Đặt cây trong phòng ngủ theo 5 nguyên tắc bạn nên bỏ túi ngay để có được giấc ngủ trọn vẹn.
Được biết, nhiều người rất thích trồng cây trong nhà, nhất là trong phòng khách và phòng ngủ. Tuy nhiên, việc trồng cây trong phòng ngủ gặp nhiều bất lợi hơn so với những phòng khác vì:
- Ban đêm cây trồng trong phòng ngủ hấp thụ khí Oxy và thải ra Cacbonic làm không gian trong căn phòng ngột ngạt, ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ.
- Phòng ngủ thuộc tính âm, trầm, rất cần yên tĩnh, thư thái. Trong khi cây xanh lại sinh trưởng, phát triển, chuyển động, thuộc tính dương.
- Cây xanh có thể thu hút muỗi và côn trùng khác đến trú ngụ và làm tổ, rụng lá gây mất vệ sinh, biến thành nơi trú ngụ cho vi khuẩn, mầm bệnh tấn công con người.
Tuy nhiên nói thế không có nghĩa là không đặt được bất kì cây nào trong phòng ngủ cả. Vẫn có ngoại lệ nhé, chỉ cần bạn đảm bảo đầy đủ 5 nguyên tắc đặt cây trồng phòng ngủ dưới đây là ngon lành ngay.
A. 5 nguyên tắc cần ghi nhớ khi chọn đặt cây trong phòng ngủ
Nguyên tắc 1: Chọn cây có cơ chế sinh học ngược ( thực vật CAM ) tức thải ra Oxi
Thực vật CAM hay quang hợp CAM ( Crassulacean acid metabolism ) là một quá trình cố định Cacbon vô cùng phức tạp của một số loài thực vật. Nói một cách dễ hiểu thì những thực vật CAM có cơ chế sinh học ngược so với đại đa số loài thực vật. Do có cơ chế sinh học đặc biệt này nên thực vật CAM thường phát triển chậm hơn các cây khác. Tuy nhiên nói về độ dẻo dai thì là nhất rồi.
Cụ thể chúng đóng kín các khí khổng ( chuyên dùng để hấp thụ cacbon dioxit – CO2 ) vào ban ngày để ngăn cản quá trình thoát hơi nước. Các khí khổng sẽ được mở ra vào thời gian ban đêm khi thời tiết lạnh và ẩm hơn, cho phép chúng hấp thụ CO2 để sử dụng trong quá trình cố định cacbon. Quá trình này được bắt đầu khi hợp chất có 3-cacbon là photphoenolpyruvat được cacboxylat hóa thành oxaloaxetat và trải qua quá trình khử để tạo ra malat ( hợp chất 4-cacbon ). Thực vật CAM lưu trữ các hợp chất trung gian 4-cacbon này cùng các hợp chất hữu cơ đơn giản khác trong không bào của chúng. Vào ban ngày, muối malat dễ dàng bị thủy phân thành pyruvat và CO2, sau đó pyruvat được photphorylat hóa để tái sinh lại thành photphoenolpyruvat ( PEP ). Còn CO2 được enzym RuBisCO sử dụng trong chu trình Calvin-Benson ( chu trình C3 ) trong chất nền của lục lạp. Bằng cách này thực vật CAM sẽ làm giảm tốc độ thoát hơi nước trong quá trình trao đổi chất. Đó là lí do mà thực vật CAM có thể sống trong những môi trường khô hạn, hay ít nhất là các môi trường cực kì khô hạn ( như sa mạc ).
Vào ban đêm lạnh và ẩm hơn thì khí khổng sẽ được mở ra để “nhả” khí Oxi và hấp thụ cacbon dioxit giúp điều hòa giấc ngủ được trọn vẹn.
Một số gợi ý như: cây Lưỡi Hổ, cây Lan Chi (Dây Nhện), cây Nha Đam, cây Dứa Cảnh, cây Ngọc Bích, …
Nguyên tắc 2: Chọn cây đặt trong phòng ngủ phải có kích thước và hình dáng phù hợp
Phòng ngủ thường là nơi có không gian khép kín và diện tích vô cùng hạn chế. Ngoài giường ra, còn có thể còn có bàn trang điểm, ghế dài để đọc sách hoặc là tủ đựng quần áo. Do đó, cây trồng trong phòng ngủ nên là những cây có kích thước vừa phải, không phát triển quá nhanh và trồng trong chậu mini, nếu để bàn được thì càng tốt.
Tránh trồng cây có thân to, tán lá sum sê, tua tủa, ra nhiều hoa hay quả, dễ rụng lá. Đặc biệt, tuyệt đối không trồng những cây chứa độc tố, hoặc thân cành quá nhọn hoặc thân có gai. Chú ý tránh những cây bon sai, cây lá to làm vướng víu lối đi, cản trở việc di chuyển và che khuất tầm nhìn.
Nguyên tắc 3: Tìm hiểu kỹ cách chăm sóc cảu từng cây trồng
Phòng ngủ thường là nơi khép kín, ít gió và ít nắng nên việc trồng những cây vốn ưa bóng là rất khó. Do vậy cây trồng tỏng phong ngủ nên là những cây chịu bóng, càng dễ chăm sóc càng tốt, sống được dưới ánh đèn huỳnh quang, chịu hạn tốt, và không cần độ ẩm cao.
Trước khi chọn cây trồng ở phòng ngủ, bạn cần tìm hiểu kỹ về cách chăm sóc của cây đó. Việc chăm sóc cây thường xuyên sẽ giúp phát hiện bệnh của cây để xử lý kịp thời, ngăn chặn ẩm mốc và vi khuẩn phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe của người trồng.
Nói là cây ưa bóng thì không có nghĩa là cứ để trong bóng râm mãi. Mà mỗi một tuần bạn cần đem cây ra ngoài trời phơi nắng nhẹ cho cây phát triển tự nhiên. Nếu cây xuất hiện sâu bệnh hoặc nấm mốc thì dùng dụng cụ làm vườn bắt sạch, dùng nước vôi, oxy già hoặc nước muối lau rửa lá, cắt bỏ những lá đã héo khô để không làm mất mỹ quan.
Nếu xịt thuốc trừ sâu thì tuyệt đối không xịt thuốc trừ sâu trong phòng ngủ, có thể thay thế bằng thuốc xịt muỗi. Hoặc đem cây ra ngoài trời hẵng xịt, đợi bay hết thuốc thì lau sạch lá và mang lại vào phòng. Nếu tình trạng sâu bệnh vẫn còn, bạn nên bỏ cây đó không trồng nữa, và thay bằng cây khác. Tránh không để cây héo úa, đã chết trong phòng ngủ.
Nguyên tắc 4: Chọn đặt cây trong phòng ngủ thì cây phải có hương sắc dễ chịu
Phòng ngủ là nơi cần sự nhẹ nhàng, yên tĩnh, thư thái để có giấc ngủ sâu. Nếu trang trí bằng các cây có màu sắc sặc sỡ, mùi hương quá nồng có thể gây khó ngủ, thậm chí là mất ngủ. Nên nhớ trang trí cây xanh cần thể hiện được công dụng và đặc điểm của phòng ngủ, đó là sự mềm mại, thoải mái, dễ chịu và yên tĩnh. Vì vậy, khi chọn cây xanh bạn nên chọn những cây có thân lá dài, chọn những cây có nhiều lá làm chủ đạo. Nếu có hoa thì nên là hoa màu trắng hoặc tím.
Nguyên tắc 5: Đừng tạo một khu vườn mini trong phòng ngủ
Phòng ngủ là nơi dành để nghỉ ngơi thư giãn chứ không phải là khu vườn mini. Bởi không ai khuyến khích bạn tạo ra một khu vườn nhỏ xinh trong phòng ngủ cả. Chỉ nên áp dụng trồng tối đa 3 – 4 chậu nhỏ, tỉa cành lá thường xuyên để tránh cây mọc um tùm. Do vậy những chậu cây cảnh mini để bàn là lựa chọn tốt và hợp lý nhất.
B. Gợi ý đặt cây trong phòng ngủ với một số giống
1. Cây lô hội ( nha đam )
Cây nha đam hay cây Lô hội ( danh pháp khoa học là Aloe sp, thuộc họ Hành tỏi Liliaceae ) đang được rất nhiều người biết tới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Ngoài ra cây cũng được ứng dụng rất nhiều trong trang trí cảnh quan nhờ khả năng thanh lọc, loại bỏ những độc tố trong không khí và cung cấp Oxi vào ban đêm.
Về đặc điểm thực vật, nha đam là loài cây có thân hóa gỗ, ngắn, to thô. Lá không cuống, mọc thành vành sít nhau, dày mẫn, hình 3 cạnh nhìn rất đẹp. Mép dày, có răng cưa thô cứng sờ rất đau tay và thưa dài tầm 30 – 50cm, rộng 5 – 10cm, dày 1 – 2cm, ở phía cuống. Cây ít khi ra hoa. Cụm hoa dài chừng 1m, mọc thành chùm dài mang hoa màu vàng xanh lục nhạt lúc đầu mọc đứng, sau rủ xuống dài 3 – 4cm. Quả nang, hình trứng thuôn, lúc đầu xanh sau nâu và dai.
Từ xưa, nhiều mỹ nhân đã dùng cây lô hội để tạo nên những phương thuốc bất hủ giúp nắm giữ vẻ đẹp của tuổi xuân. Giờ đây, cây lô hội càng cho thấy vị thế độc tôn của mình trong cuộc sống đó là cải thiện giấc ngủ, nâng cao sức khỏe và tăng cường tuổi thọ.
Khi hàm lượng hóa chất độc hại trong căn nhà ở mức cao ( mùi nước hoa… ), thân cây sẽ xuất hiện nhiều đốm nâu giúp chủ nhân đoán biết được tình trạng tốt hay xấu trong không gian phòng để có biện pháp xử lí và cải thiện kịp thời.
Là một cây có quá trình quang hợp CAM nên tất nhiên lô hội không chỉ là vật trnag trí xinh cho phòng ngủ yêu quý của bạn thôi đâu và còn giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn vào ban đem nữa đấy.
Ngoài ra, lô hội có màu xanh nhạt – màu sắc được đánh giá cao trong phong thủy. Màu xanh lá mang tới cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng, gần gũi với thiên nhiên, tốt cho trí óc.
Chi tiết sản phẩm: Cây nha đam mỹ sẵn sàng trao tay khách.
2. Đặt cây trong phòng ngủ với cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ hay hổ vĩ mép lá vàng ( danh pháp khoa học hai phần Sansevieria trifasciata) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Măng tây Asparagaceae. Cây ưa bóng thích hợp với khí hậu ấm, kích thước nhỏ gọn và không đòi hỏi quá nhiều về kỹ thuật trồng và chăm sóc nên vô cùng thích hợp cho không gian phòng ngủ.
Về đặc điểm thực vật, cây Lưỡi Hổ là cây lâu năm, với thân rễ mọng nước dày từ 1,3 – 2,5 cm. Lá mọc từ rễ hướng đứng thẳng lên trời. Các phiến lá trông khá đơn giản, phẳng, dài khoảng 30 – 160 cm và rộng từ 2,5 – 8 cm. Lá cây thon dày dạng hình giáo hẹp, có màu xanh, viền vàng, sọc ngang màu trắng. Bề mặt lá trơn tru, không hề có sự xuất hiện của gân lá. Lưỡi Hổ có hoa nhỏ, mọc thành chùm có màu trắng ngà. Tuy nhiên rất hiếm thấy cây ra hoa. Đây còn là loài cây có sức sống vô cùng bền bỉ, chịu được nóng, khô hạn. Cũng như có thể sống trong điều kiện thiếu ánh sáng trong thời gian dài mà không hề có dấu hiệu bị ủ rũ.
Theo nghiên cứu của NASA, Lưỡi hổ là một trong 12 loại thực vật giúp cải thiện không khí trong không gian nhà ở. Cụ thể lưỡi hổ giúp loại bỏ độc tố phổ biến gây khó chịu như formaldehyde, trichloroethylenr và benzene trong không khí. Loài cây này được xem là một trong số những loài thực vật rất tốt cho việc cải thiện chất lượng oxy tinh khiết trong căn nhà của bạn. Giờ bạn có nên nghĩ mình nên để một cây lưỡi hổ trong phòng ngủ không nhỉ !!.
Chi tiết sản phẩm: Cây lưỡi hổ tại shop
3. Cỏ Lan chi ( Cây dây nhện )
Cây dây nhện hay cỏ lan chi ( danh pháp khoa học hai phần Chlorophytum laxum ) là một loài thực vật có hoa nằm trong họ Măng tây. Loài này được R.Br. mô tả khoa học đầu tiên năm 1810.
Cây cỏ lan chi là một loài cây thường xanh phát triển khá nhanh, mọc thành những bụi nhỏ, cao từ 30 – 40 cm có khi lên đến 60 cm. Thân rễ màu trắng nằm trong đất và các lá thì mọc lên trên đất. Lá màu xanh, mảnh thường ngả xuống phía dưới với các mép màu trắng ngà. Lá dài với đầu nhọn, mịn màng và sáng bóng, xếp thành hai dãy và không cuống, chiều dài lá dao động từ 10 – 40 cm chiều dài và rộng đến 1.5 cm. Cỏ lan chi rất hiếm khi ra hoa, hoa nhỏ hình ngôi sao khó thấy, có 6 cánh hoa trắng trên một cuống dài 10 – 20 cm gần như thẳng đứng.
Được biết cỏ lan chi được ví như chiếc máy lọc không khí tự nhiên, cây giúp loại bỏ khoảng 90% formaldehyde hóa có khả năng gây ung thư có trong không khí. Ngoài ra cây còn giúp loại bỏ tạp chất carbon monoxide và các chất ô nhiễm như benzen và xylen. Trông bé tý vậy thôi nhưng cũng ghê phết.
Vậy đặt cỏ lan chi trong phòng ngủ thì sao ? Hợp lí luôn ấy chứ. Cụ thể đặt cây dây nhện trong phòng ngủ sẽ giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn nhờ vào bầu không khí trong lành. Mua một chậu cây dây nhện không khó, và chỉ nên đặt từ 1 – 2 chậu cây dây nhện trong phòng để chúng giúp cung cấp thêm khí O2 và giúp thanh lọc không khí cho không gian phòng ngủ, biến phòng ngủ thành thiên đường ngay trong nhà hơn bao giờ hết.
4. Đặt cây trong phòng ngủ với cây hoa oải hương ( lavender )
Cây Oải hương ( danh pháp khoa học Lavandula angustifolia, tên tiếng Anh có thể là English lavender, common lavender, true lavender, narrow-leaved lavende) là một loại cây thuộc chi Oải hương ( Lavandula ), họ Hoa môi ( Lamiaceae ).
Cây oải hương là loại cây bụi thường niên có mùi thơm nồng, xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải. Tên chi của của cây Lavandula, xuất phát từ tiếng Latinh lavare, có nghĩa là rửa ( hay tắm ).
Về đặc điểm thực vật: Cây oải hương ( Lavender ) là loại cây bụi thường niên có mùi thơm nồng. Hoa oải hương có cuống hoa dài, màu xám và có góc cạnh, vỏ cây dẹt. Lá mọc đối, không có cuống và được phủ lên trên một lớp lông tơ mịn. Hoa oải hương có màu tím hoa cà, ống hoa được sắp xếp liên tục vòng quanh cuống hoa trông như cỏ may nhìn rất tinh tế. Thời kỳ ra hoa là từ tháng sáu đến tháng tám.
Được biết mùi hương của Oải hương có tính chất xua đuổi côn trùng và được sử dụng phổ biến trong trang trí vườn cảnh. Đặc biệt Oải hương còn được gói trong những túi thơm để chống những con nhậy (cắn quần áo) và tạo nên mùi thơm cho căn phòng, đặc biệt là quần áo lâu không dùng tới. Ngoài ra một số nghiên cứu còn chứng minh rằng hít mùi từ cây oải hương giúp giảm căng thẳng và dễ đi vào giấc ngủ sâu nữa. Do vậy tội gì mà không đặt một cây trong phòng nhỉ.
Chi tiết sản phẩm: Cây oải hương
5. Cây hoa nhài ta
Hoa nhài ta còn có tên gọi khác là nhài đơn, nhài kép, mạt lị ( danh pháp khoa học Jasminum sambac ). Thuộc họ Nhài Oleaceae.
Về đặc điểm thực vật, cây hoa nhài ta là một cây nhỏ. Nhiều cành nhỏ mọc xòa ra 4 hướng. Lá giống hình trái xoan gần nhọn ở đầu và ở phía cuống, dài khoảng 3 – 7cm, rộng 20 – 35mm. Cả hai mặt lá đều bóng và khe các gân phụ ở mặt phía dưới có lông nhỏ. Cụm hoa nhài ta mọc chủ yếu ở đầu cành. Hoa có màu trắng tinh khôi thuần khiết, mỗi chùm hoa thường từ 3 – 15 bông. Quả có hai ngăn, hình cầu với đường kính lớn nhất là 6mm màu đen, quanh có đài phủ lên.
Đại học Wheeling Jesuit đã tiến hành một nghiên cứu để chứng minh tác dụng của hoa nhài đối với giấc ngủ con người. Kết quả cho thấy thật bất ngờ, loài hoa này giúp giấc ngủ được sâu hơn, giảm lo lắng và tạo cảm giác thư thái khi thức dậy, mặc dù hoa nhài ta này không nở thường xuyên nhưng lại vô cùng dễ chăm sóc cùng mùi hương dịu nhẹ tuyệt vời. Vì vậy đừng ngần ngại mà hãy thử trồng một cây hoa nhài trong nhà hoặc cạnh cửa sổ phòng ngủ của bạn nhé.
6. Đặt cây trong phòng ngủ với dây thường xuân
Dây thường xuân, hay còn gọi là cây Vạn niên, (danh pháp khoa học Hedera helix) là một loài thực vật thuộc chi Dây thường xuân (Hedera), Họ Cuồng (Araliaceae). Cây có nguồn gốc được xác định ở châu Âu và Tây Á.
Dây thường xuân là loài cây leo, thường xanh, có khả năng sinh sống và lan trên bề mặt dốc cao tới 20-30 mét. Ở nhiều nơi, chúng được trồng phổ biến để phủ xanh hàng rào. Thường xuân không đòi hỏi nhiều ánh sáng và chăm sóc vô cùng dễ dàng nên rất thích hợp để làm cây cảnh trong phòng.
NASA cũng xếp cây thường xuân vào nhóm những loại “máy lọc khí” bậc nhất. Được chứng minh rằng dây thường xuân có khả năng hấp thụ formaldehyde hiệu quả nhất, một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến nhất, vốn được sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, xốp cách điện và nhựa gỗ. Các vật liệu này sẽ thải ra formaldehyde dần dần theo thời gian. Hít thở phải formaldehyde ở nồng độ cao có thể gây chảy nước mắt và đau đầu, nóng trong cổ họng, khó thở và ung thư. Dây thường xuân thật là một sự lựa chọn tuyệt vời cho không gian phòng ngủ đúng không bạn đọc !!
7. Cây dành dành
Dành dành còn có tên khác là chi tử, thuỷ hoàng chi, mác làng cương ( Tày )…( danh pháp khoa học Gardenia jasminoides Ellis ). Cây ra hoa vào khoảng tháng 3 – 5, và cho quả vào khoảng tháng 6 – 10. Dành dành vừa làm thuốc vừa được trồng làm cảnh.
Về đặc điểm, dành dành thuộc dạng cây bụi, cao từ 1 – 2m. Lá mọc đối hay mọc vòng ba cái một, nhẵn bóng. Lá kèm to bao quanh thân. Hoa to, trắng vàng rất thơm mọc riêng lẻ ở đầu cành. Quả dành dành hình trứng, có cạnh lồi, và đài tồn tại, chứa nhiều hạt. Thịt quả màu vàng.
Hoa đẹp, cùng hương thơm dễ chịu giúp thư giãn, giảu tỏa stress nên đây cũng là đối tượng được ưa thích đặt trong phòng ngủ của hội chị em. Khác với những cây kể trên, dành dành là loại cây ưa sáng, vì thế nếu trồng trong phòng ngủ bạn nên đặt chúng gần cửa sổ để đón khí vượng vòa mỗi buổi sớm mai nhé.
8. Đặt cây trong phòng ngủ với cây trầu bà vàng
Cây cuối cùng dùng để kết thúc bài viết ngày hôm nay. Làm đúng sẽ có thưởng. Hy vọng bạn sẽ có được những sự lựa chọn ưng ý nhất cho riêng mình.
Trầu bà vàng ( danh pháp khoa học Epipremnum aureum ) là một loài thực vật có hoa nằm trong họ Ráy (Araceae). Loài này được (Linden & André) G.S.Bunting miêu tả khoa học đầu tiên năm 1964.
Cây Trầu Bà có đặc điểm là cây thân thảo dạng leo, lá đơn, gốc lá hình tim, thuôn dài ở đỉnh, có loại lá thì phiến xanh toàn phần, nhưng có loại lá sẽ xuất hiện những đốm vàng rải rác trên phiến lá. Cụm hoa dạng mo, cuống ngắn, bò dài hoặc buông thõng xuống trên các chậu treo.
Loại cây này cũng nằm trong danh sách của NASA về khả năng làm sạch không khí cũng như đem lại cảm giác thư thái để có một giấc ngủ sâu cho chủ nhân của căn phòng. Chú ý đây là một loại cây thân leo, vì vậy việc để bình cây leo ở góc phòng hoặc treo những chậu cây trầu bà nhỏ gần cửa sổ sẽ làm cho căn phòng thêm sinh động và tự nhiên hơn rất nhiều. Đặc biệt, điều kiện sống của trầu bà vàng khá đơn giản nên rất phù hợp cho những người có lịch trình làm việc bận rộn.