Cây dâu tằm còn có tên gọi khác là mạy môn, tầm tang hay dâu cang (Mèo). Danh pháp khoa học Morus alba, thuộc họ Dâu tằm Moraceae. Dưới đây là hình ảnh cây dâu tằm cho bạn đọc tham khảo:
Cây dâu tằm là một cây có thể cao tới 15m, nhưng thường do hái lá nên cây chỉ cao vỏn vện 2 – 3m. Lá mọc so le, hình bầu dục, nguyên hoặc chia thành 3 thùy, có lá kèm, đầu lá nhọn hay hơi tù, phía cuống có thể hơi tròn hoặc hơi bằng, mép lá có răng cưa to. Từ cuống lá tỏa ra 3 gân rõ rệt. Hoa đơn tính, khác gốc, hoa đực mọc thành bông, có 4 lá đài và có 4 nhị ( có khi là 3 ), hoa cái cũng mọc thành bông hay thành một khối hình cầu, có 4 lá đài. Quả bế bao bọc trong các lá đài, mọng nước thành quả phức ( quả kép ) màu đỏ, sau đen sẫm. Quả có thể ăn được hoặc dùng để làm thuốc ( tang thầm ).
Cây dâu tằm có tác dụng gì ?
Theo tài liệu cổ có ghi, lá dâu có vị đắng, ngọt, tính hàn, vào hai kinh can và phế. Có tác dụng tán phong, thanh nhiệt lương huyết làm sáng mắt, dùng chữa phong ôn biểu chứng, lao nhiệt sinh ho, đau nhức mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, hoa mắt.
Tang ký sinh ( cây mọc ký sinh trên cây dâu – Ramulus loranthi, thuộc họ Tầm gửi Loranthaceae ): vị đắng tính bình, vào hai kinh can và thận. Có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, an thai, làm cho xuống sữa. Dùng chữa gân xương đau nhức, động thai, đẻ xong không có sữa, lưng mỏi đau
Cành dâu ( tang chi ) vị đắng, tính bình, vào kinh can. Có tác dụng trừ khử phong thấp, lợi quan tiết ( khớp xương ), dùng chữa phong hàn thấp tì, đau nhức, thủy khí, cước khí, chân tay co quắp.
Tang bạch bì ( Vỏ rễ cây dâu ): Vị ngọt, tính hàn, vào kinh phế. Có tác dụng tả phế hành thủy, chỉ thấu bình xuyễn, dùng chữa phế nhiệt sinh ho, ho ra máu, thủy thũng, bụng trướng. Những người phế hư nhưng không hỏa và ho hàn thì không dùng được
Tang thầm ( quả dâu ) vị ngọt chau tính ôn, vào hai kinh can và thận. có tác dụng bổ can, thận, nuôi máu, khứ phong, dùng chữa bệnh tiêu khát, loa lịch, mắt có màng, tai ù, huyết hư, tiện bí. Những người đại tiện tiết tả không dùng được
Tổ bọ ngựa trên thân cây dâu ( tang phiêu tiêu ) có vị ngọt, mặn, tính bình, vào hai kinh can và thận. Có tác dụng ích thận, cố tinh dùng chữa di tinh, đái són, đái nhiều lần, kinh nguyệt bế, những người âm hư nhiều hỏa, bàng quang nóng không dùng được.
Xem thêm sản phẩm Dạ yến thảo chậu treo tại shop
Các bài thuốc có các vị thuốc lấy từ cây dâu
1. Tang bạch bì
– Chữa ho ra máu: Tang bạch bì 600g. Ngâm nước vo gạo 3 đêm. Tước nhỏ. Cho thêm 250g gạo nếp. Sao vàng, tán nhỏ. Trộn đều. Ngày uống hai lần. Mỗi lần 8g chiêu bằng nước cơm
– Ho lâu năm: Vỏ cây dâu – vỏ rễ cây chanh. Hai vị lấy bằng nhau và bằng 10g sắc uống trong ngày
– Trẻ con ho có đờm: Tang bạch bì 4g sắc với nước cho uống
– Rụng tóc: Lấy tang bạch bì giã dập, ngâm nước. Đun sôi nửa giờ. Lọc, sau đó lấy nước đó gội đầu
2. Tang diệp
– Chữa nôn ra máu: Lá dâu cuối màu, sao vàng sắc uống. Ngày uống 12 – 16g
– Mụn nhọt lâu ngày không liền miệng: Lá dâu sao vàng tán nhỏ, rắc vào mụn đã rửa sạch
3. Tang ký sinh
– Động thai đau bụng: tang ký sinh 60g, giao ( hoặc cao ban lông ) nướng thơm 20g, ngải diệp 20g, nước đổ đầu 3 bát ( 600ml ). Sắc còn một bát ( 200ml ). Chia nhiều lần uống trong ngày.
4. Tang thầm
– Chữa tràng nhạc: Tang thầm ( loại quả đã chín đen ) 2 bát đầy. Cho vào vải vắt lấy nước, cô thành cao mềm. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g
– Tóc không mọc – tóc bạc: Quả dâu ngâm nước, lọc lấy nước sát vào đầu
5. Tang phiêu tiêu
– Động thai – bí tiểu tiện: Tang phiêu tiêu sao vàng tán nhỏ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g.
Kỹ thuật trồng cây dâu tằm
Dâu vốn dĩ là cây lâu năm, trồng 1 lần thu hoạch tới tận 10 – 15 năm mới phải cải tạo. Dâu trồng sau 6 tháng là có thể thu hoạch lá. Năm thứ nhất sản lượng bằng một nửa so với năm thứ hai. Do vậy dâu cho năng suất cao từ năm thứ hai trở đi nếu được chăm sóc tốt. Sản lượng lá dâu bình thường đạt 15 – 20 tấn/ha. Nếu đầu tư thâm canh có thể đạt 25 – 30 tấn/ha.
1. Thời vụ trồng dâu
Trồng vụ Đông từ tháng 11, 12 dương lịch. Trồng vụ Hè bắt đầu từ tháng 5 dương lịch.
2. Chọn giống
Giống dâu mới: chọn giống dâu tam bội số 7, số 12. Hay là giống dâu chống hạn 28 và 38. Đối với giống địa phương thì chọn giống dâu Hà Bắc.
3. Chuẩn bị hom giống
Chọn hom dâu đã đạt 8-10 tháng tuổi làm giống, đường kính của hom trung bình đạt từ 1 – 1,2cm. Chặt hom dâu thành từng khúc dài 18-20cm. Vết chặt cách mắt từ 0,5 – 1cm.
4. Chuẩn bị đất
Có thể trồng dâu theo hàng hoặc theo hố.
- Trồng theo hàng: Tiến hành đào rãnh sâu 35 cm rộng 35cm. Bón phân lót đáy rãnh và lấp đất lại cho bằng mặt đất để bắt đầu cắm hom. Nếu trồng nằm thì lấp một phần hai đất rồi đặt hom, lấp 1 lớp đất mỏng lên trên.
- Trồng theo hố: Đào hố kích thước tối thiểu 40 cm x 40 cm x 40 cm. Đáy hố nên bón lót bằng phân hữu cơ, lấp đất đầy miệng hố và tiến hành cắm hom.
5. Bón phân lót
Mỗi hecta dâu áp dụng bón từ 15 – 20 tấn phân hữu cơ, một sào dâu thì bón từ 5 – 7 tạ, bón đáy rãnh hoặc vào đáy hố. Dâu không được bón phân lót sẽ kém phát triển, mau cỗi, ít ra lá, năng suất thấp.
6. Trồng dâu
Có hai cách trồng:
- Trồng nằm: hom chặt dài 30-35 cm. Đặt 5 hàng hom vào rãnh, lấp lên một lớp đất mỏng.
- Trồng cắm: hom chặt dài 18-20 cm, cắm 3 hàng hom. Mật độ trồng cây cách cây 10-12cm. Hàng cách hàng 1-1,2m. Vùng núi nên trồng theo hốc.
Có hạt giống bông mã đề cho khách nào cần ạ
Cách chăm sóc cây dâu tằm
1. Chăm sóc quản lý sau khi trồng
Sau khi trồng nếu gặp mưa to phải tiến hành phá váng, làm cỏ cho dâu. Sau 3 tháng cần bón thúc lần một bằng NPK theo tỷ lệ sau: Mỗi sào 2 kg urê và 10-15 kg NPK hỗn hợp. Sau 6 tháng tiếp tục bón NPK lần thứ hai, tỷ lệ vẫn giống như lần thứ nhất.
2. Chăm sóc dâu khi ổn định
Dâu trồng từ năm thứ hai trở đi, với mỗi sào Bắc bộ bón 10-12 kg urê chia ra làm 5 – 6 lần, mỗi lần lấy ra 2 kg, bón kết hợp với lân, kali theo tỷ lệ N:P:K là 5:3:2.
Bón phân hữu cơ 2 lần 1 năm. Mỗi sào 4 – 5 tạ, bón vào thời kỳ đốn cây và bón thúc khi dâu đang phát triển mạnh vụ hè.
4. Đốn dâu
- Đốn dâu sát vụ đông vào tháng 12 hàng năm, như vậy cây sẽ cho lá nhiều vào mùa hè.
- Đốn dâu vụ hè vào đầu tháng 5. Dâu cho lá nhiều nhất vào mùa xuân, thu, nuôi nằm lưỡng hệ năng suất cao.
- Đốn phớt vụ đông vào tháng 12, tháng 1. Cắt đầu cành, cành tăm, bỏ lá đeo trên cây, làm cỏ sạch gốc, bón phân. Để đầu xuân cho nhiều lá.
5. Phòng trừ sâu bệnh
- Bệnh hại cây dâu: dâu tằm thường bị bệnh bạc thau, đốm lá, cháy lá, gỉ sắt, xoăn lá. Cần hái lá kịp thời và vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ.
- Sâu hại dâu: nguy hiểm nhất là khi cây dâu bị sâu đục thân, bọ gạo, sâu cuốn lá, sâu đo, sâu róm và các loại rầy rệp truyền bệnh virut xoăn lá, hoa lá tấn công. Nếu gặp phải tiến hành phun thuốc trừ sâu dùng thuốc Dipterex hoặc Bi 58 tỷ lệ 1-1,5 phần nghìn. Phun sau 15 ngày mới hái lá cho tằm ăn.
Địa chỉ bán cây dâu tằm uy tín chất lượng ?
Để mua sản phẩm cây dâu tằm chất lượng và giá cả hợp lý nhất hay liên hệ tới công ty TNHH DTSX TMDV HẢI ĐĂNG
Địa chỉ vườn ươm: Đường Cổ Linh Long Biên hn
Hottile: 0966.446.329 – 0165.964.2916
Website: https://caycanhhaidang.com/
Email: vuonhaidang@gmail.com
Hiện nay nhu cầu tậu dâu tằm về trồng lấy quả đang rất lớn, để được hưởng những ưu đãi có hạn từ công ty chúng tôi hãy liên hệ sớm nhất theo số hotline 0966446329
Tham khảo thêm sản phẩm Hồng xiêm xoài tại shop.