt
- Cây Hoa sam – saigonhoa.com
- Cây Hoa Sam – hongcaycanh.com
- Rau sam – Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của PGS.TS Đỗ Tất Lợi.
- Hướng dẫn cách trồng rau sam tại nhà – pgrvietnam.org.vn