Dưới đây là hình ảnh cây sói rừng tại vườn ươm HẢI ĐĂNG
Cây sói rừng chữa bệnh gì? Cách sử dụng cây sói rừng
– Phòng cảm mạo Dùng sói rừng 10-15g; mùa đông thêm tía tô 6g, mùa hè thêm kim ngân hoa 6g, sắc nước uống thay trà trong ngày.
– Chữa các chứng viêm Kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy: Mỗi ngày dùng 30-40g cành lá sói rừng tươi, sắc lấy nước, chia 3 lần uống, liên tục 2-3 ngày hoặc dài ngày hơn; có tác dụng chống viêm rất tốt: các loại tụ cầu khuẩn và trực khuẩn đều có tác dụng ức chế ở mức độ nhất định. Thử nghiệm đối với các bệnh nhân viêm phổi, viêm phế quản, viêm dạ dày ruột cấp tính, lỵ trực trùng… hiệu quả trung bình tới 75-80%. Một số bệnh nhân, chỉ sau 1-2 ngày dùng thuốc, thân nhiệt khôi phục bình thường.
– Chữa đau lưng Dùng cành lá sói rừng 10-15g, sắc với nửa rượu nửa nước, uống trong ngày.
– Chữa đòn ngã tổn thương, gãy xương, viêm khớp xương do phong thấp Dùng cây tươi, giã nát, sao rượu, đắp; hoặc dùng 15-30g rễ sắc với nước hoặc ngâm rượu uống.
– Chữa ngoại thương, xuất huyết Dùng cây tươi, giã nát, đắp; hoặc dùng 15-30g rễ, ngâm rượu uống. – Chữa vết thương, loét không liền miệng Dùng cành lá, lượng thích hợp, nấu nước rửa, ngày 1-2 lần.
– Chữa bỏng Dùng lá sói rừng, phơi khô, tán mịn, trộn thêm 2 phần dầu hạt sở hoặc dầu vừng; Hàng ngày bôi vào chỗ bị bỏng.
Cây sói rừng chữa ung thư
Theo các kết quả nghiên cứu tác dụng kháng các dòng tế bào ung thư người in vitro của cây sói rừng cho thấy sói rừng không có tác dụng gây độc tế bào đối với ba dòng tế bào thử nghiệm là tế bào ung thư phổi, tế bào ung thư gan và tế bào ung thư cơ vân tim người.
Như vậy cốm sói rừng có tác dụng ức chế sự phát triển khối u ở 70% chuột tại liều điều trị 20g/kg thể trọng và 50 % ở liều điều trị 10g/kg thể trọng, có tác dụng gây kìm hãm tăng trưởng khối u và suy giảm thể tích khối u trên 42% chuột ở liều điều trị 20g/kg thể trọng và 50% ở liều điều trị 10g/kg thể trọng. Cốm sói rừng còn có tác dụng làm tăng khối lượng của các cơ quan miễn dịch (tuyến ức, lách) lên 30% (liều 20g/kg thể trọng) và 27% (liều 10g/kg thể trọng) so với đối chứng; cốm sói rừng bước đầu cho thấy hiệu quả làm tăng tỷ lệ lympho CD8+ ở cả 2 liều thí nghiệm. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì các lympho CD8+ là thành viên đầu tiên của hệ miễn dịch tham gia vào quá trình nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư, cốm sói rừng không ảnh hưởng đến tỷ lệ tế bào lympho biểu hiện CD19 và hoạt tính CD8, tăng tiết IL-2, không có ảnh hưởng rõ rệt lên sự biểu hiện của TNF-a.