Sửa chính tả và điều chỉnh lại nội dung: 21/3/2025;
Cây dạ cẩm hay còn gọi là cây loét mồm, đất lượt, đứt lượt, chạ khẩu cắm, ngón lợn, dây ngón cúi (danh pháp khoa học là Hedyotis capitellata Wall. ex G.Don, tên cũ là Oldenlandia capitellata Kuntze) là một loài thực vật có hoa trong họ Thiến thảo Rubiaceae. Loài này được Wall. ex G.Don mô tả khoa học lần đầu tiên vào năm 1834.
Lưu ý: Tên khoa học Oldenlandia aepitellata được đề cập trên một số website là cái tên bị viết sai chính tả, khi “ca” bị viết thành “ea“. Trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi cũng viết sai nên bạn đọc cần chú ý.



Đặc điểm cây dạ cẩm
Cây dạ cẩm vốn có tên là loét mồm vì nhân dân vùng Lạng Sơn, Cao Bằng dùng nó chữa loét mồm, loét lưỡi, là một loại cây bụi hoặc trườn, thường cuốn vào cây khác, dài tới 1 – 2m. Thân hình trụ, tại những đối phình to ra. Lá đơn, nguyên, mọc đối, hình bầu dục, đầu nhọn, dài 5 – 15cm, rộng 3 – 6cm, cuống ngắn. Cụm hoa hình xim phản đối tụ lại thành hình cầu ở đầu cành hay kẽ lá, gồm nhiều hoa hình ống nhỏ, màu trắng. Quả rất nhỏ, xếp thành hình cầu.
Trên thực tế hiện nay người ta dùng 4 loại cây dạ cẩm, có thể là các dạng của loài mô tả trên: Cây dạ cẩm thân tím và cây dạ cẩm thân xanh (có khi gọi là thân trắng); mỗi loại lại thấy có 2 loại: loại nhiều lông nhìn rõ và loại ít lông trông không rõ. Loại thân tím có đốt cách thưa nhau, loại thân xanh hay trắng có đốt mọc sít nhau hơn.

Thông tin thêm
1. Bộ phận dùng
Phần trên mặt đất – Herba Hedyotidis.
Cây dạ cẩm hiện nay mọc hoang tại nhiều vùng rừng núi tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Hà Tây nhưng chưa nơi nào đặt vấn đề về trồng trọt.
Mùa thu hái hầu như quanh năm: Thường hái lá và ngọn non, có thể dùng toàn cây, trừ bỏ rễ (tác dụng kém hơn).
Hái về rửa sạch phơi hay sấy khô, để nơi khô ráo dùng dẫn hay nấu thành cao.
3. Thành phần hoá học và dược tính (sưu tầm)
Luận án “Nghiên cứu về thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây dạ cẩm (Hedyotis capitellata Wall. ex G.Don)” của Lại Quang Long; Thư viện Quốc gia Việt Nam; LA01.0668.3, 2001:
(1) Thành phần hóa học
Đã định tính các nhóm chất hữu cơ có trong thân,lá và rễ ở 3 thứ của loài Hedyotis capitellata gồm H. capitellata var. mollis, H. capitellata var. glabra và H. capitellata var. pedicellata cho thấy chúng đều có alkaloid, saponin, iridoid, tanin, riêng ở rễ có thêm anthranoid.
– Đã xác định hàm lượng alkaloid toàn phần của các cây H. capitellata var. mollis thu hái ở Hoành Bồ – Quảng Ninh có ở thân, lá là 0,14% và ở rễ là 1,98%, cây H. capitellata var. glabra thu hái ở Tiên yên – Quảng Ninh có ở phần thân, lá là 0,12% và ở rễ là 1,12%, cây H. capitellata var. pedicellata thu hái ở Hải Phòng có ở phần thân lá là 0,08% và ở rễ là 0,98%.
– Đã định lượng anthranoid toàn phần trong rễ của 3 cây nghiên cứu; rễ cây H. capitellata var. mollis có 0,097%; rễ cây H. capitellata var. glabra có 0,076% và rễ câyH. capitellata var. pedicellata có 0,082%.
– Đã xác định hàm lượng saponin toàn phần của H. capitellata var. mollis thu hái ở Hoành Bồ – Quảng Ninh ở thân, lá là 0,658% và ở rễ là 0,511%.
– Lần đầu tiên từ rễ của cây Dạ cẩm H. capitellata var. mollis đã chiết xuất và phân lập được 2 alkaloid là KLD2 và KLD6 và hợp chất KLD1. Căn cứ vào các dữ liệu phổ UV, IR, MS, NMR đã xác định cấu trúc của KLD6 là Hedyocapitin, KLD2 là Capitellin. Phần đường của saponin là Glucose và Galactose. Các đường này gắn vào OH ở C-3 của axit oleanolic.
(2) Tác dụng sinh học
– Đã thử độc tính cấp diễn xác định LD50 tính theo dược liệu khô của thân, lá Dạ cẩm là 160,00 ± 24,12 g/kg thể trọng chuột, của rễ là 344,00 ± 64,00 g/kg thể trọng chuột. Alkaloid toàn phần không thể hiện có độc tính khi dùng đường uống ở liều 1400mg/kg thể trọng chuột.
– Trên mô hình gây đau bằng nhiệt, dung dịch alkaloid toàn phần 1% ở liều 39,2mg alkaloid/kg thể trọng chuột có tác dụng giảm đau là 37,9%; nước sắc thân, lá (2:1) ở liều 7,48g dược liệu/kg thể trọng chuột có tác dụng giảm đau là 56,9%.
– Dung dịch alkaloid toàn phần 1% ở liều 196,1mg alkaloid/kg thể trọng có tác dụng ức chế phù viêm cấp trên chuột cống trắng là 32,35% và nước sắc thân, lá (2:1) ở liều 37,4g dược liệu khô/kg thể trọng là 24,51% so với lô chứng.
– Dung dịch alkaloid toàn phần 1% ở liều 274mg alkaloid/kg thể trọng có tác dụng làm giảm trọng lượng u hạt trong mô hình thử tác dụng chống viêm mạn trên chuột cống trắng là 27,57%,còn nước sắc thân, lá (2:1) ở liều 52,36g dược liệu khô/kg thể trọng làm giảm 20,26% trọng lượng u hạt so với lô chứng.
…



Cây dạ cẩm có tác dụng gì ?
Theo Đông y, cây dạ cẩm có vị ngọt, hơi đắng, tình bình. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu. Được ứng dụng nhiều chữa viêm loét dạ dày, đau dạ dày, hay chữa lở miệng, viêm họng.
Cách dùng như sau:
– Dùng chế thành dạng cao lỏng: Chuẩn bị lá Dạ cẩm khô 7kg, đường kính 2kg, mật ong 1kg. Sau đó nấu lá Dạ cẩm với nước thành 8kg cao, cho vào 2kg đường và đánh tan còn 9kg, cuối cùng thêm 1kg mật ong. Cao thành phẩm có màu nâu đen, vị hơi đắng và có mùi lá cây. Đóng thành những chai 250ml. Ngày uống 2 – 3 lần, trước khi ăn hoặc khi đau, mỗi lần dùng 1 thìa to.
– Dùng chế thành dạng cốm: Nguyên liệu gồm bột lá khô cây Dạ cẩm 7kg, Cam thảo 1kg, đường kính 2kg, hồ nếp viên đủ làm thành cốm. Ngày tiến hành uống 2 lần trước bữa ăn hoặc khi đang đau, mỗi lần 10- 15g, riêng trẻ em dưới 15 tuổi thì từ 5 – 10g. Ngoài việc dùng chữa loét dạ dày, Dạ cẩm còn được dùng chữa loét miệng lưỡi hay chữa các vết thương. Cũng có thể dùng phối hợp với các vị thuốc khác như Cỏ bạc đầu, lá Răng cưa, giã đắp trị đau mắt. Hoặc một số nơi còn phối hợp với vỏ Đỗ trọng nam chữa bong gân.
– Dùng dưới dạng thuốc sắc từ thân và lá phơi khô. Ngày tối thiểu từ 10 – 25 lá, uống trước khi ăn hay dùng vào lúc đau.
Sau đây là một số bài thuốc từ cây dạ cẩm được sưu tập lại:
1. Chữa loét dạ dày, ợ chua:
Sử dụng 20 – 40g Dạ cẩm, dạng thuốc sắc thuốc hãm, bột hay cao. Chia đều thành 2 lần uống lúc bị đau hoặc trước bữa ăn.
2. Chữa lở loét miệng lưỡi:
Dùng dạng cao lỏng trộn với mật ong, bôi hàng ngày.
3. Chữa vết thương, làm chóng lên da non:
Dùng lá Dạ cẩm tươi giã đắp.
Cách trồng cây dạ cẩm
Cây dạ cẩm có thể trồng trên nhiều loại đất như đất thịt, đất cát, đất xám, …nhưng không bị phèn hoặc mặn, phải cao ráo, thoát nước. Tốt nhất là đất có nhiều mùn.
Đất cần cày bừa kỹ, phơi ải, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ. Lên luống rộng 1,0 – 1,2 m, cao 20 – 25 cm, giữ các luống có rãnh rộng 30 – 40 cm. Nếu ruộng trước đó có trồng lúa thì đào rãnh lên luống, rãnh rộng và sâu 40 – 50 cm, đất đào rãnh đắp lên thành luống.
Cây dạ cẩm mua ở đâu uy tín chất lượng ?
Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.
- Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cây dạ cẩm phù hợp.
- Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
- Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
- Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 30k một lần ship.