Hạt giống keo lai chuẩn hàng sẵn sàng trao tay khách.
♠ Quy cách 1kg
♠ Giá thỏa thuận
♠ Phân loại: cây công nghiệp, cây công trình
♠ Tên khoa học: Acacia mangium x Acacia auriculiformis. Trong đó Acacia mangium là keo lai tượng còn Acacia auriculiformis là keo lá tràm
♠ Họ thực vật: Đậu ( Leguminosae )
♠ Họ phụ: Trinh nữ ( Mimosoidae )
Đặc điểm hình thái
Đây là cây gỗ nhỡ, cao tới tận 25 – 30m, đường kính thân vào khoảng 30-40cm, cao và to hơn Keo tai tượng và Keo lá tràm. Các đặc tính khác có thể có dạng trung gian giữa 2 loài bố mẹ. Thân thẳng, phân cành nhánh nhỏ, tỉa cành khá, tán dày và rậm.
Từ khi hạt nẩy mầm tới hơn 1 tháng thì hình thái lá cũng biến đổi theo 3 giai đoạn là lá mầm, lá thật và lá giả. Lá giả mọc cách tồn tại mãi mãi. Chiều rộng lá hẹp hơn chiều rộng của lá keo tai tượng nhưng lại lớn hơn chiều rộng lá keo lá tràm.
Hoa tự vô hạn kiểu bông. Cụ thể có 5-6 hoa/1 hoa tự vàng nhạt mọc từng đôi ở nách lá. Quả đậu dẹt, khi non thì thẳng khi già thì cuộn hình xoắn ốc. Mùa hoa chủ yếu vào tháng 3 – 4, quả chín tháng 7 – 8. Vỏ quả cứng, khi chín màu xám và bắt đầu nứt. Mỗi quả có 5 – 7 hạt màu nâu đen, bóng. Một kg hạt có 45.000 – 50.000 hạt, thu hoạch được từ 3 – 4kg quả.
Đặc tính sinh thái
Keo lai trong tự nhiên được phát hiện lần đầu vào năm 1972 trong số các cây keo tai tượng trồng ven đường ở Sabah – Malaixia. Ở Thái Lan lần đầu người ta tìm thấy là keo lai được trồng thành đám ở Muak-Lek, Salaburi.
Ở nước ta giống keo lai ở Ba Vì có nguồn gốc từ cây mẹ là Keo tai tượng được xuất xứ Pain-tree bang Queensland – Australia. Cây bố là Keo lá tràm xuất xứ tại Darwin bang Northern Territory – Ôxtrâylia.
Còn ở Đông Nam Bộ được lai tạo từ cây mẹ keo tai tượng xuất xứ Mossman và cây bố cũng là Keo lá tràm và cũng ở Ôxtrâylia luôn nhưng không hề ghi rõ xuất xứ.
⇒ Về cơ bản các giống keo lai đã phát hiện ở nước ta đều có cây mẹ thuộc cùng vùng sinh thái giống nhau, ví dụ như: Vĩ độ 12o20’-16o20’ Bắc, kinh độ 132o16’-145o,30’ Đông, lượng mưa 800 – 1900mm.
Keo lai có ưu điểm là sức sinh trưởng nhanh hơn rõ rệt so với loài keo bố mẹ. Cụ thể với một số dòng keo lai đã được chọn lọc trồng thâm canh 3 tuổi đã đạt trung bình 8.6 – 9.8m về chiều cao, 9.8 – 11.4cm về đường kính, 19.4 – 27.2 m3/ha/năm về lượng sinh trưởng và 50-77m3/ha về sản lượng gỗ.
Kéo lại có chứa nhiều hạt và khả năng tái sinh tự nhiên bằng hạt rất mạnh. Tuy nhiên để trồng rừng thì phải áp dụng cây hôm thay vì gieo từ hạt.
Kỹ thuật gieo trồng từ hạt giống keo lai
1. Thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống
2. Xử lý hạt giống
Hạt giống trước khi đem gieo cần được ngâm trong thuốc tím ( tức KMnO4 ) nồng độ 0,05% trong khoảng 10 phút. Sau đó vớt ra rửa sạch, để ráo, đổ nước sôi vào ngâm hạt và để nguội dần sau 4 – 6 giờ. Chọn ra những hạt trương ( tức kích thuớc của hạt lúc trương lớn hơn kích thước hạt bình thường từ 2 – 3 lần) vớt ra và tiến hành ủ trong túi vải ( đối với những hạt chưa trương tiếp tục xử lý trong nước sôi lại như lần đầu). Hằng ngày rửa chua bằng nước sạch, túi vải ủ hạt phải luôn luôn được làm ẩm. Sau khoảng 2 – 3 ngày hạt nẩy mầm có thể đem đi gieo hoặc cấy hạt trực tiếp vào bầu.
3. Chuẩn bị bầu đất
Dùng những túi bầu PE 7 x 12 cm có đựng sẵn hỗn hợp ruột bầu, thành phần ruột bầu bao gồm 80% đất tầng AB + 20% phân hữu cơ đã hoai mục ( phân chuồng, phân xanh, phân rác ). Đất làm ruột bầu được đập sàn nhỏ thật mịn rồi trộn đều với phân và tiến hành đóng bầu. Bầu đất đóng xong được xếp đứng, thẳng hàng và theo từng luống có chiều rộng từ 0,8 – 1 m. Chiều dài tùy ý, khoảng cách giữa 2 luống có thể là 0,5m.
4. Gieo hạt và chờ đợi cây con
Trước khi gieo hạt, bầu đất phải được tưới nước thật đủ ẩm trước đó 1 ngày. Chọn những hạt đã nhú mầm, dùng que bằng đầu đũa vót nhọn một đầu tạo sẵn một lỗ giữa bầu sâu 1 – 1,5 cm rồi gieo hạt vào ( mỗi bầu có thể gieo từ 1 – 2 hạt), phủ một lớp đất mịn lên trên hạt, dùng rơm ( có thể là cỏ khô, lá khô) đã qua khử trùng bằng nước vôi trong để che phủ mặt luống, bên trên dựng thành dàn che bằng lưới che nắng 50% – 70%. Hằng ngày tưới nước đều ( tức sáng sớm và chiều tối ).
Sau 6 – 7 ngày, cây mạ bắt đầu mọc đều thì bỏ lớp vật liệu che phủ ( rơm, rạ, cỏ, lá khô ) ra và chăm sóc luống bầu, nếu thấy bầu nào cây chết thì phải được tiến hành cấy dặm ngay. Chú ý đề phòng nấm bệnh và côn trùng phá hoại cây mầm. Khi thấy cây con bén rễ tháo dỡ dần dàn che ra, đến khi cây con được 1 – 1,5 tháng thì dỡ bỏ hoàn toàn và tiến hành đảo bầu.
5. Chăm sóc cây con
Luôn đảm bảo cho cây đủ độ ẩm trong vòng 3 tháng đầu tiên, mỗi ngày nên tưới 4 – 5 lít/m2/1 lần, 15 ngày làm cỏ phá váng 1 lần và tiến hành tưới nước phân chuồng hoai hoặc phân NPK pha loãng 1%.
Nếu thấy cây có hiện tượng bị vàng còi hoặc bạc lá, lập tức dùng sulphát đạm và supe lân để tưới cho cây. Cách làm như sau: pha nồng độ 0,1% – 0,2% tưới 2,5 lít/m2 hai ngày tưới 1 lần. Sau khi tưới nước phân phải tưới rửa sạch lại bằng nước lã.
Phòng trừ bệnh thối cổ rễ ở cây con bằng dung dịch Boocđo 1% họăc thuốc Benlate (1g/1lít) phun đều trên mặt luống. Nếu bệnh xuất hiện trở lại pha nồng độ 6g/10 lít nước phun cho 100 m2. Định kì tuần hai lần, phun liên tục trong 2 – 3 tuần.
Thời gian nuôi cây trong vườn ươm từ 3 – 4 tháng, lúc này cây có chiều cao 35 – 40 cm, đường kính cổ rễ 3,5 – 4 mm thì có thể cho xuất vườn.