Lưỡi hổ – cây cảnh phong thủy không thể thiếu cho mỗi gia đình.
Lần cập nhật nội dung gần nhất: 12/12/2020.
A. Phân loại và gọi tên
Xem thôn tin sản phẩm cây lưỡi hổ.
B. Vậy ý nghĩa cây lưỡi hổ là gì ?
Tuy mang “vẻ ngoài” sắc lạnh nhưng “sâu thẳm” bên trong lưỡi hổ lại đầy dưỡng khí, nên trong phong thủy em nó được coi như một vật “trấn giữ” và “trấn áp” tác động tiêu cực của khí xấu xung quanh không gian sống; nhưng lưu ý chút, năng lượng cây rất mạnh nên hãy đặt ở những vị trí ít người qua lại để tránh gây phiền hà. Nếu trồng cây trong nhà, thì các góc Đông Nam, Bắc, và Tây là những chỗ có phong thủy tốt nhất để đặt một chậu hổ vĩ mép lá vàng.
Có người tin rằng những ai trồng lưỡi hổ sẽ được Bát tiên dành tặng cho 8 món quà, được gọi là Bát công đức thuỷ ( tức 8 phẩm hạnh tốt đẹp ). Ở Trung Quốc, người ta đặt cây ở gần cửa ra vào ắt để tỏ lòng thành đón rước Bát công vào nhà ban phước.
Có nhiều người hỏi, cây lưỡi hổ hợp mệnh nào ? Xin thưa là mệnh Kim và Thổ nhé, nếu trồng chậu thì 2 mệnh này nên chú ý như sau:
- Mệnh Kim: dùng chậu thuôn tròn, vuông, chữ nhật; tránh dùng phải những chậu có góc nhọn hoặc uốn lượn kiểu cách.
- Mệnh Thổ: dùng chậu vuông, chữ nhật hoặc chậu có góc nhọn, chậu kim tự tháp; tránh dùng những chậu có hình thuôn dài.
Thông tin thêm: Bên cạnh khả năng làm sạch không khí xuất thần, lưỡi hổ còn là thần dược chữa bệnh trong đông y, mỗi ngày dùng từ 6 – 12 g lá cây nhai với muối rồi nuốt nước dần có thể chữa được bệnh viêm họng, ho, khản tiếng. Bệnh viêm tai mưng mủ cũng có thể chữa được nhờ lá cây, bằng cách hơ lửa cho héo lá rồi nhỏ vào tai.
C. Kỹ thuật trồng cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ vốn có nguồn gốc từ nơi khô cằn ( vùng nhiệt đới Tây Phi từ Nigeria phía đông Cộng hòa Dân chủ Congo, bao gồm cả Nam Phi và Tanzania ) nên có thể chịu được khô hạn trong thời gian rất dài. Cũng bởi vậy mà vấn đề chọn đất trồng cho cây cũng không quan trọng lắm khi chỉ cần đảm bảo độ tơi xốp và thoát nước tốt là đủ.
Trồng cây lưỡi hổ không khó, bạn có thể chọn cách giâm lá. Sở dĩ cách này được ưu tiên vì người trồng có thể tiết kiệm được kha khá chi phí khi mua cây giống. Trước tiên hãy “đánh dấu” một lá non khỏe và có màu đẹp để sắp tới cắt ngang sát gốc. Tiến hành cắt thành từng khúc dài 5 cm và bôi keo liền da cây. Tiếp đó chôn từng khúc lá này khoảng 1/2 vào chậu trồng. Tưới nước ngay và chỉ cần chờ lá ra rễ. Có thể thực hiện giâm lá từ mùa xuân đến cuối mùa hè.
Vậy cây lưỡi hổ chăm sóc ra sao ?. Cũng không quá khó nhằn khi bạn chỉ cần lưu tâm chút nhiệt độ phòng luôn trong trạng thái ôn hòa. Để cây phát triển tự nhiên cần đặt ở nơi có nhiều ánh sáng. Trồng lưỡi hổ không nên cầu kỳ việc tưới nước, chỉ cần tưới một lần/tháng nếu vào mùa đông hoặc mùa mưa.
D. Lời kết
Lưỡi hổ thật là một sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang cần một loại cây cảnh trồng trong nhà vừa sống dai mà lại ít tốn công chăm sóc. Nếu không quá cầu kì về hình dáng, thì shop chắc chắn sự khỏe khoắn cùng sự xanh mơn mởn của em nó sẽ làm siêu lòng không ít bạn đó.