Bộ sưu tập
Chanh leo là loại cây đặc biệt từ hoa cho đến trái. Đặc biệt ở chỗ hương vị của quả chanh leo khi chín một khi đã thưởng thức trọn vẹn thì khó có thể quên được quên được. Nhưng ghê ở chỗ giá khá chát. Vậy thay vì ngại mua ngoài chợ tại sao chúng ta không đi học cách tự tạo một giàn chanh leo ngay tại nhà để vừa ngắm vừa ăn cho thỏa thích nhỉ.
Chanh dây (hay còn gọi là chanh leo) là loại cây có quê hương từ vùng nhiệt đới nước Châu Mỹ được mẹ Việt Nam đón nhận vào khoảng 5 năm trở lại đây. Với hương vị chua chua ngọt ngọt đặc trưng cùng mùi hương thơm mát khó cưỡng. Chắc chắn đây là loại thức uống giải nhiệt mùa hè hết xẩy dành cho chị em.
Đặc điểm hình thái của cây chanh leo
Chanh leo ( hay chanh dây) là một loài thực vật bán thân gỗ, sống lâu năm. Thân cây thuộc dạng bò leo và có thể phát triển dài tới 15m, với nhiều tua. Vỏ thân có màu xanh lá cây, có lông tơ hoặc trơn nhẵn. Lá hình chân vịt với thùy mọc so le, kích thước 6 – 15cm. Cuống lá dài 2-5 cm, Ở viền lá có răng cưa nhỏ, tròn đầu. Hoa đơn, mọc từ nách lá, khá đẹp và thơm, có đường kính 7.5-10 cm với cuống dài 2-5cm.
Hoa có 5 cánh màu trắng ánh tím tía, tạo ra một bông hoa màu trắng xen lẫn tím. Mỗi hoa mang 5 nhị đực với 5 chỉ dính với nhau thành ống ở đáy và tách rời ở phần mang bao phấn. Cây thụ phấn nhờ côn trùng, còn nếu để tự nhiên sẽ không có quả. Quả mọng, kích thước như một quả trứng gà (hoặc có khi to hơn). Dạng hình cầu đến hình bầu dục. Khi quả xanh thì có màu xanh lục, còn khi chín màu vàng hoặc tím đậm. Trong ruột quả chanh dây (chanh leo) không có những tép như nhiều người vẫn tưởng mà sẽ là dung dịch nhầy màu vàng xung quanh hạt có hương vị ngọt ngào và rất ngon.
Xem thêm: Rau diếp cá – không chỉ là rau gia vị
Giá trị dinh dưỡng của cây chanh leo
Theo như các nghiên cứu khoa học chỉ ra thì cây chanh leo là loại quả giàu dinh dưỡng bởi hàm lượng các loại Vitamin như A, C cao cùng với hàng loạt khoáng chất khác có lợi cho cơ thể. Ngoài ra chất xơ trong chanh khá dồi dào cùng với chất chống oxy hóa khiến chanh leo trở thành nhóm siêu thực phẩm bổ ích cho con người nhất là trẻ em và người lớn tuổi.
Đặc điểm sinh trưởng
Cây chanh leo là loại cây nhiệt đới nên cần rất nhiều ánh sáng. Lưu ý nơi trồng cần nên khuất gió và có nhiệt độ khoảng từ 16 – 30 độ. Bạn có thể trồng chanh leo ở mọi địa hình và các loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất vẫn là loại đất thoáng và xốp như đất feralit, đất đỏ bazan.
Cách trồng cây chanh leo lấy quả
Có hai phương pháp trồng chanh leo phổ biến là bằng hạt hoặc dâm cành. Tuy nhiên trồng bằng cách dâm cành sẽ nhanh thu hoạch hơn là gieo bằng hạt.
1. Trồng bằng hạt
– Trước khi trồng bạn nên xử lý hạt trước bằng cách ngâm hạt giống vào nước ấm trong khoảng thời gian một ngày để hạt nở trương dễ nảy mầm hơn
– Tiếp theo là chuẩn bị giá thể gieo hạt bằng lớp đất mỏng. Gieo từng ô một và ủ đất mỏng lên trên rồi tưới nước giữ ẩm cho gái thể. Sau đó đem đặt ở nơi có ánh sáng để kích thích hạt nảy mầm.
– Từ khi gieo hạt đến khi nảy mầm chỉ mất hơn một tuần một tí. Sau 4 tuần cây con có thể cao đến 15cm thì sẵn sàng cho việc trồng ra nơi ở mới.
2. Trồng bằng cây giống
– Nếu không có nhiều thời gian bạn có thể ra các shop chuyên cây giống cây ăn quả mua cây giống chanh leo về rồi tiến hành trồng ra vườn hoặc trong chậu. Nên chọn những cây có chiều cao từ 15 cm trở lên.
3. Làm giàn cho cây chanh leo:
Do là cây dây leo nên khi cây đạt chiều cao từ 60 cm trở nên thì bắt buộc bạn phải làm giá đỡ cho cây bám và sinh trưởng tiếp được. Nên tận dụng giàn mướp đã làm trước đó hoặc có thể cho chanh leo bám sát ven theo bờ rào, tường nhà bạn cũng được.
Tham khảo thêm: Công dụng cũng như cách trồng rau kinh giới
4. Chăm sóc cây chanh leo
– Tưới nước: Do là loại cây trồng vùng nhiệt đới nên cây cần độ ẩm khá lớn. Tưới một lượng nước đầy đủ sẽ khiến dây chanh leo càng phát triển mạnh mẽ và vươn tán càng xa và rộng. Cứ theo định kì 2 ngày bạn tưới một lần vào buổi sáng khi trời mát và chiều tối. Mùa khô nhiệt độ có thể lên tới 38 – 40 độ. Nước mùa này sẽ nhanh bốc hơi thì có thể tăng số lần tưới nước lên để đảm bảo cây không bị khô héo do thiếu nước.
– Cắt tỉa, tạo tán cho chanh leo : Một khi cây đã có chỗ bám giàn thì sẽ phát triển rất nhanh. Hết ngọn này rồi đến các ngọn khác sẽ đâm chồi và lan ra tứ phía. nếu để tự nhiên thì trông khá mất thẩm mỹ, đồi hỏi lúc này bạn cần tỉa cành và tạo hình cho cây vừa giúp loại bỏ bớt những cành lá héo úa sâu bệnh giúp cây nhanh ra nụ đậu nhiều trái hơn.
– Sâu bệnh hại của chanh leo : cây chanh leo cũng mắc phải một số loại bệnh phổ biến như sâu ăn lá, đốm nâu vv, ngoài ra bbệnh phấn trắng hay thối quả cũng là những loại bệnh người trồng cần chú ý khi muốn nuôi cây chanh leo khỏe mạnh.
– Thụ phấn cho cây : Điểm đặc biệt ở chanh leo đó chính là trên một cây có cả hoa đực và cái cùng sinh sống. Nhưng thường cây lại tự thụ phấn nhờ ong bướm. Trong một số trường hợp đặc biệt thì mới cần đến bạn thụ phấn bằng tay cho hoa.